Cơ sở pháp lý:

– Luật bảo vệ môi trường năm 2012

– Nghị định 127/2014/NĐ-CP

1. Hoạt động quan trắc môi trường là gì?

Hoạt động quan trắc môi trường bao gồm hoạt động quan trắc tại hiện trường và hoạt động phân tích môi trường.Trong đó:

– Hoạt động quan trắc tại hiện trường bao gồm các hoạt động lấy mẫu, đo, thử nghiệm và phân tích các thông số ngay tại hiện trường hoặc bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu về để phân tích các thông số tại phòng thí nghiệm.

– Hoạt động phân tích môi trường bao gồm các hoạt động xử lý mẫu và phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.

Tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường bao gồm:

a) Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp;

b) Các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ thành lập theo Luật Khoa học và công nghệ;

c) Tổ chức sự nghiệp môi trường được thành lập và hoạt động theo Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

2.1. Đối với hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 127/2014/NĐ-CP, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực quan trắc tại hiện trường phải có đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

Thứ hai, có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động quan trắc hiện trường theo quy định sau đây:

b) Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo các thành phần môi trường và thông số quan trắc đề nghị chứng nhận;

c) Phải có người trực tiếp phụ trách đội quan trắc tại hiện trường có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về môi trường, hóa học, sinh học, lâm nghiệp, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và có tối thiểu 24 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực quan trắc môi trường;

d) Người thực hiện quan trắc tại hiện trường tối thiểu phải có trình độ sơ cấp tương ứng với ngạch quan trắc viên sơ cấp tài nguyên môi trường. Trong đó, số người có trình độ sơ cấp chiếm không quá 30% đội ngũ người thực hiện quan trắc tại hiện trường.

Thứ ba, có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động quan trắc tại hiện trường theo quy định sau đây:

a) Có các trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường các thông số quan trắc môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

b) Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của nhà sản xuất;

c) Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị lấy mẫu, bảo quản mẫu và đo, thử nghiệm, phân tích mẫu tại hiện trường;

đ) Có trụ sở làm việc và đủ diện tích đặc thù để bảo đảm chất lượng công tác quan trắc tại hiện trường”.

Thứ tư, có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.

2.2. Đối với hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 127/2014/NĐ-CP, tổ chức được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường trong lĩnh vực phân tích môi trường phải có đủ các điều kiện theo quy định sau đây:

Thứ nhất, có Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận hoạt động khoa học và công nghệ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

Thứ hai, có đủ điều kiện về nhân lực thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

b) Có đủ số lượng người thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo các thành phần môi trường và thông số phân tích đề nghị chứng nhận;

c) Người quản lý phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ, địa lý, địa chất và phải có tối thiểu 04 (bốn) năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ đại học, 03 (ba) năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Thạc sỹ, 01 (một) năm kinh nghiệm đối với trường hợp có trình độ Tiến sỹ trong lĩnh vực phân tích môi trường

d) Trưởng nhóm phân tích môi trường tối thiểu phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và có tối thiểu 18 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận hoặc có khả năng sử dụng thành thạo tối thiểu một thiết bị chuyên sâu của phòng thí nghiệm;

đ) Người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng phòng thí nghiệm phải có trình độ đại học trở lên với một trong các chuyên ngành về hóa học, môi trường, sinh học, thổ nhưỡng, vật lý hạt nhân, phóng xạ và phải có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân tích môi trường;

e) Người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm, trừ người quản lý phòng thí nghiệm, trưởng nhóm phân tích và người phụ trách bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng, phải có trình độ trung cấp trở lên, được đào tạo trong lĩnh vực phân tích môi trường đề nghị chứng nhận.

Thứ ba, có đủ điều kiện về trang thiết bị, phương pháp và cơ sở vật chất thực hiện hoạt động phân tích môi trường theo quy định sau đây:

a) Có trang thiết bị, dụng cụ và hóa chất đủ để thực hiện việc xử lý mẫu, phân tích các thông số môi trường của các thành phần môi trường đề nghị chứng nhận bảo đảm độ chính xác và theo đúng phương pháp phân tích do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;

b) Có quy trình bảo quản, sử dụng an toàn, bảo dưỡng và kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

c) Có quy trình sử dụng, vận hành tất cả các thiết bị phân tích môi trường;

đ) Có quy trình bảo quản, sử dụng hóa chất, các chuẩn đo, các mẫu chuẩn và xử lý, lưu mẫu phân tích theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định của nhà sản xuất;

e) Có trụ sở, diện tích làm việc để thực hiện hoạt động phân tích môi trường và phải bảo đảm duy trì tốt điều kiện môi trường phòng thí nghiệm (về ánh sáng, nguồn điện, độ ẩm, nhiệt độ, vô trùng, chế độ thông gió) theo yêu cầu của phép phân tích do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc yêu cầu của nhà sản xuất;

g) Có biện pháp bảo vệ môi trường và tuân thủ nghiêm ngặt việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải phòng thí nghiệm theo đúng quy định của pháp luật”

Thứ tư, có Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm phù hợp với lĩnh vực môi trường được cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp

Trước khi thay đổi nội dung liên quan đến điều kiện thứ hai, thứ ba thì tổ chức phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo của tổ chức, nếu không đồng ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường có ý kiến bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

3.1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 127/2014/NĐ-CP, tổ chức muốn tham gia hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được lập thành 02 bộ, mỗi bộ hồ sơ bao gồm:

a) 01 bản chính văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường theo quy định tại Mẫu số 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

b) 01 bản chính hồ sơ năng lực của tổ chức theo quy định tại Mẫu số 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

3.2. Trình tự giải quyết hồ sơ đề nghị

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức đề nghị cấp Giấy chứng nhận gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Bước 1: Tiếp nhận và xử lý

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi văn bản tiếp nhận hồ sơ cho tổ chức đề nghị chứng nhận theo đường bưu điện trong trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo để tổ chức biết và hoàn thiện hồ sơ;

– Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ và phí thẩm định điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường cho tổ chức đề nghị chứng nhận. Nội dung thẩm định bao gồm việc xem xét trên hồ sơ và đánh giá, kiểm tra thực tế tại tổ chức;

– Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tổ chức đề nghị chứng nhận biết và nêu rõ lý do;

– Hồ sơ đề nghị chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường chỉ có giá trị trong thời gian 06 tháng, kể từ ngày có văn bản tiếp nhận hồ sơ. Nếu quá 06 tháng, tổ chức khi đề nghị cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại Giấy chứng nhận phải lập bộ hồ sơ mới.

4. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

>>> Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP

TÊN TỔ CHỨC
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: ………

……….., ngày   tháng   năm 20…

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

Kính gửi: Tổng cục Môi trường.

Căn cứ Nghị định số ……/2014/NĐ-CP ngày ….. tháng ….. năm 2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường,

1. Tên tổ chức:……………………………………………………………………………………………….

2. Người đại diện: …………………………….. Chức vụ:……………………………………….

3. Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………

4. Số điện thoại: ………………………………… Số fax:………………………………………..

Địa chỉ Email:…………………………………………………………………………………………………

5. Lĩnh vực đề nghị chứng nhận:

a) Quan trắc hiện trường:           □

b) Phân tích môi trường:            □

6. Phạm vi, thành phần môi trường đề nghị chứng nhận:

a) Nước (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

– Nước mặt:                              □

– Nước thải:                              □

– Nước dưới đất:                       □

– Nước mưa:                             □

– Phóng xạ trong nước:              □

– Nước biển:                              □

– Khác:………………………………………………………………………………………………………….

b) Không khí (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

– Không khí xung quanh:             □

– Không khí môi trường lao động:            □

– Khí thải:                                              □

– Phóng xạ trong không khí:                    □

– Khác:………………………………………………………………………………………………………….

c) Đất (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

d) Trầm tích (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

đ) Chất thải (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

e) Bùn (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

g) Đa dạng sinh học (phụ lục thông số và phương pháp quan trắc, phân tích gửi kèm theo)

7. Hồ sơ đề nghị chứng nhận, gồm:

-………………………………………………………………………………………………………………….

-………………………………………………………………………………………………………………….

-………………………………………………………………………………………………………………….

-………………………………………………………………………………………………………………….

-………………………………………………………………………………………………………………….

(Tên tổ chức) ……………………………..… cam đoan toàn bộ các thông tin trong hồ sơ là đúng sự thật và sẽ thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và mọi quy định về chứng nhận.

Tổ chức cam kết tuân thủ mọi quy định kỹ thuật về quy trình, phương pháp quan trắc môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định; xây dựng, thực hiện và duy trì chương trình bảo đảm chất lượng, kiểm soát chất lượng phù hợp với phạm vi hoạt động quan trắc môi trường. Tổ chức xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam nếu vi phạm các quy định về chứng nhận và quan trắc môi trường.

Tổ chức sẵn sàng được đánh giá kể từ ngày …… tháng ….. năm ……

Đề nghị Tổng cục Môi trường xem xét, cấp Giấy chứng nhận./.

 

 

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

5. Hồ sơ năng lực của tổ chức đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường

>>> Mẫu số 2 ban hành kèm theo Nghị định 127/2014/NĐ-CP

TÊN TỔ CHỨC
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số: ……….

………, ngày   tháng   năm 20…

 

HỒ SƠ NĂNG LỰC CỦA
TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN
HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG

A. THÔNG TIN CHUNG

I. Tên tổ chức đề nghị chứng nhận

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………………. Số Fax:………………………………………………….

Địa chỉ Email: ……………………………… Website:…………………………………………..

II. Cơ quan chủ quản

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. Số Fax:………………………………………………….

Địa chỉ Email: ……………………………… Website:…………………………………………..

III. Lãnh đạo đơn vị

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: …………………………. Số Fax:………………………………………………….

Địa chỉ Email:……………………………………………………………………………………………….

IV. Người liên lạc

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………………………………………Số Fax: …………………………………………..

Địa chỉ Email: ………………………………………………………………………………………………………

Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu quyết định của cấp có thẩm quyền quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư; trường hợp là doanh nghiệp nước ngoài phải có quyết định thành lập văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam (trường hợp cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan).

B. THÔNG TIN VỀ NĂNG LỰC

I. Lĩnh vực quan trắc hiện trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

– Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): …….. mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đề nghị chứng nhận)

– Nguồn mẫu (tích vào ô trống nếu thích hợp):

+ Nội bộ                                    □          Chiếm               %

+ Khách hàng bên ngoài □          Chiếm               %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện quan trắc tại hiện trường:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ (trong tổ chức)

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử dụng

Tần suất kiểm tra

Tần  suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Điều kiện phòng bảo quản thiết bị:

+ Nhiệt độ:        °C ±      °C

+ Độ ẩm:           % ±      %

+ Điều kiện khác:

4. Thông số và các phương pháp lấy mẫu, đo, phân tích tại hiện trường

a) Thông số đo, phân tích tại hiện trường:

TT

Tên thông số

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Dải đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b) Lấy và bảo quản mẫu:

TT

Tên thông số/Loại mẫu

Thành phần môi trường

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

– Trụ sở làm việc:                                                         Có □       Không □

– Tổng diện tích: ………. m2;

+ Phòng làm việc: …….. m2;

+ Phòng chuẩn bị trước khi đi quan trắc hiện trường: …….. m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ……… m2;

+ Phòng xử lý và lưu trữ số liệu: ………. m2;

+ Khu phụ trợ: ………. m2.

6. Các tài liệu kèm theo

– Sổ tay chất lượng

– Phương pháp quan trắc, phân tích tại hiện trường/hiệu chuẩn     □

– Các tài liệu liên quan khác: (đề nghị liệt kê)                               □

II. Lĩnh vực phân tích môi trường

1. Số mẫu tiến hành (đối với đơn vị đã đi vào hoạt động)

– Số mẫu tiến hành (tính trung bình của 3 năm gần nhất): …….. mẫu/năm

(Liệt kê theo từng thành phần môi trường đăng ký chứng nhận)

– Nguồn mẫu (tích vào ô tương ứng):

+ Nội bộ                                    □          Chiếm   %

+ Khách hàng bên ngoài □          Chiếm   %

2. Nhân sự

Danh sách người thực hiện phân tích tại phòng thí nghiệm:

STT

Họ và tên

Năm sinh

Giới tính

Chức vụ

Trình độ

Số năm công tác trong ngành

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có công chứng hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ và hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng kèm theo).

3. Tiện nghi và môi trường

– Đề nghị cung cấp sơ đồ mặt bằng phòng thí nghiệm và vị trí các thiết bị phân tích môi trường.

– Điều kiện môi trường phòng thí nghiệm:

+ Nhiệt độ:        °C ±      °C

+ Độ ẩm:           % ±      %

4. Danh mục thiết bị (hiện có)

TT

Tên thiết bị

Đặc tính kỹ thuật chính

Mục đích sử dụng

Mã hiệu

Hãng/ nước sản xuất

Ngày nhận

Ngày sử dụng

Tần suất kiểm tra

Tần suất hiệu chuẩn

Nơi hiệu chuẩn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Thông số và các phương pháp xử lý, phân tích mẫu

TT

Tên thông số

Loại mẫu

Tên/số hiệu phương pháp sử dụng

Giới hạn phát hiện/Phạm vi đo

Độ không đảm bảo đo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6. Điều kiện về trụ sở, diện tích làm việc

– Trụ sở làm việc:           Có □     Không □

– Tổng diện tích: ……….. m2;

+ Phòng làm việc: ……….. m2;

+ Phòng xử lý và phân tích mẫu: ……….. m2;

+ Phòng bảo quản thiết bị, dụng cụ: ……….. m2;

+ Kho chứa mẫu: ………… m2;

+ Kho hóa chất: ………. m2;

+ Phòng đặt cân: …………. m2;

+ Khu phụ trợ: ………….. m2.

(Kèm theo sơ đồ vị trí địa lý và sơ đồ bố trí trang thiết bị phân tích của phòng thí nghiệm).

7. Các tài liệu kèm theo

– Sổ tay chất lượng  

– Báo cáo đánh giá nội bộ phòng thí nghiệm của lần gần nhất  

– Danh mục hồ sơ, phương pháp thử/hiệu chuẩn/giám định nội bộ  

– Danh mục các thủ tục, quy trình, hồ sơ thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng  

– Danh mục các tài liệu liên quan khác:

8. Phòng thí nghiệm đã được chứng nhận/công nhận trước đây:

Có □                                         Chưa □

(Nếu có, đề nghị photo bản sao có chứng thực các chứng chỉ kèm theo)

 

NGƯỜI LẬP HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

LÃNH ĐẠO TỔ CHỨC
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Công ty luật LVN Group