1. An toàn bức xạ là gì?

Bức xạ là chùm hạt hoặc sóng điện từ có khả năng ion hóa vật chất.

An toàn bức xạ là việc thực hiện các biện pháp chống lại tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả của chiếu xạ đối với con người, môi trường.

2. Đào tạo an toàn bức xạ là gì?

Đào tạo an toàn bức xạ là hoạt động nhằm cung cấp kiến thức và kỹ năng phòng chống những tác hại của bức xạ, ngăn ngừa sự cố hoặc giảm thiểu hậu quả từ bức xạ đến con người và môi trường.

3. Điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ

Tại Điều 7 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN quy định, điều kiện để cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là chứng chỉ hành nghề) thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Năng lượng nguyên tử, cụ thể như sau:

a) Có đủ năng lực hành vi dân sự;

b) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên về chuyên ngành vật lý hạt nhân, công nghệ hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, hóa phóng xạ và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo nội dung về kỹ thuật;

c) Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên chuyên ngành luật, công nghệ hạt nhân, kỹ thuật hạt nhân, hóa phóng xạ và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm làm việc trong cơ quan quản lý nhà nước về an toàn bức xạ và hạt nhân trong trường hợp đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo nội dung về pháp luật;

d) Có kinh nghiệm tham gia giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

4. Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề đào tạo an toàn bức xạ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 34/2014/TT-BKHCN, Việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện như sau:

a) Cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

b) Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các nội dung sau:

– Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 4 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

– Lý lịch cá nhân theo Mẫu số 7 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

– Xác nhận về quá trình công tác của các cơ quan, tổ chức đã từng làm việc;

– Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực hợp pháp văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

– 03 ảnh chân dung có kích thước 3 cm x 4 cm;

c) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp hoặc không cấp chứng chỉ hành nghề; trường hợp không cấp chứng chỉ hành nghề thì trong thời hạn nêu trên phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Chứng chỉ hành nghề được lập theo Mẫu số 9 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Việc cấp lại chứng chỉ hành nghề được thực hiện theo quy định như sau:

a) Cá nhân được đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề khi bị rách, nát, mất;

b) Hồ sơ đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề gồm các nội dung sau:

– Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề theo Mẫu số 5 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

– Bản gốc chứng chỉ hành nghề khi đề nghị cấp lại do bị rách, nát;

– Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất chứng chỉ hành nghề và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất chứng chỉ hành nghề khi đề nghị cấp lại giấy phép do bị mất;

c) Cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề nộp hồ sơ trực tiếp tại Cục An toàn bức xạ và hạt nhân hoặc gửi qua bưu điện và nộp lệ phí cấp chứng chỉ theo quy định tại Thông tư số 76/2010/TT-BTC ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;

d) Cục An toàn bức xạ và hạt nhân trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải xem xét cấp lại chứng chỉ hành nghề.

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền thu hồi chứng chỉ hành nghề đã cấp trong các trường hợp sau:

a) Phát hiện có hành vi gian dối trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;

b) Theo đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi cá nhân được cấp chứng chỉ hành nghề có hành vi vi phạm pháp luật.

5. Điều kiện thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ

Điều 8 Thông tư 34/2014/ TT-BKHCN, Điều kiện thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ đó là:

– Tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải được Cục An toàn bức xạ và hạt nhân cấp giấy đăng ký.

– Cá nhân tham gia giảng dạy tại các khóa đào tạo an toàn bức xạ (sau đây gọi tắt là khóa đào tạo) phải có chứng chỉ hành nghề.

– Khi tổ chức khóa đào tạo, tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải thực hiện các quy định sau:

a) Ban hành quyết định tổ chức khóa đào tạo, ghi rõ tên khóa đào tạo, nơi tổ chức, thời gian tổ chức, danh sách giảng viên và gửi thông báo kế hoạch tổ chức khóa đào tạo về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân tối thiểu 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu khóa đào tạo;

b) Thực hiện chương trình đào tạo theo đúng các yêu cầu về nội dung và thời gian đào tạo quy định tại Điều 5 Thông tư này; sử dụng giảng viên có chứng chỉ hành nghề để tham gia giảng dạy, trong đó có ít nhất 01 giảng viên của tổ chức đề nghị cấp giấy đăng ký;

c) Phối hợp với Cục An toàn bức xạ và hạt nhân kiểm tra, giám sát khóa đào tạo;

d) Cấp chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ cho các học viên tham gia học đầy đủ và có kết quả kiểm tra cuối khóa đào tạo đạt yêu cầu theo mẫu giấy chứng nhận quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

đ) Lập và gửi hồ sơ khóa đào tạo về Cục An toàn bức xạ và hạt nhân sau khi kết thúc khóa đào tạo, bao gồm:

– Danh sách học viên được cấp chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ;

– Kết quả đánh giá của học viên đối với nội dung chương trình đào tạo, chất lượng giảng viên tham gia khóa đào tạo và công tác tổ chức khóa đào tạo.

– Tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ phải lập và lưu giữ hồ sơ các khóa đào tạo.

Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có trách nhiệm như sau:

1. Tổ chức thẩm định và cấp giấy đăng ký thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ, chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

2. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ và người phụ trách an toàn của các tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ.

3. Thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ của tổ chức thực hiện dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ.

4. Cử cán bộ tham gia giám sát khóa đào tạo.

6. Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ

>>> Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN

Lưu ý: Góc trái trên cùng đơn dán ảnh 3×4.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

   ..., ngày…. tháng… năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ

Kính gửi: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

1. Tên cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề:

2. Số giấy CMND/Hộ chiếu:                        Ngày cấp:                                               Nơi cấp:

3. Địa chỉ:

4. Điện thoại:                                                  5. E-mail:

6. Đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ về:

€         Nội dung kỹ thuật;

€         Nội dung pháp luật.

8. Các tài liệu kèm theo:

(1) Lý lịch cá nhân;

(2) Xác nhận về quá trình công tác của các cơ quan, tổ chức đã từng làm việc;

(3) Văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn;

(4) 03 ảnh chân dung kích thước 3 cm x 4 cm.

Tôi cam đoan các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

7. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề dịch vụ đào tạo an toàn bức xạ

>>> Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

                                                                   ….., ngày…. tháng… năm….

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
DỊCH VỤ ĐÀO TẠO AN TOÀN BỨC XẠ

Kính gửi: Cục An toàn bức xạ và hạt nhân

1. Tên cá nhân đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề:

2. Địa chỉ:

3. Điện thoại:                                                    

4. E-mail:

5. Đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề sau:

– Số giấy chứng chỉ hành nghề:

– Ngày cấp:

6. Lý do đề nghị cấp lại:

€ Chứng chỉ hành nghề bị rách, nát;

€ Chứng chỉ hành nghề bị mất.

7. Các tài liệu kèm theo: 

– Trường hợp cấp lại do bị rách, nát: Bản gốc chứng chỉ hành nghề đề nghị cấp lại

  – Trường hợp cấp lại do bị mất: Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất chứng chỉ hành nghề và giấy biên nhận của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất chứng chỉ hành nghề.

            (1)

            (2)

             …

Tôi cam đoan các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật.

NGƯỜI ĐỀ NGHỊ

(Ký, ghi rõ họ tên)

8. Mẫu phiếu khai lý lịch cá nhân 

>>> Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư số 34/2014/TT-BKHCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

1. Họ và tên:                                                     

2. Giới tính:

3. Ngày, tháng, năm sinh:

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

5. Chỗ ở hiện nay:                                  

6. CMND/Hộ chiếu:                               

– Số CMND/Hộ chiếu:

– Ngày cấp:                                       – Nơi cấp:

7. Điện thoại:        

8. Trình độ chuyên môn:

Từ tháng, năm đến tháng, năm

Tên trường

hoặc cơ sở đào tạo

Ngành học

Văn bằng, chứng chỉ

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Kinh nghiệm làm việc

Từ tháng, năm

đến tháng, năm

Tên tổ chức nơi làm việc

Vị trí làm việc

     
     

10. Kinh nghiệm giảng dạy:

Cung cấp thông tin chi tiết các khóa đào tạo/lớp đào tạo đã tham gia, bao gồm: Tên khóa đào tạo, nơi tổ chức, đơn vị tổ chức, thời gian tổ chức.

Tôi cam đoan các thông tin nêu trên là đúng sự thật.

…., ngày…. tháng… ..năm….

 

NGƯỜI KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group