1. Phân tích khái niệm về thương nhân

Thương nhân (tiếng Anh: Merchant hay Business man, tiếng Phâp: Commerẹant) là một chế định quan trọng trong Luật Thương mại của các nước. Tuy nhiên, khái niệm về thương nhân được hiểu không hoàn toàn giống nhau tùy theo quy định của pháp luật mỗi nước.

Ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là ỏ Hoa Kỳ, Pháp, Đức,… thương nhân là một thuật ngữ, một từ dùng để chỉ những người tiến hành các hoạt động thương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận. Hoạt động của những người này, với tư cách là thương nhân, thường mang hai đặc điểm chủ yếu. Thứ nhất, họ thường xuyên ký kết các hợp đồng thương mại và tiến hành các hoạt động kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Thứ hai, thương nhân là những người nhân danh bản thân mình để thực hiện các hoạt động kinh doanh đó. Nói cách khác, thương nhân là những người thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách độc lập, không phụ thuộc vào người khác và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Thương nhân có thể là một cá nhân hoặc tổ chức

Các thương nhân là cá nhân chính hay còn gọi là thể nhân (physical person) là những người hoạt động như là các nhà kinh doanh (các nhà buôn) riêng lẻ. Họ thường hoạt động ở những lĩnh vực mà luật pháp không đòi hỏi phải có một số vốn lốn, ví dụ như những người buôn bán nhỏ và vừa…

Khi mới ra đời, chế định thương nhân trong pháp luật thương mại của các nước phát triển chủ yếu chỉ điều chỉnh địa vị pháp lý của thương nhân với ý nghĩa là cá nhân người bán và cá nhân người mua trong các hoạt động thương mại. Cùng với thời gian, hoạt động thương mại của thương nhân không chỉ giới hạn ở hoạt động của các cá nhân mà còn bao gồm cả hoạt động thương mại của các tổ chức hành nghê’ thương mại, ví dụ như các công ty, các ngân hàng…, không chỉ giới hạn ở hoạt động mua bán hàng hóa hữu hình mà mở rộng sang cả các hoạt động mua bán hàng hóa vô hình (mà ngày nay được hiểu là mua bán dịch vụ)…

Nói cách khác, thương nhân tập thể, tức là các pháp nhân (legal person) thường tồn tại dưới hình thức là các công ty thương mại, các hãng kinh doanh…

Khi tham gia vào các hoạt động kinh tế đối ngoại, địa vị pháp lý của thương nhân là cá nhân không hoàn toàn giống địa vị pháp lý của thương nhân là pháp nhân.

Để được thừa nhận là thương nhân, cần phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định do pháp luật quy định. Theo luật của các nước phát triển, để được thừa nhận là thương nhân cần đảm bảo (hai điều kiện: điều kiện thứ nhất liên quan đến con người và điều kiện thứ hai liên quan tới công việc, tối hoạt động, nghề nghiệp của người đó.

2. Đặc điểm của thương nhân theo quy định của pháp luật

Thương nhân theo quy định của pháp luật có những đặc điểm đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, về chủ thể: thương nhân theo quy định của pháp luật có thể là tổ chức kinh tế hoặc cũng có thể là cá nhân có hoạt động thương mại. Cụ thể:

– Đối với thương nhân là tổ chức: Theo quy định của pháp luật, chỉ những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, trên cơ sở quy định của pháp luật mới được xác định là thương nhân.

– Đối với thương nhân là cá nhân: Điều kiện để cá nhân trở thành thương nhân phải đảm bảo những chủ thể này có hoạt động thương mại, trong đó:

+ Đây là những hoạt động thương mại được thực hiện một cách thường xuyên, được coi là nghề nghiệp thực hiện lặp đi lặp lại, tạo ra thu nhập ổn định

+ Là hoạt động thương mại được thực hiện một cach độc lập, thể hiện qua việc các thương nhân hoạt động thương mại vì lợi ích của mình, tự chịu trách nhiệm cho hoạt động của mình.

Thứ hai, bên cạnh tính chất thường xuyên, liên tục thì hoạt động thương mại mà thương nhân thực hiện phải có mục đích sinh lợi, thể hiện qua các hoạt động như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu thhoạt động thương mại, xúc tiến thương mại,…Những hoạt động này có thể được thực hiện trong các ngành nghề tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

Thứ ba, các hoạt động thương mại được thực hiện một cách hợp pháp của thương nhân luôn được pháp luật bảo vệ.

Thứ tư, thương nhân khi thực hiện các hoạt động thương mại phải thực hiện hiện đăng ký kinh doanh theo quy định. Đối với những trường hợp thương nhân chưa đăng ký kinh doanh thì vẫn phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động thương mại của mình theo quy định của pháp luật.

Lưu ý:

Ngoài những đặc điểm cơ bản trên, đối với thương nhân nước ngoài hoạt động thương mại tại Việt Nam còn có những đặc điểm sau:

– Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận.

–  Để đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động của mình, các thương nhân nước ngoài có thể đặt các Chi nhánh, Văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam. Việc thành lập và hoạt động của những đơn vị này được thực hiện theo sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.

– Đối với những doanh nghiệp do thương nhân nước ngoài thành lập theo quy định của Việt Nam hoặc những điều ước quốc tế có Việt Nam là thành viên cũng vẫn được coi là thương nhân Việt Nam.

3. Phân loại thương nhân theo quy định của pháp luật hiện hành

Trên cơ sở quy định của pháp luật, thương nhân được phân loại như sau:

Thứ nhấtthương nhân là cá nhân: Đây là những con nguồi cụ thể có đầy đủ dấu hiệu pháp lý về thương nhân, có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để thực hiện các hoạt động thương mại, đồng thời tự mình gánh chịu những trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động thương mại đó. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kinh doanh.

Thứ haithương nhân là pháp nhân: đây là loại hình gồm các tổ chức kinh tế được thành lập theo đúng quy định như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã,… Ngoài đặc điểm của thương nhân nói chung, các thương nhân là pháp nhân đều phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động thương mại trong phạm vi số vốn, tài sản của thương nhân. 

Thứ bathương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình: Pháp luật thương mại của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ thừa nhận thương nhân là cá thể và pháp nhân. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ngoài các cá nhân, pháp nhân thì tổ hợp tác và hộ gia đình cũng có vị trí nhất định trong nền kinh tế, đặc biệt trong hoạt động sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại… Do đó, đây cũng được pháp luật Việt Nam thừa nhận là thương nhân. 

4. Điều kiện của thương nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam

Thứ nhất, về chủ thể, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.

– Đối với cá nhân (công dân Việt Nam và công dân nước ngoài): Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có đủ điều kiện kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật mới có thể trở thành thương nhân.

– Đối với tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại với thương nhân là mối quan hệ gắn bó không thể tách rời bởi không thể gọi là thương nhân khi mà chủ thể đó không thực hiện hoạt động thương mại, thực hiện hoạt động thương mại được xem là thuộc tính cơ bản của thương nhân.

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Các hoạt động thương mại phải được cá nhân, tổ chức tiến hành thường xuyên. Tức là hoạt động thương mại diễn ra liên tục, không bị gián đoạn hay chỉ hoạt động tạm thời, nguồn thu nhập chính là từ lợi nhuận của hoạt động thương mại.

Thứ ba, để trở thành thương nhân thì các chủ thể phải đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật. Theo đó, tổ chức và cá nhân kinh doanh có những quy định khác nhau để xác lập tư cách thương nhân.

– Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế (thành lập doanh nghiệp) thì đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Việc thành lập doanh nghiệp và đăng ký thành lập doanh nghiệp là quyền của nhà đầu tư, song để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư phải thỏa mãn những điều kiện nhất định. 

– Đối với thương nhân là cá nhân (hộ kinh doanh) thì đăng ký tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. 

Như vậy, có thể thấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh là văn bản khai sinh ra chủ thể pháp luật mới là thương nhân. Đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lí sự ra đời của thương nhân. Việc đăng kí kinh doanh tạo cơ sở pháp lí cho công tác quản lí nhà nước về kinh tế, xác nhận sự tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cần thiết về doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các chủ thể tham gia quan hệ với doanh nghiệp.

5. Điều kiện về thương nhân theo pháp luật các quốc gia trên thế giới

Về điều kiện liên quan tới con người, luật pháp tất cả các nước nói chung đều có quan điểm tương đối thống nhất. Đó là: thương nhân phải là những người có năng lực pháp lý và năng lực hành vi. Tuổi có năng lực hành vi do luật từng nước quy định. Ví dụ: Điều 488 Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp và Luật ngày 5/7/1974 của nước này quy định: “Tất cả mọi người tròn 18 tuổi là những người có năng lực hành vi và có thể trở thành thương nhân”. Điều này có nghĩa là, tất cả mọi người dưới 18 tuổi (gọi là vị thành niên, kể cả vị thành niên đã được giải phóng – Mineurs émancipés, lẫn vị thành niên chưa được giải phóng – mineurs non émancipés) đều không thể trở thành thương nhân theo luật của Pháp. Những người tuy đã đủ 18 tuổi nhưng đang bị kết án, bị truy tố về mặt hình sự, bị điên, bị bệnh tâm thần, v.v… cũng không thể trở thành thương nhân vì không có năng lực hành vi. Những người nước ngoài sống ở nước sở tại liệu có thể trở thành thương nhân được không? Điều này phụ thuộc vào luật nước sồ tại quy định. Ví dụ, ở Pháp, người nước ngoài được chia thành ba loại là: người nước ngoài chỉ được hưởng chế độ hạn chế (hoặc theo chế độ có đi có lại); người nước ngoài được hưỗng chế độ ưu đãi đặc biệt và người nước ngoài được hưỗng quyền lợi như công dân Pháp theo chế độ đãi ngộ quốc dân. Đối với loại người nước ngoài thứ nhất, về nguyên tắc, luật pháp của Pháp không thừa nhận họ là thương nhân trừ trường hợp trên cơ sở có đi có lại. Trong trường hợp họ được trở thành thương nhân trên cơ sở có đi có lại thì họ phải có thẻ “thương nhân – người nước ngoài”. Còn hai loại người nước ngoài còn lại thì có thể trở thành thương nhân mà không cần điều kiện nói trên.

Về điều kiện liên quan tới hoạt động của thương nhân, luật pháp của các nước quy định không hoàn toàn giống nhau:

  • Luật của Nhật Bản quy định thương nhân (Trader) là “một người nhân danh bản thân mình, tham gia vào các giao dịch thương mại như một nhà kinh doanh (Business); Một người tham gia vào việc mua bán hàng hóa, như một nhà kinh doanh với một cửa hàng hoặc một hình thức tương tự hoặc một người tiến hành kinh doanh về hầm mỏ cũng được coi là thương nhân (Điều 4 Bộ luật Thương mại của Nhật Bản năm 2002).
  • Luật của Hoa Kỳ quy định thương nhân là những người “thực hiện những nghiệp vụ với những hàng hóa thuộc chủng loại nhất định hoặc thực hiện những nghiệp vụ bằng cách khác nào đó và xét về tính chất nghiệp vụ của mình, họ được coi như là những người có kiến thức hoặc kinh nghiệm đặc biệt trong những nghiệp vụ hoặc đối với những hàng hóa là đối tượng của các hợp đồng thương mại…” (Điều 2 -104 Bộ luật Thương mại thông nhất Hoa Kỳ – ucc – năm 1952).
  • Luật của Pháp quy định thương nhân là tất cả “những người ký hợp đồng thương mại, thực hiện các hoạt động thương mại và coi việc ký kết, thực hiện các hợp đồng thương mại đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình” (Điều 1 Bộ luật Thương mại Pháp nám 1807. Bộ luật Thương mại mới năm 2005 cũng giữ nguyên định nghĩa này tại Điều L121-1). Từ khái niệm nêu trên, Luật Thương mại Pháp đưa ra ba tiêu chuẩn liên quan đến nghề nghiệp của thương nhân:

– Thực hiện các hành vi, các hoạt động thương mại;

– Nhân danh bản thân mình để thực hiện các hành vi thương mại đó, với tư cách là một người độc lập;

– Coi đó là nghề nghiệp thường xuyên của mình.

Từ ba tiêu chuẩn này, Bộ luật Thương mại Pháp liệt kê một danh mục dài những hành vi được coi là hành vi thương mại như hành vi mua hàng nhằm bán lại với mục đích thu lợi nhuận; hoạt động kinh doanh chế biến (còn gọi là kinh doanh công nghiệp); các hoạt động dịch vụ như môi giới, ủy thác…; các hợp đồng thuê thương mại như cho thuê cửa hàng (baux commerciaux) (xem Điều L110-1 Bộ luật Thương mại mói năm 2000, tương ứng với Điểu 632 Bộ luật Thương mại năm 1807)… Cũng từ ba tiêu chuẩn trên, Luật Thương mại Pháp không thừa nhận là thương nhân những người làm các nghề như Luật sư của LVN Group, bác sĩ, kiến trúc sư, công chứng viên; những người làm công ăn lương, những người lãnh đạo các công ty, cá nhân họ cũng không phải là thương nhân mặc dù công ty đó là công ty thương mại… Không nằm trong quy chế thương nhân là người đi thu gom hàng cho một hãng buôn hoặc những người đại diện, những người chào hàng cho hãng buôn (gọi tắt là VRP – Voyageurs de commerce, représentants ét placiers)… Như vậy, ở Pháp để được thừa nhận là thương nhân, ngoài việc phải có năng lực hành vi còn phải tuân thủ cả ba tiêu chuẩn liên quan đến nghề nghiệp, hoạt động của thương nhân nói trên.

Luật pháp của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển quy định rằng thương nhân có quy chế hoạt động riêng.

Khi tiến hành các hành vi, các hoạt động kinh doanh thương mại, thương nhân phải tuân theo các quy chế pháp lý, quy chế về thuế và quy chế xã hội dành riêng cho thương nhân.