.Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại gọi:  1900.0191

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:  1900.0191

————————————————————————————

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

===============

Hà Nội, ngày ….. tháng……… năm 20…

ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA

VIỆN NGHIÊN CỨU  DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

(DỰ THẢO)

– Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09/06/2000;

– Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

– Căn cứ Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/08/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ;

– Căn cứ vào Nghị Quyết của Đại hội Hiệp hội công thương thành phổ Hà nội về việc khởi xướng thành lập Viện nghiên cứu Doanh nghiệp Việt Nam;

Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện nghiên cứu doanh nghiệp Việt Nam.

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Viện) là một tổ chức khoa học, công nghệ, được Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội khởi xướng thành lập, hoạt động theo Luật Khoa học và công nghệ ngày 09/06/2000, Nghị định số 54/2003/NĐ-CP ngày 19/05/2003 của Chính phủ, Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN ngày 24/08/2005 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Viện được thành lập với sứ mệnh: nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam; mọi hoạt động của Viện đều phục vụ cho quyền và lợi ích hợp pháp và vì sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam.

Điều 2: Tư cách pháp nhân của Viện

1. Tên đầy đủ của Viện bằng tiếng Việt: VIỆN NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Tên gọi tắt: VIỆN NGHIÊN CỨU DOANH NGHIỆP

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Business Studies

Tên viết tắt: VBS

2. Trụ sở chính của Viện

……………..

Viện có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các địa điểm khác khi có nhu cầu. Việc thành lập chi nhánh tuân theo quy định của pháp luật.

3. Người đại diện theo pháp luật của Viện là Viện trưởng

4. Lĩnh vực hoạt động của viện là nghiên cứu các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, kinh doanh và môi trường kinh doanh; cung ứng các dịch vụ liên quan.

5. Vốn hoạt động của Viện là: 1 (một) tỷ đồng Việt Nam

Điều 3: Trong hoạt động của mình, Viện tuân thủ các quy định của pháp luật và của Điều lệ này.

Điều 4: Các Thành viên Sáng lập và Bảo trợ của Viện

Các thành viên sáng lập và bảo trợ của Viện là những người có công đóng góp vào việc thành lập và hoạt động của hội, bao gồm các sáng lập viên ban đầu và các thành viên được chấp nhận theo quy định của Điều lệ này. Các thành viên sáng lập và bảo trợ được gọi chung là các thành viên. Các thành viên tạo thành Hội đồng sáng lập và Bảo trợ, sau đây được gọi là Hội đồng SLBT.

  1. Danh sách các sáng lập viên ban đầu của Viện được liệt kê trong Phụ lục I của Điều lệ này. Danh sách có thể được bổ sung theo những quy định của Điều lệ này; mỗi lần bổ sung, danh sách được cập nhật trong Phụ lục và là phần không thể tách rời của Điều lệ này.
  2. Viện có thể chấp nhận các thành viên mới theo quy định của Hội đồng SLBT.

Điều 5: Viện là một tổ chức phi chính phủ, phi vụ lợi, có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm, tự quản, tuân thủ pháp luật Việt Nam.

CHƯƠNG II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN

Điều 6: Chức năng của Viện

  1. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp, kinh doanh và m«i tr­êng kinh doanh;
  2. Cung ứng các dịch vụ liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Viện như tư vấn, đào tạo, v.v. cho các doanh nghiệp và các khách hàng khác.
  3. Thông tin, xuất bản
  4. Hợp tác quốc tế

Điều 7: Nhiệm vụ của Viện

  1. Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp (như tổ chức, quản trị, hoạt động, …), kinh doanh và môi trường kinh doanh (như thị trường, tiếp thị, đầu tư,…, các vấn đề chính sách, thể chế kinh tế,…);
  2. Phản biện và góp ý kiến vào dự thảo chính sách kinh tế liên quan đến doanh nghiệp, phân tích các chính sách kinh tế trong thực tiến nhằm hoàn thiện các chính sách;
  3. Nghiên cứu quản trị doanh nghiệp, tạo cơ sở khoa học cho quá trình tái cấu trúc, hoàn thiện quản trị doanh nghiệp;
  4. Cung ứng các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin kinh tế, pháp lý, quản trị kinh doanh, v.v. cho các doanh nghiệp, các tổ chức và các khách hàng khác;
  5. Đào tạo, bồi dưỡng doanh nhân;
  6. Cung cấp thông tin, xuất bản các ấn phẩm, xuất bản trực tuyến
  7. Hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.

Điều 8: Quyền của Viện

  1. Tự chủ tổ chức bộ máy, sử dụng nhân lực phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;
  2. Tự chủ xây dựng kế hoạch hoạt động;
  3. Tự chủ ký kết các hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ khoa học công nghệ và đào tạo;
  4. Tự chủ về tài chính;
  5. Tự chủ quyết định giá cả các sản phẩm nghiên cứu dịch vụ khoa học, công nghệ, đào tạo theo thoả thuận qua hợp đồng;
  6. Chủ động trong quan hệ đối nội, đối ngoại, ký kết các hợp đồng, các thoả thuận hợp tác với các cá nhân và tổ chức nước ngoài trên cơ sở tuân thủ pháp luật.

CHƯƠNG III

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Điều 9: Hội đồng Sáng lập và Bảo trợ

  1. Hội đồng Sáng lập và Bảo trợ  (gọi là Hội đồng SLBT) bao gồm các thành viên sáng lập và bảo trợ (ban đầu hay được bổ sung) nêu tại Điều 4 của Điều lệ này. Hội đồng SLBT là cơ quan quyết định cao nhất của Viện. Các thành viên của Hội đồng SLBT có quyền biểu quyết ngang nhau, mỗi thành viên có 1 (một) phiếu biểu quyết.
  1. Quyền của Hội đồng Sáng lập và Bảo trợ

a)      Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hoạt động hằng năm của Viện;

b)      Quyết định chấp nhận hay từ chối các khoản đóng góp lớn  (trên 1 tỷ đồng) cho Viện;

c)      Quyết định bổ sung các thành viên mới của Hội đồng SLBT

d)      Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ;

e)      Quyết định cơ cấu tổ chức của Viện;

f)        Quyết định giải thể Viện;

g)      Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng Sáng lập và Bảo trợ;

h)      Tuyển chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm Viện trưởng;

i)        Bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Hội đồng khoa học theo đề nghị của Viện trưởng;

j)        Bổ nhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Ban giám sát theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng SLBT;

k)      Quyết định mức lương, thưởng đối với các chức danh trong Ban điều hành, Ban giám sát;

l)        Thông qua kế hoạch tài chính và báo cáo tài chính hằng năm của Viện;

m)    Chọn công ty kiểm toán (khi cần kiểm toán độc lập);

n)      Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

  1. Nghĩa vụ của Hội đồng SLBT

a)      Ban hành các quyết định hợp pháp và phù hợp với điều lệ này;

b)      Chịu hoàn toàn trách nhiệm về các quyết định của mình;

  1. Triệu tập cuộc họp Hội đồng Sáng lậpvà Bảo trợ

a)      Hội đồng Sáng lập và Bảo trợ họp thường kỳ 12 tháng một lần. Hội đồng SLBT có thể được triệu tập họp bất thường bất cứ khi nào bởi Chủ tịch Hội đồng SLBT hoặc theo yêu cầu của Viện trưởng; của Ban giám sát; hay của ít nhất 5 thành viên Hội đồng SLBT. Khi nhận được yêu cầu họp bất thường Chủ tịch Hội đồng SLBT phải triệu tập phiên họp trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cẩu triệu tập; quá thời hạn trên mà Chủ tịch Hội đồng SLBT không triệu tập, thì người yêu cầu triệu tập họp có quyền triệu tập Hội đồng SLBT họp bất thường;

b)      Cuộc họp của Hội đồng SLBT phải được tổ chức tại trụ sở chính của Viện hay tại nơi được nêu rõ trong thông báo mời họp.;

c)      Chủ tịch Hội đồng SLBT chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp. Trong trường hợp Hội đồng SLBT được triệu tập họp bất thường thì người đứng ra yêu cầu triệu tập phải chuẩn bị chương trình, nội dung cuộc họp;

d)      Người triệu tập cuộc họp Hội đồng SLBT phải gửi Thông báo mời họp đến từng thành viên. Thông báo mời họp có thể bằng giấy mời, điện thoại, telex, fax, thư điện tử hoặc các phương tiện điện tử khác do Hội đồng SLBT quy định và được gửi trực tiếp đến từng thành viên. Nội dung thông báo mời họp phải xác định rõ thời gian, địa điểm và chương trình họp;

e)      Cuộc họp Hội đồng SLBT chỉ được tiến hành khi có ít nhất 65% số thành viên tham gia. Trong trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành họp thì cuộc họp lần thứ hai sẽ được triệu tập trong thời hạn mười lăm ngày làm việc kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất và cuộc họp Hội đồng SLBT được tiến hành khi có hơn một thành viên viên tham dự.

f)        Thành viên Hội đồng SLBT không được uỷ quyền cho người khác tham dự cuộc họp Hội đồng SLBT.

g)      Chủ tịch Hội đồng SLBT là người chủ trì cuộc họp. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng SLBT vắng mặt thì Hội đồng bầu một người chủ trì cuộc họp;

h)      Đối với các quyết định sửa đổi Điều lệ, giải thể Viện phải được ít nhất 75 phần trăm tổng số thành viên thông qua.

i)        Những quyết định loại a), d), e), f), g), h), j), và l) của mục 2 của Điều này không được phép đưa ra để quyết định bằng cách lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản; các quyết định khác có thể được quyết định bằng cách lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản và quyết định được thông qua nếu thỏa mãn các yêu cầu của một phiên họp bình thường hay bất thường của Hội đồng SLBT.

  1. Biểu quyết thông qua các quyết định của Hội đồng SLBT

a)      Hội đồng SLBT thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp. Thành viên có thể tham gia họp từ xa thông qua các phương tiện thông tin viễn thông.

b)      Quyết định của Hội đồng SLBT được thông qua khi có đa số (hơn 50%) thành viên dự họp tán thành. Trong trường hợp tỷ lệ tán thành và không tán thành bằng nhau thì Chủ tịch Hội đồng SLBT là người quyết định cuối cùng;

c)      Trong trường hợp vắng mặt Chủ tịch Hội đồng SLBT mà không có văn bản uỷ quyền của Chủ tịch Hội đồng SLBT, thì Hội đồng SLBT bầu một thành viên khác trong Hội đồng SLBT thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch trong phiên họp đó.

  1. Biên bản họp Hội đồng SLBT

a)      Các cuộc họp Hội đồng SLBT phải được ghi vào sổ biên bản của Viện.

b)      Biên bản họp Hội đồng SLBT phải làm xong và thông qua ngay trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

·        Thời gian, địa điểm, mục đích, chương trình họp;

·        Họ và tên các thành viên tham dự họp;

·        Vấn đề được thảo luận và biểu quyết;

·        Tóm tắt vấn đề thảo luận của các thành viên về từng vấn đề thảo luận;

·        Số lượng thành viên tán thành và số lượng thành viên không tán thành đối với từng vấn đề;

·        Các quyết định được thông qua;

·        Họ, tên, chữ ký của các thành viên dự họp. (Các thành viên dự họp từ xa có thể ký riêng trên 1 bản biên bản do mình tải về và in ra, sau đó gửi về Viện; hay có thể ký trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc phiên họp).

  1. Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng SLBT

a)      Hội đồng SLBT bầu một thành viên làm Chủ tịch Hội đồng SLBT. Nhiệm kỳ của Chủ tịch Hội SLBT là 5 năm. Chủ tịch Hội đồng SLBT có thể bị bãi miễn bất cứ khi nào theo quyết định của Hội đồng SLBT.

b)      Quyền của Chủ tịch Hội đồng SLBT

·        Triệu tập và chủ trì cuộc họp của Hội đồng SLBT;

·        Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các quyết định của Hội đồng SLBT;

·        Thay mặt Hội đồng SLBT ký các quyết định của Hội đồng SLBT;

·        Uỷ quyền bằng văn bản cho một thành viên khác trong Hội đồng SLBT thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng SLBT trong thời gian vắng mặt;

·        Yêu cầu Ban Giám sát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Viện;

·        Các quyền khác quy định tại Điều lệ này.

c)      Nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng SLBT

·        Tổ chức các cuộc họp thường kỳ của Hội đồng SLBT. Trong trường hợp vắng mặt thì phải uỷ quyền cho một sáng lập viên khác trong Hội đồng SLBT;

·        Lập chương trình hoạt động của Hội đồng SLBT;

  1. Quyền của thành viên sáng lập và bảo trợ

a)      Tham gia họp, thảo luận, kiến nghị và biểu quyết tại Hội đồng SLBT về các vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng SLBT;

b)      Được trả thù lao (nếu có) theo quyết định của Hội đồng SLBT;

c)      Được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của Viện, có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng SLBT, Viện trưởng cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình của Viện;

d)      Khởi kiện Viện Trưởng nếu xét thấy Viện trưởng không thực hiện đúng nghĩa vụ, gây thiệt hại đến lợi ích của thành viên hoặc của Viện theo quy định của pháp luật.

e)      Các quyền khác quy định tại điều lệ này;

f)        Thành viên sáng lập và bảo trợ mất tư cách thành viên trong các trường hợp sau: chết; mất năng lực hành vi dân sự; bị tuyên phạm tội. Khi việc này xảy ra, danh sách thành viên sáng lập và bảo trợ được cập nhật phù hợp (kèm theo các tài liệu, chứng cứ xác minh).

  1. Nghĩa vụ của thành viên sáng lập và bảo trợ

a)      Tuân thủ điều lệ của Viện;

b)      Chấp hành quyết định của Hội đồng SLBT;

c)      Thành viên sáng lập và bảo trợ phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh Viện dưới mọi hình thức để thực hiện một trong các hành vi sau đây:

·        Vi phạm pháp luật;

·        Tiến hành các giao dịch để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

Điều 10: Hội đồng khoa học

  1. Hội đồng khoa học  bao gồm các nhà nghiên cứu, những người làm công tác thực tiễn có trình độ chuyên môn cao. Hội đồng khoa học bao gồm các thành viên thường xuyên và không thường xuyên do Hội đồng SLBT mời theo đề nghị của Viện trưởng.
  1. Quyền của Hội đồng khoa học

a)      Đánh giá, phản biện các công trình nghiên cứu, các xuất bản phẩm quan trọng của Viện;

b)      Kiến nghị các định hướng nghiên cứu của Viện.

c)      Được trả thù lao với mức theo quyết định của Hội đồng SLBT;

  1. Nghĩa vụ của Hội đồng khoa học

a)      Đánh giá trung thực, khách quan các nghiên cứu, các xuất bản phẩm của Viện;

b)      Tham vấn cho Hội đồng SLBT, Viện trưởng về chiến lược, phương hướng hoạt động và nghiên cứu của Viện.

Điều 11: Ban giám sát

  1. Ban giám sát do Hội đồng SLBT bầu, gồm 3 (ba) người.
  2. Quyền và nghĩa vụ của Ban giám sát

a)      Giám sát hoạt động quản lý của Viện

b)      Thực hiện nhiệm vụ theo quy chế hoạt động do Ban Giám sát đề nghị, được Hội đồng SLBT thông qua và ban hành;

c)      Chịu trách nhiệm trước Hội đồng SLBT về việc giám sát của mình;

d)      Được trả thù lao theo quyết định của Hội đồng SLBT.

Điều 12: Ban điều hành

Ban điều hành của Viện gồm: Viện trưởng, các phó Viện trưởng, kế toán trưởng và một số chức danh khác do Hội đồng SLBT quyết định theo đề nghị của Viện Trưởng.

  1. Viện trưởng

Viện trưởng là người điều hành cao nhất của Viện.

a)      Viện trưởng do Hội đồng SLBT bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng SLBT. Việc giới thiệu, tuyển chọn Viện trưởng được tiến hành theo thủ tục, quy chế do Hội đồng SLBT ban hành.

b)      Quyền và nghĩa vụ của Viện trưởng

·        Đề nghị Hội đồng SLBT bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh sau: Phó viện trưởng, kế toán trưởng;

·        Đề nghị Hội đồng SLBT phê duyệt danh sách các thành viên trong Hội đồng khoa học;

·        Quyết định mức lương, thù lao của cộng tác viên và nhân viên trong Viện, trừ mức lương, thù lao đối với các chức danh do Hội đồng SLBT quyết định;

·        Chấp hành các quyết định của Hội đồng SLBT;

·        Trình Hội đồng SLBT quyết định Quy chế điều hành Viện, Quy chế quản lý tài chính.

·        Những quyền khác được quy định tại Điều lệ này hay không được quy định tường minh tại Điều lệ này nhưng là cần thiết đối với người điều hành cao nhất của Viện để vận hành Viện một cách hiệu quả và linh hoạt (trừ các quyền của Hội đồng SLBT và của Ban giám sát).

  1. Các phó viện trưởng, kế toán trưởng

a)      Các Phó viện trưởng do Viện trưởng đề nghị Hội đồng SLBT bổ nhiệm hay miễn nhiệm. Các Phó viện trưởng giúp Viện trưởng trong quyền hạn và nghĩa vụ của Viện trưởng.

b)      Các Phó viện trưởng thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Viện trưởng giao cho.

c)      Kế toán trưởng chịu trách nhiệm vận hành hệ thống tài chính và kế toán của Viện giống như của một doanh nghiệp (phi vụ lợi).

  1. Các trưởng nhóm hay ban

Tổ chức  (phòng, ban) của Viện phải thật gọn, nhẹ và linh hoạt theo cơ cấu tổ chức đã được thông qua của Viện.

Viện trưởng có thể lập (và giải tán) các nhóm (hay ban) một cách linh hoạt theo các đề tài hay các dự án mà Viện hành, và bổ nhiệm các trưởng nhóm (ban) theo yêu cầu hoạt động;

Điều 13: Cộng tác viên

  1. Cộng tác viên của Viện hoạt động theo quy chế cộng tác viên do Viện trưởng quyết định;
  2. Cộng tác viên của Viện được trả thù lao theo thoả thuận tuỳ theo công việc cụ thể.

CHƯƠNG IV

CƠ SỞ VẬT CHẤT – KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH

Điều 14: Nguồn gốc cơ sở vật chất – kỹ thuật và tài chính

  1. Viện có quyền tự chủ về tài chính theo nguyên tắc lấy thu bù chi trên cơ sở tuân thủ các quy định về tài chính của pháp luật;
  2. Các nguồn tài chính của Viện

a)      Đóng góp của các thành viên Hội đồng SLBT bằng tiền mặt hoặc hiện vật, thiết bị;

b)      Các khoản thu từ các hợp đồng nghiên cứu được ký với các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước;

c)      Thù lao nhận được qua việc cung cấp các dịch vụ cho các tổ chức và cá nhân;

d)      Đóng góp trên cơ sở tự nguyện của những người tham gia các hội thảo, hội nghị, câu lạc bộ do Viện tổ chức;

e)      Tài trợ của các cá nhân và tổ chức trong nước và nước ngoài trong phạm vi luật cho phép;

f)        Vốn vay

Điều 15: Các nguyên tắc về tài chính khác

  1. Các khoản thu của Viện sẽ được sử dụng vào các mục đích sau:

a)      Trả lương, thù lao, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

b)      Mua sắm, thuê các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Viện;

c)      Các khoản chi khác theo quy định của Nhà nước.

  1. Sau khi hoàn trả các chi phí, hoàn thành các nghĩa vụ, phần thu nhập còn lại sẽ được sử dụng cho:

a)      Quỹ nghiên cứu và phát triển Viện;

b)      Quỹ phúc lợi;

c)      Tỷ lệ cụ thể của hai quỹ trên do Hội đồng SLBT quyết định.

CHƯƠNG V

GIẢI THỂ

Điều 16: Điều kiện giải thể

Viện sẽ bị giải thể trong những trường hợp sau:

  1. Vi phạm nghiêm trọng pháp luật tới mức phải giải thể,
  2. Tự giải thể theo quyết định của Hội đồng SLBT

Điều 17: Thủ tục giải thể

  1. Việc giải thể viện do Hội đồng SLBT quyết định với ít nhất 75% số phiếu tán thành của tất cả các thành viên Hội đồng SLBT;
  2. Thủ tục tiến hành giải thể Viện phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  3. Khi giải thể, Viện phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ và thanh toán hết công nợ. Tài sản còn lại, nếu có, được đóng góp cho các tổ chức phi vụ lợi do Hội đồng SLBT lựa chọn.

CHƯƠNG VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 18: Hiệu lực của điều lệ

Điều lệ này gồm 6 chương, 19 điều, có hiệu lực kể từ ngày Viện được chính thức thành lập.

Điều 19: Điều kiện sửa đổi và bổ sung điều lệ

Việc sửa đổi, bổ sung điều lệ do Hội đồng SLBT quyết định.

Phụ lục I

của Điều lệ Viện Nghiên cứu Doanh Nghiệp Việt Nam

Danh sách các thành viên sáng lập và bảo trợ (ban đầu và có thể được bổ sung)

stt

Họ và tên

Năm

Trình độ

Chuyên ngành

Địa chỉ thường trú

Tel/mob

sinh

đào tạo

1

Nguyễn Quang A

0913202525

1946

GS. Tiến sĩ

Khoa học

19 Đoàn Nhữ Hải, Phường Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

2

Đinh Xuân Bá

0913207676

1935

PGS.TS

Toán

Số 14, ngõ 37, Đường Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

3

Nguyễn Đình Cung

0913057466

1959

Thạc sĩ

Kinh tế (Kinh tế phát triển)

P202, nhà A1, tập thể Viện NCQLKT TW, Phường Liễu Giai, Ba Đình ,Hà Nội

4

Lê Đăng Doanh

0903403170

1942

Tiến sĩ

Kinh tế (khoa học quản lý)

Nhà 35, 218/29 Lạc Long Quân, Hà Nội

5

Ngô Văn Điểm

0913213981

1951

Tiến sĩ

Kinh tế

6

Hoàng Ngọc Giao

0903417500

1954

Tiến sĩ

Luật học

Nhà D9, Khu tập thể Ban biên giới, Cụm 14, Cống Vị , quận Ba Đình, Hà Nội

7

Mai Thanh Hải

0903410745

1947

Tiến sĩ

Điện, điện tử

Số 34 tổ 3, phường Giáp bát, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

8

Nguyễn Thị Nguyệt Hường

0913524777

1970

Cử nhân

Ngôn ngữ, Anh văn, kinh tế

Số 30 Hàng Thiếc, Phường Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội

9

Cao Bá Khoát

1944

Cử nhân

Luật học

5 Ngõ 43, Võng Thị, Phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội

10

Phạm Chi Lan

0913213999

1943

Cử nhân

Ngoại thương

30A Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm ,Hà Nội

11

Dương Thị Liễu

0912099526

1961

Tiến sĩ

Triết học

15M, Tập thể Trường Đại học kinh tế quốc dân

12

Phạm Thị Loan

0903413699

1962

Thạc sĩ

Quản trị kinh doanh

Nhà G26, Làng Quốc tế, Thăng Long, Cầu Giấy

13

Nguyễn Chí Mỳ

0913239344

1947

PGS.PTS

Triết học

Nhà 42, ngõ Tân Đô,Tổ 48 Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội

14

Nguyễn Văn Nam

0903431347

1939

Tiến sĩ

Kinh tế  thương mại

413 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội

15

Đỗ Chí Nghĩa

0982048883

1975

Thạc sĩ

Khoa học xã hội và nhân văn

Số 11 Ngõ 226 Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội

16

Nguyễn Minh Phong

0912266399

1959

Tiến sĩ

Kinh tế (Kinh tế thế giới)

P5+6, C5 Ngõ 35 phố Kim Mã Thượng, Ba Đình, Hà Nội  

17

Nguyễn Khắc Phụng

0903402192

1934

Cử nhân

Kinh tế

Nhà số 46 ngách 6/15 đăng Văn Ngữ, Đống đa, Hà Nội

18

Lương Xuân Qùy

0913214245

1941

GS. Tiến sĩ

Kinh tế

Số 47, nhà A1, Khu A, Tập thể Đại học kinh tế quốc dân, phường Đồng Tâm, Hai Bà Trưng

19

Nguyễn Đình Tài

0913057466

1950

PGS. TS

Kinh tế

8 ngõ 41, Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội

20

Vũ Duy Thái

0912320931

1931

Kỹ sư

Xây dựng

Số 6/45/88 Phố Ngọc Hà, Phường Đội Cấn, ba Đình, Hà Nội

21

Đặng Văn Thanh

0913215736

1947

PGS.TS

Kinh tế (Tài chính)

18-71/14 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội

22

Đinh Trọng Thịnh

0913323195

1957

PGS.TS

Kinh tế (tài chính ngân hàng)

Số 5E tổ 7 cụm 2, phường Khương Đình, Quận Thanh Xuân, Hà Nội 

23

Phạm Gia Toàn

0912043630

1947

Tiến sĩ

Kinh tế (Kinh tế kế hoạch)

Nhà số 43 phố Huỳnh Thúc Kháng, quận Đống đa, Hà Nội

24

Nguyễn Thị Thu Trang

1977

Tiến sĩ

Luật học

25

Hoàng Anh Tuấn

0903404357

1965

Cử nhân

Quản lý kinh tế

Nhà số 71 ngõ 97 phố Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội 

 NGUÔN: SƯU TẦM

——————————————————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Tư vấn pháp luật lao động;

2.Tư vấn pháp luật lĩnh vực dân sự;

3. Tư vấn luật hành chính Việt Nam;

4. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

5.Dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn giải quyết tranh chấp tại tòa án.

6. Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình;