1. Tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Điều 3 Luật khoa học và công nghệ năm 2013 giải thích như sau:

Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy.

Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm.

Tổ chức khoa học và công nghệ là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

2. Chia tổ chức khoa học và công nghệ

2.1. Chia tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Tổ chức khoa học và công nghệ có thể được chia thành một số tổ chức khoa học và công nghệ. Tổ chức khoa học và công nghệ bị chia chấm dứt hoạt động và xóa tên trong sổ đăng ký sau khi tổ chức khoa học và công nghệ mới được thành lập và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.

2.2. Thủ tục chia tổ chức khoa học và công nghệ

Điều  14 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định về thủ tục chia tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

Tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ bị chia thông qua quyết định chia tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định chia tổ chức khoa học và công nghệ phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ bị chia; tên các tổ chức khoa học và công nghệ sẽ thành lập; nguyên tắc và thủ tục chia tài sản tổ chức khoa học và công nghệ; phương án sử dụng lao động; thời hạn và thủ tục chuyển đổi phần vốn góp của tổ chức khoa học và công nghệ bị chia sang các tổ chức khoa học và công nghệ mới thành lập; nguyên tắc giải quyết các nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ bị chia; thời hạn thực hiện chia tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định chia tổ chức khoa học và công nghệ phải được gửi đến tất cả các chủ nợ (nếu có) và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Tổ chức khoa học và công nghệ bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các tổ chức khoa học và công nghệ mới được đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Các tổ chức khoa học và công nghệ mới phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán (nếu có), hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức khoa học và công nghệ bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ (nếu có), khách hàng và người lao động để một trong số các tổ chức khoa học và công nghệ đó thực hiện các nghĩa vụ này.

Các tổ chức khoa học và công nghệ mới được hình thành sau khi chia phải đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục về thành lập tổ chức khoa học và công nghệ và tiến hành đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ phải kèm theo quyết định chia tổ chức khoa học và công nghệ.

3. Tách tổ chức khoa học và công nghệ

3.1. Tách tổ chức khoa học và công nghệ là gì?

Tổ chức khoa học và công nghệ có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của tổ chức khoa học và công nghệ hiện có để thành lập một hoặc một số tổ chức khoa học và công nghệ mới; chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của tổ chức khoa học và công nghệ bị tách sang tổ chức khoa học và công nghệ được tách mà không chấm dứt tồn tại của tổ chức khoa học và công nghệ bị tách.

3.2. Thủ tục tách tổ chức khoa học và công nghệ

Điều 15 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định thủ tục tách tổ chức khoa học và công nghệ như sau:

Tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ bị tách thông qua quyết định tách tổ chức khoa học và công nghệ theo quy định của Nghị định này và Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định tách tổ chức khoa học và công nghệ phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ bị tách; tên tổ chức khoa học và công nghệ được tách sẽ thành lập; phương án sử dụng lao động; giá trị tài sản, các quyền và nghĩa vụ được chuyển từ tổ chức khoa học và công nghệ bị tách sang tổ chức khoa học và công nghệ được tách; thời hạn thực hiện tách tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định tách tổ chức khoa học và công nghệ phải được gửi đến tất cả các chủ nợ (nếu có) và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực.

Tổ chức khoa học và công nghệ bị tách và tổ chức khoa học và công nghệ được tách phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán (nếu có), hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức khoa học và công nghệ bị tách, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tổ chức khoa học và công nghệ mới được hình thành sau khi tách phải đáp ứng các điều kiện, trình tự, thủ tục về thành lập tổ chức khoa học và công nghệ và tiến hành đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Nghị định này. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ phải kèm theo quyết định tách tổ chức khoa học và công nghệ.

4. Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ

4.1. Điều kiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ

Giải thể tổ chức khoa học và công nghệ là việc chấm dứt hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

Điều 16 Nghị định 08/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp giải thể tổ chức khoa học và công nghệ. Việc giải thể tổ chức khoa học và công nghệ được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

– Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Tổ chức khoa học và công nghệ chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

4.2. Điều kiện và yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN, Tổ chức khoa học và công nghệ công lập bị giải thể khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:

– Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ mà không có quyết định gia hạn;

– Theo quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;

– Bị hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệb) Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Không đáp ứng được một trong các điều kiện thành lập tổ chức khoa học và công nghệ công lập quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2021/TT-BKHCN

– Ba năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền; hoặc bị đánh giá hoạt động không hiệu quả trong 3 năm liên tiếp tại báo cáo đánh do tổ chức đánh giá độc lập thực hiện đánh giá theo quy định tại Điều 18 Luật Khoa học và công nghệ và Thông tư số 18/2019/TT-BKHCN ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đánh giá hoạt động và chất lượng dịch vụ của tổ chức sự nghiệp công lập trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Yêu cầu khi thực hiện giải thể tổ chức khoa học và công nghệ công lập: tổ chức chỉ thực hiện giải thể sau khi phương án bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4.3. Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ

Trình tự, thủ tục giải thể tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Nghị định 08/2014/NĐ-CP. Cụ thể:

– Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thành lập tổ chức khoa học và công nghệ quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định giải thể phải có các nội dung chủ yếu: tên, địa chỉ trụ sở chính của tổ chức khoa học và công nghệ; lý do giải thể; thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ (nếu có); thời hạn thanh toán nợ, thanh lý hợp đồng không được vượt quá 06 (sáu) tháng, kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực; phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng; họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ; tổ chức, cá nhân thành lập tổ chức khoa học và công nghệ tổ chức thanh lý tài sản tổ chức khoa học và công nghệ, trừ trường hợp Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành, quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được gửi đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ, các chủ nợ (nếu có), người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích liên quan, người lao động trong tổ chức khoa học và công nghệ và phải được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức khoa học và công nghệ.

Quyết định giải thể được gửi cho các chủ nợ kèm theo thông báo về phương án giải quyết nợ (nếu có). Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.

Quyết định giải thể tổ chức khoa học và công nghệ phải được đăng ít nhất trên một tờ báo in ở địa phương nơi đặt trụ sở chính trong 03 (ba) số liên tiếp hoặc trang tin điện tử của Bộ, ngành hoặc tỉnh nơi đặt trụ sở chính.

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của tổ chức khoa học và công nghệ, người đại diện theo pháp luật của tổ chức khoa học và công nghệ phải gửi thông báo về việc hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại Điểm b Khoản này và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ đến cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ xóa tên tổ chức khoa học và công nghệ trong sổ đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group