Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:

1. Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tưong ứng với các hạng năng lực như sau:

a) Hạng I:

* Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng I phù hợp;

* Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

* Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

b) Hạng II:

* Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp;

* Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng;

* Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

c) Hạng III:

* Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp;

* Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

2. Phạm vi hoạt động:

a) Hạng I: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình cùng loại;

b) Hạng II: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại;

c) Hạng III: Được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại;

3. Tổ chức tham gia hoạt động kiểhi định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dung thực hiện kiếm định;

b) Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Luật LVN Group phân tích chi tiết hơn quy định pháp luật hiện nay về vấn đề trên:

 

1. Quy định về điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định công trình xây dựng

Căn cứ vào Điều 83 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng:

Tổ chức phải có đủ điều kiện năng lực khi tham gia hoạt động xây dựng các lĩnh vực sau đây:

– Khảo sát xây dựng.

– Lập thiết kế quy hoạch xây dựng.

– Thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng.

– Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng.

– Thi công xây dựng công trình.

– Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình.

– Kiểm định xây dựng.

– Quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Căn cứ Điều 97 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức kiểm định công trình xây dựng như sau:

*  Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng, kiểm định để xác định nguyên nhân sự công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực như sau:

– Hạng I:

+ Cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dưng hạng I phù hợp.

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm tra định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I trở lên hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

– Hàng II

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây sựng từ hạng II trở lên phù hợp.

+ Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

+ Đã thực hiện kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II trở lên hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

– Hàng III : 

+ Cá nhân chủ trì thực hiện kiểm định xây dựng phải đáp ứng điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng hạng III phù hợp.

– Cá nhân tham gia thực hiện kiểm định xây dựng phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù với công tác kiểm định xây dựng.

* Phạm vi hoạt động :

+ Hạng I : được thực hiện kiểm định xây dựng tất cả các cấp công trình cùng loại.

+ Hàng II: được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.

+ Hàng III : được thực hiện kiểm định xây dựng các công trình từ cấp III trở xuống cùng loại.

* Tổ chức tham gia hoạt động kiểm định chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, sản phẩm xây dựng phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Phải sử dụng phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng với các phép thử được cơ quan có thẩm quyền công nhận phù hợp với nội dụng thực hiện kiểm định.

– Cá nhân thực hiện kiểm định có chuyên môn phù hợp với công tác kiểm định xây dựng.

Như vậy, tổ chức kiểm định công trình xây dựng phải đáp ứng điều kiện năng lực theo quy định nêu trên.

 

2. Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bao gồm những gì ?

Căn cứ khoản 1 Điều 87 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng như sau:

– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ năng lực lần đầu, điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực :

+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ năng lực theo Mẫu số 04 Phụ lục IV của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

+ Quyết định thành lập tổ chức trong trường hợp có quyết định thành lập.

+ Quyết định công nhận phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng của tổ chức hoặc hợp đồng nguyên tắc về việc liên kết thực hiện công việc thí nghiệm phụ vụ khảo sát xây dựng với phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng được công nhận ( đối với tổ chức đề nghị cấp chứng chỉ năng lực khảo sát địa chất công trình ).

+ Chứng chỉ hành nghề kèm theo bản kê khai và tự xác định hạng chứng chỉ theo mẫu số 05 Phụ lục IV Nghị định 15/2021/NĐ-CP hoặc kê khai mã số chứng chỉ hành nghề trong trường hợp đã được cấp chứng chỉ hành nghề được cấp theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 của các chức danh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề; các văn bằng được đào tạo của cá nhân tham gia thực hiện công việc.

+ Chứng chỉ năng lực đã được cơ quan có thẩm quyền cấp trong trường hợp đề nghị điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực .

+ Hợp đồng và biên bản nghiệm thu công việc đã được thực hiện theo nội dung kê khai ( đối với tổ chức khảo sát xây dựng, lập thiết kế quy hoạch xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I, hạng II ).

Sau khi hoàn tất hồ sơ thì thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực:
– Cơ quan  chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I.

– Sở xây dựng, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được công nhận cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III.
 

3. Điều kiện hành nghề kiểm định xây dựng 

Cá nhân đảm nhận chức danh chủ trì kiểm định chất lượng, xác định nguyên nhân hư hỏng, thời hạn sử dụng của bộ phận công trình, công trình xây dựng; chủ trì kiểm định để xác định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
– Hạng I: đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng loại trở lên.

– Hạng II : đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dụng hạng II hoặc đã làm chủ trì kiểm định xây dựng của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng loại trở lên.

– Hạng III: đã có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng III hoặc đã tham gia kiểm định xây dựng ít nhất 01 công trình từ cấp III trở lên hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng loại trở lên.

Phạm vi hoạt động:

– Hạng I : Được làm chủ trì kiểm định xây dựng tất cả các công trình cùng loại.

– Hạng II : Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công trình từ cấp II trở xuống cùng loại.

– Hạng III : Được làm chủ trì kiểm định xây dựng công cấp III trở xuống cùng loại.

Mọi vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật.