1. Điều kiện và thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Trả lời:
Căn cứ vào Điều 79 và Điều 80 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện vào bảo hộ chỉ dẫn địa lý và các trường hợp không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý như sau:
Điều 79. Điều kiện chung đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý;
2. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Điều 80. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:
1. Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;
2. Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;
3. Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;
4. Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.
Nếu sản phẩm của bạn đáp ứng đủ các điều kiện về nguồn gốc địa lý, danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính theo quy định của pháp luật và sản phẩm của bạn không thuộc các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý thì bạn hoàn toàn có quyền đăng ký bảo hộ loại hình này cho sản phẩm của mình.
Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Căn cứ vào Khoản 7 Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về hiệu lực về văn bằng bảo hộ như sau:
7. Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Theo quy định chỉ dẫn địa lý là đối tượng được bảo hộ vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến, gọi ngay tới số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
2. Ai là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Những cơ quan sau đây có quyền sở hữu chỉ dẫn địa lý:
+ Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố nơi có khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý được công nhận thuộc phạm vi một tỉnh.
+ Uỷ ban Nhan dân một tỉnh, được Uỷ ban nhân dân tỉnh khác uỷ quyền khi khu vực địa lý được công nhận thuộc nhiều địa phương.
Cơ quan, tổ chức được Uỷ ban nhân dân tỉnh uỷ quyền quản lý chỉ dẫn địa lý với điều kiện cơ quan, tổ chức này đại diện cho quyền lợi của tất cả tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (Điều 121.4 Luật SHTT, Điều 18.1 Nghị định 103/2006/NĐ-CP).
Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.
3. Thế nào là chỉ dẫn địa lý ?
Trả lời:
Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh hổ hay quốc gia cụ thể, Ví dụ: nước mắn Phú Quốc…
Chỉ dẫn địa lý phải đảm bảo diều kiện sau thì được bảo hộ:
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng.
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do diều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định (Điều 79 Luật SHTT).
Trân trọng./.
4. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Yên Tử cho sản phẩm hoa mai vàng
Địa hình núi Yên Tử quan sát ở chùa Đồng
Yên Tử là tên một ngọn núi nằm trong dãy núi Đông Triều, là đỉnh cao nhất trong các ngọn núi ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Nơi đây là vùng đất tâm linh, là “cái nôi” hình thành nên thiền phái Trúc Lâm. Trên chốn non thiêng Yên Tử lạnh giá này, ở độ cao đến 1.000 mét so với mực nước biển, cây mai được phát hiện như một khám phá đầy bí ẩn. Truyền thuyết kể rằng, khi Đức Phật Trần Nhân Tông rời kinh kỳ về đây, Ngài đã cùng các đệ tử trồng những cây mai đầu tiên. Đến nay, ở Yên Tử đã có những cây mai hơn 700 tuổi, được gọi với cái tên đầy trân trọng: Đại lão mai vàng Yên Tử.
Mai vàng Yên Tử thuộc loài Ochana Intergérrima (Lour.) Merr., chi mai, họ lão mai. Thân cây màu xám, có nhiều đốm trắng mờ, vỏ thân nhẵn, không sần sùi, ít vết nứt, hốc lõm và không có u bướu. Cành cây mọc cách, chi dăm mọc dày. Lá non có màu xanh nõn, hình bầu dục, thuôn dài, mép có răng cưa và gân mờ. Lá trưởng thành có phiến lá hình bầu dục, kích thước lớn, dài, dày, màu xanh lá cây đậm. Mép có răng cưa, gân nổi rõ. Mầm hoa ngắn hơn mầm lá, tròn và nhọn đầu, gần giống với hình thoi. Mầm hoa khi chưa bung có vỏ lụa màu nâu vàng, mọc ở nách lá. Nụ hoa có màu xanh lá cây đậm, hình bầu dục, bóng. Hoa có 5 cánh, màu vàng chanh tươi, cánh hoa hình rẻ quạt, mỏng. Viền cánh hoa lượn sóng và xếp thưa, tách rời nhau. Mai vàng Yên Tử có mùi thơm dịu, không hắc. Đài hoa có màu xanh cốm, có 5 lá đài hình bầu dục, thon dài. Sau khi hoa rụng hết, các đài hoa chuyển từ màu xanh sang màu đỏ. Nhị hoa có màu vàng chanh, phần đầu chỉ nhị màu vàng đất. Số lượng nhị không đều giữa các hoa. Nhụy hoa màu xanh non, hình ống. Quả mai vàng Yên Tử bao gồm 7-10 quả đơn, được sắp xếp thành một vòng tròn trên đế quả. Các quả đơn không có cuống, xếp quanh đế hoa, khi chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đen, vỏ quả bóng, căng và mọng. Quả đơn có hình bầu dục, một đầu to, một đầu nhỏ. Mỗi quả đơn có một hạt. Hạt có vỏ nhăn nheo.
Vẻ đẹp và giá trị của mai vàng Yên Tử là sự hội tụ tinh hoa của vùng đất linh thiêng, nơi có đầy đủ “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” để làm nên sự đặc biệt của sản phẩm này. Khu vực địa lý bao gồm xã Thượng Yên Công, phường Phương Đông, phường Vàng Danh, phường Bắc Sơn, phường Quang Trung, phường Thanh Sơn thuộc thành phố Uông Bí; xã Tràng Lương, xã Bình Khê thuộc huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Khu vực địa lý có địa hình từ núi đá đến các khu vực đất đồi ven núi, độ cao 300-800m so với mực nước biển, độ dốc trên 150, là địa hình thích hợp cho sự phát triển của cây mai. Khí hậu của khu vực địa lý rất đặc trưng nhờ sự kết hợp giữa khí hậu miền núi cao và khí hậu của miền duyên hải, nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và hanh khô kéo dài vào mùa đông, với nhiệt độ trung bình năm là 23-240C, nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 đến tháng 2) trung bình 150C. Từ tháng 12 đến tháng 03 dương lịch (thời kỳ cây rụng lá, ra mầm, ra nụ và nở hoa): biên độ nhiệt ngày đêm cao (15-200C). Tổng số giờ nắng trung bình từ 1.100 giờ/năm – 1.600 giờ/năm. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1600-1800mm. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9 (chiếm 85-87% tổng lượng mưa cả năm). Các tháng còn lại lượng mưa rất thấp. Khu vực địa lý có hai hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam thổi vào mùa hè và gió Đông Bắc thổi vào mùa đông. Tốc độ gió ổn định, trung bình 1-2m/s, không có biến động lớn qua các năm. Gió ôn hòa, khu vực ít chịu ảnh hưởng của gió bão. Độ ẩm không khí trung bình năm là 80 – 82%. Từ tháng 11, 12 đến tháng 3, tháng 4 (thời kỳ cây rụng lá, ra nụ và nở hoa), khu vực địa lý có sương mù che phủ, độ ẩm trung bình thấp do lượng mưa ít và lượng bốc hơi cao. Khu vực địa lý cũng là nơi có nhiều đầu nguồn của các hệ suối chính như hệ suối Vàng Tân, Giải Oan, Bãi Dâu, suối Tắm. Chiều dài các suối từ 6-8km trong điều kiện địa hình cao, dốc, chia cắt mạnh. Lưu lượng nước và cường độ dòng chảy lớn, nguồn nước dồi dào. Đất ở khu vực địa lý có hàm lượng mùn trên mặt cao, đạm tổng số của tầng mặt đạt mức trung bình đến giàu, lân tổng số đạt mức trung bình tới giàu, Kali tổng số đạt mức trung bình đến khá, Kali dễ tiêu đạt mức trung bình đến giàu.
Ngoài các yếu tố tự nhiên thì các bí quyết trong việc nhân giống, chăm sóc cây cùng với thái độ nâng niu trân trọng sản phẩm của người dân tại khu vực địa lý đã tạo nên giá trị đặc biệt của mai vàng Yên Tử.
Nguồn Phòng Chỉ dẫn địa lý Cục Sở Hữu Trí Tuệ
5. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý Bảo Lâm cho sản phẩm hồng không hạt
Hồng không hạt Bảo Lâm là tên gọi một giống hồng không hạt gắn liền với 3 xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cách gọi hồng không hạt nói tới đặc điểm loại quả này là không có hạt do nhân của hạt bị thoái hóa, trong như thạch. Cây hồng không hạt Bảo Lâm là giống cây trồng bản địa. Theo lời kể của những vị Già Làng trong vùng, lịch sử của những cây hồng không hạt đã có trên 100 năm. Danh tiếng của hồng không hạt Bảo Lâm được lưu truyền cho đến ngày nay gắn với những tính chất đặc thù và hương vị thơm ngon của loại quả này.
Có thể nhận biết được hồng không hạt Bảo Lâm so với các loại hồng ở các địa phương khác với các đặc điểm đặc trưng như: quả thuôn dài, có từ 4- 6 rãnh dọc kéo dài từ cuống đến giữa quả. Quả không có hạt, tai quả nhỏ, có 4 tai. Vỏ quả dày, nhẵn nhưng kém bóng, có màu vàng đỏ hoặc màu đất có ánh xanh lục. Thịt quả màu đỏ vàng da cam đến vàng đậm, mịn và có rất ít đốm đen, có hạt cát đường. Hồng không hạt Bảo Lâm khi ăn có vị giòn, thơm, ngọt đậm, mặt cắt ngang của quả có hình hoa thị 8-12 cánh đều nhau, màu hơi đỏ tương phản với màu thịt quả. Trọng lượng quả từ 15-16 quả/kg.
Hồng không hạt Bảo Lâm đăng ký chỉ dẫn địa lý
Hồng không hạt Bảo Lâm có các chỉ tiêu chất lượng đặc thù như: độ Brix trung bình 18,64%, đường tổng số trung bình 14,60%, đường khử trung bình 13,43%, chất khô trung bình 24,53%, hàm lượng Tanin trung bình 0,74%, hàm lượng Caroten trung bình là 428,7mg/100mg, hàm lượng Axit tổng số trung bình là 0,14%, hàm lượng Vitamin C trung bình là 5,67 mg/100g.
Quả hồng không hạt Bảo Lâm có được các chất lượng đặc thù như trên là nhờ phát triển ở khu vực địa lý có các điều kiện rất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng. Khu vực địa lý bao gồm các xã Bảo Lâm, Thanh Lòa và Thạch Đạn thuộc huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là nơi có nhiệt độ trung bình năm 21,2oC, tổng tích ôn 7.738ºC, nhiệt độ trong thời gian hồng ngủ Đông (tháng 12, tháng 1, tháng 2) là 13,3-14,8ºC, biên độ nhiệt độ ngày đêm vào thời kỳ quả chín (tháng 9) là 8 – 8,9oC. Lượng mưa trung bình năm là 1392mm. Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Vào các tháng của giai đoạn quả chín khu vực địa lý có độ ẩm thấp (75 – 81%). Các đặc điểm về khí hậu nói trên là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của quả hồng không hạt Bảo Lâm. Đăng ký chỉ dẫn địa lý
Một yếu tố nữa cũng có tính chất quyết định đến chất lượng của quả hồng Bảo Lâm đó là tính chất của đất ở khu vực địa lý với hai loại đất chính là đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất và đất vàng đỏ trên macma axit với các chỉ tiêu chất lượng của đất như: độ chua tầng mặt trung bình từ 4,0-4,5, hàm lượng chất hữu cơ (OM%) tầng mặt trung bình 1,53%, hàm lượng đạm tổng số tầng mặt trung bình 0,12%, hàm lượng lân tổng số trung bình 0,13%, hàm lượng lân dễ tiêu tầng mặt trung bình 5,35mg/100g đất, hàm lượng kali tổng số tầng mặt trung bình 1,11%, hàm lượng kali dễ tiêu tầng mặt trung bình 5,12mg/100g đất, khả năng trao đổi cation của đất tầng mặt trung bình 15,96meq/100g, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình.
Ngoài ra, các bí quyết có từ hàng trăm năm của người dân địa phương ở khu vực địa lý trong việc canh tác cây hồng kết hợp với quy trình kỹ thuật hiện đại được áp dụng đã góp phần giúp cho chất lượng cũng như năng suất của quả hồng không hạt Bảo Lâm ngày càng ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong việc tiêu thụ loại quả đặc sản này đặc biệt là trong dịp Tết Trung Thu.
Nguồn: Phòng Chỉ dẫn địa lý – Cục SHTT