1. Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là gì?

Xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật là việc áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn hoặc diệt trừ triệt để đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.

Việc xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải do tổ chức có Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật thực hiện.

Hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bao gồm:

a) Xông hơi khử trùng;

b) Xử lý nhiệt;

c) Xử lý hơi nước nóng;

d) Chiếu xạ;

đ) Các hoạt động kỹ thuật khác.

2. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Tổ chức được cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có đủ các điều kiện sau đây:

Điều kiện về cơ sở vật chất – kỹ thuật bao gồm:

a) Có địa điểm xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, nhà xưởng, kho chứa trang thiết bị, phương tiện phù hợp với quy mô hành nghề;

b) Có đầy đủ trang thiết bị và quy trình kỹ thuật;

c) Có đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Điều kiện về nhân lực bao gồm:

a) Người trực tiếp quản lý, điều hành của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có trình độ chuyên môn phù hợp từ đại học trở lên; bảo đảm sức khỏe theo quy định;

b) Người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được tập huấn, được cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề và cấp thẻ hành nghề; bảo đảm sức khỏe theo quy định.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Căn cứ quy định tại Điều 38 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật và hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT trình tự, thủ tục và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:

Hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị xử lý đối với từng biện pháp, loại hình và quy mô đăng ký theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

d) Bản chính Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp quản lý điều hành do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; Bản sao chụp giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể.

đ) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể đã được cấp Thẻ hành nghề;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

g) Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Bước 1: Tổ chức đăng ký cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ cho Cục Bảo vệ thực vật.

Bước 2: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật thẩm định hồ sơ và thông báo bằng văn bản kết quả thẩm định cho tổ chức đăng ký.

Bước 3: Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế điều kiện hành nghề của tổ chức đăng ký và cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nội dung kiểm tra thực tế

a) Kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật;

b) Kiểm tra thực hành xử lý vật thể kiểm dịch thực vật theo các nội dung và quy trình mà tổ chức hành nghề đã đăng ký.

4. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 05/2015/TT-BNNPTNT, Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật như sau:

Giấy chứng nhận hành nghề được cấp lại trong các trường hợp sau đây:

a) Bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề;

b) Có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề;

c) Hết hạn.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận:

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề trong trường hợp bị mất, sai sót, hư hỏng hoặc thay đổi thông tin liên quan đến tên của tổ chức hành nghề gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản chính Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được cấp (trừ trường hợp bị mất);

c) Bản sao giấy tờ chứng minh việc thay đổi tên của tổ chức hành nghề (đối với trường hợp thay đổi tên).

Căn cứ hồ sơ, Cục Bảo vệ thực vật cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ;

Hồ sơ đề nghị cấp lại đối với các trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ, phạm vi, quy mô hành nghề; Hết hạn gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp mang theo bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp có thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

c) Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp của người trực tiếp quản lý, điều hành và những người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

d) Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề tại thời điểm đề nghị;

đ) Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị hành nghề tại thời điểm đề nghị;

e) Bản sao chụp các giấy tờ quy định tại điểm d, đ Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này.

Trình tự thủ tục thực hiện như trường hợp cấp mới.

Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có giá trị trong thời hạn 05 năm.

Trước 03 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật hết hạn, tổ chức hành nghề phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận trong trường hợp có nhu cầu tiếp tục hành nghề.

5. Thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Theo quy định tại Điều 41 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Bị tẩy xóa, sửa chữa nội dung;

b) Tổ chức hành nghề vi phạm pháp luật mà bị xử phạt vi phạm hành chính từ 03 lần trong một năm hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính 03 lần liên tiếp về một hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

c) Tổ chức hành nghề có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

6. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có quyền sau đây:

a) Ký kết và thực hiện hợp đồng với chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật;

b) Cấp chứng nhận đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã được xử lý;

c) Đề xuất biện pháp kỹ thuật để xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật;

d) Khiếu nại kết luận và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Tổ chức hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật có nghĩa vụ sau đây:

a) Chỉ được phép hành nghề khi được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và duy trì các điều kiện quy định tại Điều 37 của Luật này trong quá trình hoạt động;

b) Chỉ được thực hiện dịch vụ xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đúng quy định trong Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

c) Thực hiện việc xử lý theo chỉ định và chịu sự giám sát của cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp phải xử lý vật thể bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát, sinh vật gây hại lạ;

d) Bảo đảm không làm ảnh hưởng đến chất lượng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được xử lý và sức khỏe cộng đồng;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

e) Chấp hành quy định của pháp luật về hợp đồng, pháp luật về lao động và các nghĩa vụ khác;

g) Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình hoạt động xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật với cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

7. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

>>> PHỤ LỤC II Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Bản sao chụp Giấy khám sức khỏe của người trực tiếp thực hiện xử lý vật thể

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường;

€ Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

8. Mẫu đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật

>>> PHỤ LỤC III Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN HÀNH NGHỀ XỬ LÝ VẬT THỂ THUỘC DIỆN KIỂM DỊCH THỰC VẬT

Kính gửi: …………………………………………………………………..

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Đề nghị quý cơ quan cấp lại Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật cho chúng tôi:

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………………………………………….

Biện pháp xử lý:

€ Xông hơi khử trùng (ghi rõ loại hình xuất nhập khẩu hoặc bảo quản nội địa)

€ Hơi nước nóng

€ Chiếu xạ

€ Nhiệt nóng

€ Biện pháp khác ……………………………………………………………………………………………..

Phạm vi và quy mô: …………………………………………………………………………………………

Hồ sơ kèm theo:

€ Bản thuyết minh về quy trình kỹ thuật, phương tiện, danh mục trang thiết bị;

€ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có bản chính để đối chiếu Bằng tốt nghiệp trình độ từ đại học trở lên của người trực tiếp quản lý điều hành (trong trường hợp thay đổi người trực tiếp quản lý, điều hành);

€ Giấy khám sức khỏe theo quy định của người trực tiếp quản lý điều hành;

€ Danh sách người trực tiếp thực hiện xử lý đã được cấp Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật và Giấy khám sức khỏe của những người này;

€ Bản sao chụp các giấy tờ liên quan về phòng cháy chữa cháy và môi trường của lần kiểm tra gần nhất;

 

Vào sổ số: ………… ngày ___/ ___/ ____
Cán bộ nhận đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

, ngày ….. tháng ….. năm ……….
Giám đốc
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group