Cơ sở pháp lý

– Luật tần số vô tuyến điện năm 2009

– Nghị định 88/2021/NĐ-CP

1. Băng tần số vô tuyến điện là gì?

Băng tần số vô tuyến điện (băng tần) là một dải tần số vô tuyến điện được giới hạn bằng hai tần số xác định.

2. Quyền sử dụng Băng tần nào được đấu giá?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 88/2021/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra quyết định đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện đối với băng tần có giá trị thương mại cao, có nhu cầu sử dụng vượt quá khả năng phân bổ xác định trong quy hoạch tần số vô tuyến điện, bao gồm:

a) Băng tần lần đầu được cấp giấy phép sử dụng băng tần;

b) Băng tần đã được cấp giấy phép sử dụng băng tần. Băng tần trong trường hợp này chỉ được thực hiện cấp giấy phép sử dụng băng tần thông qua đấu giá khi giấy phép sử dụng băng tần hết thời hạn, bao gồm cả thời gian gia hạn (nếu có) theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Tần số vô tuyến điện.

3. Tổ chức đấu giá quyền sử dụng băng tần

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 88/2021/NĐ-CP, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Phương án tổ chức đấu giá và tổ chức đấu giá.

Phương án tổ chức đấu giá gồm các nội dung sau:

a) Điều kiện tham gia đấu giá;

b) Thông tin về băng tần đấu giá và các khối băng tần đấu giá;

c) Giá khởi điểm, bước giá và tiền đặt trước; d) Hình thức, phương thức tổ chức đấu giá; đ) Xử lý tình huống đấu giá (nếu có);

e) Các nội dung khác có liên quan.

Phương án tổ chức đấu giá phải được thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông không muộn hơn 5 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt.

Trong trường hợp trúng đấu giá nhiều khối băng tần, doanh nghiệp được cấp phép các khối băng tần liền kề theo Quy chế cuộc đấu giá.

Xử lý tình huống đấu giá trong trường hợp chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá, một doanh nghiệp tham gia đấu giá, một doanh nghiệp trả giá

a) Trường hợp đấu giá lại các khối băng tần sau cuộc đấu giá không thành, tại cuộc đấu giá lại, khi đã hết thời hạn đăng ký tham gia đấu giá mà chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá hoặc có nhiều doanh nghiệp trả giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm thì khối băng tần được bán cho doanh nghiệp đó. Việc bán khối băng tần cho doanh nghiệp quy định tại khoản này phải được quy định tại Phương án tổ chức đấu giá do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt;

b) Việc đấu giá tài sản trong trường hợp quy định tại điểm a khoản này chỉ được tiến hành sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, các văn bản quy định chi tiết Luật đấu giá tài sản, quy định của Nghị định này và không có khiếu nại liên quan đến trình tự, thủ tục cho đến ngày tổ chức cuộc đấu giá;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc đấu giá quy định tại điểm a khoản này, tổ chức đấu giá tài sản hoặc Hội đồng đấu giá tài sản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông báo cáo về quá trình đấu giá và biên bản đấu giá. Biên bản đấu giá trong trường hợp này ngoài các nội dung theo quy định của pháp luật về đấu giá phải thể hiện quá trình đấu giá chỉ có một doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp đăng ký tham gia đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá hoặc có nhiều doanh nghiệp tham gia cuộc đấu giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá hoặc có nhiều doanh nghiệp trả giá nhưng chỉ có một doanh nghiệp trả giá cao nhất và trả giá ít nhất bằng giá khởi điểm.

4. Điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng băng tần

Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 88/2021/NĐ-CP:

Doanh nghiệp tham gia đấu giá phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Đủ điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông;

b) Đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu giá.

Trong đó:

Điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông bao gồm:

a) Điều kiện được xem xét cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng sử dụng băng tần được cấp thông qua đấu giá theo quy định của pháp luật về viễn thông;

b) Tuân thủ quy định của pháp luật về viễn thông đối với sở hu trong kinh doanh dịch vụ viễn thông, hình thức, điều kiện và tỷ lệ phần vốn góp củ a nhà đầu tư nước ngoài.

Yêu cầu của cuộc đấu giá bao gồm:

a) Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính trước đó với Nhà nước về viễn thông, tần số vô tuyến điện (nếu có);

b) Yêu cầu triển khai mạng viễn thông bao gồm một hoặc một số nội dung sau:

– Số lượng trạm phát sóng vô tuyến điện phải triển khai trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp giấy phép và cho đến hết thời hạn của giấy phép;

– Thời điểm chính thức cung cấp dịch vụ;

– Yêu cầu phủ sóng khi phát triển mạng viễn thông (cam kết theo từng năm đến hết thời hạn giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng đối với mật độ dân cư hoặc địa giới hành chính đến cấp xã);

– Yêu cầu tối thiểu về chất lượng dịch vụ viễn thông;

– Cam kết chuyển vùng dịch vụ viễn thông di động mặt đất gia các mạng tại các xã vùng sâu, vùng xa, xã nghèo, vùng được cung ứng dịch vụ viễn thông công ích và các tỉnh, thành phố theo tiêu chí do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.

5. Thẩm định đủ điều kiện tham gia đấu giá quyền sử dụng băng tần

Việc thẩm định đủ điều kiện tham gia đấu giá thực hiện theo quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2021/NĐ-CP. Theo đó:

– Doanh nghiệp phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị xét duyệt đủ điều kiện tham gia đấu giá trong thời hạn 55 ngày kể từ ngày Bộ Thông tin và Truyền thông thông báo công khai Phương án tổ chức đấu giá tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông).

Nộp hồ sơ theo một trong các hình thức: Nộp trực tiếp, nộp qua đường bưu chính, nộp trực tuyến qua Cổng dịch vụ công quốc gia.

Trường hợp doanh nghiệp nộp hồ sơ không đúng thời hạn, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có văn bản thông báo không tiếp nhận, xử lý hồ sơ.

(i) Đối với doanh nghiệp đã được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần do thay đổi nhu cầu sử dụng tài nguyên viễn thông đã được cấp phép bao gồm:

Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật về viễn thông;

Báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kể từ ngày được cấp giấy phép đến ngày nộp hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép theo quy định của pháp luật về viễn thông;

Kế hoạch kinh doanh và kế hoạch kỹ thuật sửa đổi, bổ sung phù hợp với tài nguyên viễn thông thay đổi theo quy định của pháp luật về viễn thông.

b) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định này.

(ii) Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp (i), hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng, giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng băng tần theo quy định của pháp luật về viễn thông;

b) Bản cam kết triển khai mạng viễn thông sau khi trúng đấu giá.

Thời hạn và quy trình xử lý hồ sơ

– Trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) có văn bản thông báo cho doanh nghiệp biết về hồ sơ không hợp lệ. Trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày nhận được văn bản thông báo, doanh nghiệp phải hoàn thiện và nộp lại hồ sơ hợp lệ theo quy định;

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông xem xét cấp giấy xác nhận doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia đấu giá theo Mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

– Trường hợp hồ sơ không đáp ứng điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản thông báo từ chối cấp giấy xác nhận, nêu rõ lý do.

6. Hồ sơ tham gia đấu giá quyền sử dụng băng tần

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 88/2021/NĐ-CP, Hồ sơ tham gia đấu giá bao gồm nh ng nội dung chính sau đây:

– Đơn đăng ký tham gia đấu giá.

– Số lượng khối băng tần hoặc độ rộng khối băng tần đăng ký mua.

– Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu giấy xác nhận đủ điều kiện tham gia đấu giá.

rong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được biên bản đấu giá, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định phê duyệt kết quả đấu giá và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Quyết định phê duyệt kết quả đấu giá bao gồm các thông tin về doanh nghiệp trúng đấu giá, khối băng tần trúng đấu giá, thời hạn được phép sử dụng, số tiền trúng đấu giá và thông tin yêu cầu doanh nghiệp nộp đầy đủ, đúng hạn tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện để được cấp giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Sau tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp nộp tiền cấp quyền sử dụng tần số vô tuyến điện và tiền bảo đảm thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp được cấp giấy phép sử dụng băng tần, giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về nội dung “Điều kiện, thủ tục tham gia đấu giá băng tần số vô tuyến điện có giá trị thương mại cao”. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group