1. Mở rộng phạm vi, đối tượng của việc giải quyết khiếu nại hành chính

Khiếu nại là một trong các quyền cơ bản của công dân được quy đinh trong Hiến pháp. Khiếu nại hành chính thực chất là sự phản ứng của công dân, tổ chức trước hành vi công vụ trái pháp luật gây thiệt hại hoặc bị họ cho rằng gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ.

Khiếu nại nói riêng – nó tạo điều kiện thuận lợi để công dân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành chính của cơ quan hành chính, cá nhân có thẩm quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các nhân, tổ chức khác; bên cạnh đó nó cũng giúp cơ quan hành chính nhà nước kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật….

Theo quy định của Luật Khiếu nại, khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật Khiếu nại quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Như vậy, khiếu nại là quyền chủ thể của công dân, có quan hệ mật thiết với các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các lĩnh vực hành chính – chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và trong các lĩnh vực cá nhân. Khiếu nại là phương tiện pháp luật tự vệ khi các quyền chủ thể bị vi phạm, đồng thời là một phương tiện pháp luật mà nhờ đó cơ quan hành chính, những người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính kiểm tra được tính hợp pháp, hợp lý về các quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình.

Theo quy định của pháp luật về khiếu nại hành chính, cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại các đối tượng sau đây khi có căn cứ cho rằng các đối tượng đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình:

  1. Quyết định hành chính: là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
  2. Hành vi hành chính: là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.
  3. Quyết định kỷ luật: là văn bản thể hiện dưới hình thức quyết định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để áp dụng một trong các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Luật Khiếu nại, tố cáo điều chỉnh khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nưóc. Trong khi đó thực tế còn có các khiếu nại của đội ngũ viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công, cho nên thời gian tới Luật Khiếu nại cần tiếp tục duy trì việc giải quyết các khiếu nại hành chính như hiện hành, đồng thời bổ sung việc giải quyết các khiếu nại đối vối quyết định, hành vi hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc của người có thẩm quyền trong các đơn vị này. Đối vối việc giải quyết các khiếu nại khác: khiếu nại về lao động, về áp dụng thuế, truy thu thuế, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, khiếu nại trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử… sẽ do các luật chuyên ngành hoặc pháp luật về tố tụng quy định.

 

2. Tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền

Tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, trách nhiệm của người có quyết định hành chính, hành vi hành chinh trong việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.

Theo đó:

– Quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.

Hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật.

Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức là những quyết định, hành vi chỉ đạo, điều hành việc triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; quản lý, tổ chức cán bộ, kinh phí, tài sản được giao; kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chính sách, pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức.

– Để đảm bảo tính khách quan, dân chủ, kịp thời trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính cần hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính theo hướng: công dân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan đó xem xét lại quyết định, hành vi hành chính do họ ban hành. Việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính được tiến hành khi công dân trực tiếp hoặc có đơn cho rằng quyết định, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Thủ tục xem xét lại được tiến hành nhanh gọn, nếu quyết định hành chính, hành vi hành chính vi phạm pháp luật, phải sửa chữa kịp thời. Trường hợp cơ quan hành chính nhà nước không xem xét lại hoặc công dân không đồng ý với việc sửa đổi, bổ sung quyết định thì công dân có quyền khiếu nại đến Toà hành chính hoặc thủ trưởng cơ quan cấp trên của người có quyết định, hành vi hành chính bị khiếu nại. Trong trường hợp thủ trưởng cơ quan cấp trên của người bị khiếu nại đã giải quyết, nhưng người khiếu nại vẫn không đồng ý thì họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án.

– Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng và công chức các cơ quan hành chính nhà nước trong việc xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính; giải quyết khiếu nại hành chính; tổ chức thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật. Quy định rõ chế tài xử lý nếu thủ trưởng, công chức các cơ quan hành chính nhà nước thiếu trách nhiệm trong việc xem xét lại, trong việc giải quyết khiếu nại, thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

 

3. Đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại hành chính

Thủ tụckhiếu nạihành chínhlà một hoạt động diễn ra khá phổ biến hiện nay, bất kỳ hành vi hành chính hay quyết định hành chính nào vi phạm pháp luật đều bị khiếu nạihành chính.

Đổi mới thủ tục giải quyết khiếu nại theo hướng tăng cường tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ. Pháp luật cần mở rộng quyền của người khiếu nại, người được uỷ quyền khiếu nại, các quyền, nghĩa vụ của Luật sư của LVN Group trong hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại hành chính (Luật sư của LVN Group được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại; được xác minh, thu thập chứng cứ; được nghiên cứu hồ sơ vụ việc…); quy định việc công bố quyết định giải quyết khiếu nại; quy định rõ việc thẩm tra, xác minh, việc gặp gỡ, đối thoại, tranh luận trong quá trình giải quyết khiếu nại, sự tham gia của đại diện các tổ chức chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, của Luật sư của LVN Group… đồng thời, ghi nhận người giải quyết khiếu nại có quyền tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn khi xét thấy cần thiết và Hội đồng này có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, tham mưu giải quyết nội dung khiếu nại.

Theo đó, có đối tượng khiếu nại hành chính là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức. Các quyết định hành chính được ban hành, hành vi hành chính được thực hiện luôn liên quan đến một thủ tục hành chính cụ thể. Tuy nhiên, không phải mọi quyết định hành chính, hành vi hành chính đều là đối tượng khiếu nại. Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Luật Khiếu nại, những quyết định hành chính, hành vi hành chính không phải là đối tượng khiếu nại gồm:

  1. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong nội bộ cơ quan nhà nước để chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
  2. Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong chỉ đạo điều hành của cơ quan hành chính cấp trên với cơ quan hành chính cấp dưới;
  3. Quyết định hành chính có chứa đựng các quy phạm pháp luật do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
  4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định.

4. Cơ chế bảo đảm việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật

Các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật phải được công khai để người dân và các cơ quan có trách nhiệm thực hiện.

Quy định rõ trách nhiệm thi hành quyết định giải quyết khiếu nại của người giải quyết, người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan, đồng thời quy định cụ thế việc xử lý hành vi vi phạm trong qua trình thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.

Trước mắt, xác định người giải quyết khiếu nại trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại do mình ban hành; căn cứ vảo tính chất, mức độ, phạm vi vụ việc khiếu nại mà giao cho cơ quan chuyên môn phù hợp thuộc thẩm quyền quản lý để kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, về lâu dài, nghiên cứu để giao trách nhiệm tố chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cho cơ quan thi hành án hoặc một cơ quan chuyên trách phù hợp.

 

5. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Toà hành chính

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu nại hành chính, một mặt phải hoàn thiện cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính, mặt khác phải củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động của Toà hành chính, mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa hành chính để Toà án có khả năng đảm nhận việc xét xử tất cả các khiếu kiện hành chính.

Đồng thời, đổi mới thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính theo hướng đơn giản hơn nhằm tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khởi kiện hành chính tại Toà án.

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).