Hiện nay, mỗi cá nhân, tổ chức đều được Nhà nước gắn một danh tính điện tử để nhà nước quản lí. Việc tạo lập, đăng ký, và gắn danh tính điện tử với cá nhân, tổ chức được gọi là định danh điện tử. Một câu hỏi được nhiều người đặt ra đó chính là nếu không đăng ký tài khoản định đanh điện tử có bị phạt không? Hãy cùng Luật LVN Group tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

 

1. Tài khoản định danh điện tử là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm: Tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân của công dân) và mật khẩu (được gửi qua tin nhắn SMS cho mối cá nhân) hoặc hình thức xác thực khác được tạo lập bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ công an.

 

2. Các mức độ của tài khoản định danh điện tử

Căn cứ theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg, tài khoản định danh điện tử gồm 2 mức độ:

Mức độ 1: Là tài khoản được tạo trong trường hợp:

  • Thông tin của công dân kê khai đã được so sánh đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  • Thông tin của người nước ngoài được so sánh, đối chiếu trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh (trừ ảnh chân dung và vân tay).

Mức độ 2

  • Tài khoản được tạp lập trong trường hợp thông tin của cá nhân kê khai đã được xác minh bằng ảnh chân dung hoặc vân tay trùng khớp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc cơ sơ dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước công dân hoặc cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh.

 

3. Những điều kiện để đăng ký tài khoản định danh điện tử

Theo đó tại Điều 6 Quyết định số 34/2021/QĐ-TTg quy định, điều kiện để công dân đăng ký tài khoản định danh điện tử:

  • Cá nhân đủ 14 tuổi trở lên: Đăng ký thông qua ứng đụng dịnh danh điện tử.
  • Cá nhân chưa đủ 14 tuổi: Đăng ký theo tài khoản định dạng của cha mẹ hoặc người giám hộ.
  • Người được giám hộ khác: Đăng ký theo tài khoản định danh điện tử của người giám hộ.

Khi đăng ký tài khoản, cá nhân cần khai báo đầy đủ các thông tin:

  • Số định danh cá nhân, số hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.
  • Họ và tên
  • Ngày tháng năm sinh
  • Giới tính
  • Quốc tịch (Đối với người nước ngoài)
  • Số điện thoại, email

Đối với trường hợp người chưa đủ 14 tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì bổ sung thêm thông tin về số định danh cá nhân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế. Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch.

 

4. Lợi ích của việc sử dụng tài khoản định danh điện tử

  • Đối với cá nhân:

+ Là công cụ hữu ích để người dân thực hiện các giao dịch trên môi trường điện tử một cách nhanh chóng và thuận tiện, tính bảo mật cao.

+ Giảm thiểu việc mang theo quá nhiều các loại giấy tờ

+ Tiện ích đối với công dân khi chia sẻ thông tin với cơ quan, doanh nghiệp qua mã QR trên môi trường điện tử, đmả bảo tính tin cậy và chính xác.

+ Xây dựng nền tảng hệ sinh thái tiện ích đa lĩnh vực.

  • Đối với cơ quan, tổ chức Nhà nước

+ Thực hiện quản lý hành chính công trên môi trường điện tử, thay thế cho môi trường truyền thống

+ Giảm thiểu nguồn nhân lực, giảm bớt các loại giấy tờ, chi phí giải quyết các thủ tục.

+ Phân tích được những tính năng được người dân và doanh nghiệp sử dụng, những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục.

  • Đối với doanh nghiệp

+ Cung cấp phương thức thanh toán nhanh chóng, tiện lợi, giảm chi phí in ấn các loại giấy tờ và thủ tục.

+ Việc sử dụng định danh điện tử bảo đảm an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm.

 

5. Cách đăng ký tài khoản định danh điện tử

Hiện nay có hai cách để bạn có thể đăng ký tài khoản định đanh điện tử đó là đăng ký trên ứng dụng định danh điện tử VNeID hoặc đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an.

 

5.1. Đăng ký trên ứng dụng VNeID

VNeID là ứng dụng do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử.

Ứng dụng định danh điện tử có giá trị sử dụng thay thế các giấy tờ tuỳ thân theo cách truyền thống, định danh công dân trên môi trường kĩ thuật số, cung cấp các tiện ích phát triển công dân số, chính phủ và xã hội số.

Các bước đăng ký trên ứng dụng VNeID

Bước 1: Tải app VNeID về thiết bị di động

Với  app VNeID yêu cầu đối với thiết bị dùng hệ điều hành iOS tương ứng:

  • iPhone: iOS 13.0 trở lên
  • iPad: iPadOS 13.0 trở lên
  • iPod touch: 13.0 trở lên
  • Mac: macOS 11.0 trở lên và Mac có chíp Apple M1 trở lên

Với thiết bị sử dụng hệ điều hành iOS, bạn truy cập vào App Store để tải ứng dụng.

Đối với thiết bị có hệ điều hành Android, bạn truy cập App VNeID trên ứng dụng Google Play hoặc CH Play.

Bước 2: Đăng ký tài khoản định danh điện tử

Truy cập ứng dụng VNeID sau đó chọn much “Đăng Ký”

Sau đó nhập các thông tin đăng ký bao gồm:

Số định danh cá nhân: đây chính là số thẻ căn cước công dân gắn chip.

Số điện thoại: lưu ý, số điện thoại này sẽ dùng để nhận thông tin đăng ký và mã OTP xác thực.

Sau khi điền thông tin đăng ký, bạn ấn chọn “Đăng ký” để hoàn tất

Bước 3: Quét mã QR và kiểm tra lại thông tin

Hệ thông gửi yêu cầu truy cập camera và quét mã QR trên thẻ căn cước công dân của bạn.

Sau khi quét CCCD hệ thống sẽ hiển thị các thông tin đăng ký tài khoản bao gồm: số định danh cá nhân, SĐT, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi thường trú, địa chỉ hiện tại.

Bạn hãy xác nhận lại thông tin, sau đó chọn mục “tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và dịch vụ” sau đó nhấn “Đăng ký”.

Bước 4: Nhập mã OTP để thiết lập mật khẩu

Sau khi kiểm tra chính xác thông tin và đăng ký, hệ thống sẽ gửi mã OTP qua tin nhắn SMS trên điện thoại đề kích hoạt đăng ký thành công. Nhập mã xác thực vào app để thiết lập mật khẩu.

Chú ý: Mật khẩu đăng nhập app định danh điện tử VNeID phải có từ 8 – 20 kí tự, bao gồm cả số, chữ hoa, chữ thường và phải có ít nhất một kí tự đặc biệt.

Bước 5: Đăng kí tài khoản định danh điện tử

Đăng nhập bằng mật khẩu vừa lập chọn “Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức 1”

Những danh sách dịch vụ tài khoản mức 1:

  • Cập nhật thông tin Phòng chống dịch bệnh (ví dụ: Phòng chống Covid)
  • Tích hợp thông tin cá nhân từ Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư
  • Đăng nhập Cổng Dịch vụ công quốc gia
  • Cập nhật các tin tức, bài viết và các thông tin mới nhất từ Bộ Công An
  • Dùng để thanh toán hoá đơn

Các bước đăng ký tài khoản mức 1 gồm:

  • Đọc thông tin từ chip của thẻ căn cước công dân
  • Chụp ảnh chân dung cá nhân đăng ký
  • Hoàn thiện thông tin đăng ký và gửi hồ sơ

Bước 6: Sử dụng tính năng NFC

Sau khi xem kĩ hướng dẫn các bước “đăng ký tài khoản mức 1” bạn ấn “bắt đầu” để sử dụng tính năng NFC

(NFC là tên viết tắt của 3 chữ cái đầu của cụm từ tiếng anh Near-Field Communications, có nghĩa là công nghệ kết nối trường gần, cho phép giao tiếp tầm ngắn giữa các thiết bị tương thích với nhau.

Khi sử dụng NFC cần lưu ý:

  • Bật tính năng NFC trong phần cài đặt của điện thoại
  • Xác định vị trí đặt thẻ CCCD gắn chíp
  • Đặt phần chip trên thẻ căn cước tại vị trí chính giữa phía trênc ủa mặt sau khu vực gần Camera của điện thoại. Khi ứng dụng thông báo đang đọc thông tin từ chip bạn cần giữ nguyên thẻ CCCD và điện thoại cho tới khi có thông báo đọc thông tin thành công.

Nếu đã thực hiện theo như hướng dẫn mà ứng dụng không hiển thị thông báo đang đọc thông tin thì bạn cần di chuyển chậm thẻ CCCD từ trên xuống dưới dọc theo chiều dài của thiết bị điện thoại.

Bạn ấn chọn “Tôi đã hiểu” để sử dụng tính năng NFC

Đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2

Bao gồm các dịch vụ tài khoản mức 1 và kèm theo:

  • Tích hợp thông tin thẻ CCCD gắn chip từ hệ thống CCCD quốc gia
  • Tích hợp thông tin các giấy tờ tuỳ thân và thông tin người phụ thuộc và nhóm thông tin các Bộ, ngành.
  • Dịch vụ an sinh xã hội
  • Chia sẻ thông tin đã được định danh điện tử

 

5.2. Đăng ký trực tiếp tại cơ quan công an

Để đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 2, cần đến trực tiếp cơ quan công an khi đã có căn cước công dân gắn chip, hoặc làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip.

Bước 1: Thông báo với Cán bộ về việc làm hồ sơ cấp tài khoản định danh điện tử. Khai báo thông tin đăng ký bao gồm: Số điện thoại, Email. Nếu có nhu cầu tích hợp thông tin về người phụ thuộc thuộc vào hồ sơ đăng ký cấp tài khoản định danh điện tử thì có thể cung cấp thêm thông tin.

Ngoài ra nếu muốn tích hợp thông tin về: Giấy phép lái xe, đăng ký xe, BHXH, BHYT trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia. Khi đi đăng ký công dân lưu ý mang các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Bước 2: Công dân làm hồ sơ cấp, đổi, cấp lại CCCD gắn chip điện tử bao gồm các thông tin nhân thân cùng thông tin sinh trắc.

Bước 3: Cán bộ xử lý hồ sơ cấp/ đổi/ cấp lại CCCD gắn chip theo quy trình.

Bước 4: Công dân thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin và ký xác nhận trên phiếu đăng ký, phiếu thu nhận thông tin CCCD.

 

6. Một số câu hỏi liên quan tới định danh điện tử

6.1. Tại sao hiện nay có rất nhiều người chưa đăng ký tài khoản định danh điện tử?

Theo đại diện TRung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết: Mỗi ngày trung tâm phải xử lý hàng nghìn hồ sơ đăng ký định danh điện tử, việc xét duyệt cần phải có quy trình, đảm bảo tính bảo mật.

Đối với tài khoản mức độ 1, trung tâm sẽ đối chiếu hình ảnh, vân tay mà người dân cung cấp với thông tin trên hệ thống, nếu trùng khớp sẽ được duyệt. Trong trường hợp dữ liệu chưa chính xác hoặc ảnh chụp không đúng cách, hệ thống sẽ không duyệt hồ sơ.

Với tài khoản mức độ 2, công an khu vực phải gọi điện tới các cơ quan bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội để đối chiếu thông tin mà công dân cung cấp. Tính đặc thù của tài khoản định danh điện tử đó là việc đăng ký tài khoản không hề dễ dàng, mọi bước cần phải đảm bảo tính chính xác, độ bảo mật và tránh tình trạng đăng ký giả mạo. Bên cạnh đó việc quyét mã QR Code gặp lỗi có thể do camera của điện thoại mờ, không tương thích. Lỗi về sai mật khẩu, khi công dân đặt lại, trung tâm phải đối sánh với cơ sơ dữ liệu tránh giả mạo. Các lỗi đăng ký tài khoản định danh chiếm % rất nhỏ so với các trường hợp đăng kí thành công.

 

6.2. Thời gian cấp tài khoản định danh điện tử là bao lâu?

Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký mở tài khoản định danh điện tử, thời gian công dân nhận được sẽ tuỳ vào những trường hợp khác nhau:

Đối với công dân là người Việt Nam đã có căn cước công dân gắn chip thì cần từ một đến ba ngày, dưới bảy ngày đối với cong dân chưa có căn cước gắn chip.

Đối với người nước ngoài khi đăng ký tài khoản định danh cấp độ 1 sẽ không quá một ngày làm việc, với công dân nước ngoài khi đăng ký tài khoản định danh cấp độ 2 sẽ cần từ ba đến dưới bảy ngày làm việc.

Đối với doanh nghiệp hoặc tổ chức đã được xác thực thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia thì mất dưới một ngày làm việc, trường hợp chưa xác thực thông tin thì mất dưới 15 ngày làm việc.

 

6.4. Chi phí để đăng ký tài khoản định danh là bao nhiêu?

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định 51: Công dân, doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam khi đăng ký mở tài khoản định danh điện tử sẽ hoàn toàn được miễn phí từ chi phí đăng ký đến khi sử dụng những thông tin đã khai báo tài khoản định danh điện tử.

 

6.5. Không đăng ký tài khoản định danh điện tử có bị phạt không?

Theo Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, việc đăng ký tài khoản định danh điện tử hiện nay chưa bắt buộc nhưng khuyến khích người dân nên đăng kú vì các tiện ích của nó mang lại. Vì vậy người dân chưa có tài khoản sẽ không bị phạt. 

Trên đây là những chia sẻ của Luật LVN Group về định danh điện tử và trả lời một số câu hỏi liên quan tới chủ đề này. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ về pháp luật, mời quý bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.0191. Trân trọng cảm ơn.