Năm 2001 bệnh viện thành lập khoa Phục hồi chức năng do tôi phụ trách từ đó cho đến bây giờ. Năm 2002 phụ cấp vào lương của tôi được chuyển cho nhân viên trực tiếp phụ trách phòng vi sóng/sóng ngắn. Hiện tại bộ phận vật lý trị liệu trong khoa tôi bao gồm các máy vi sóng, sóng ngắn, laser năng lượng cao, sóng xung kích điều trị, siêu âm điều trị, điện từ trường, hồng ngoại, kéo giãn cột sống và một số máy khác. Do phụ trách khoa nên tôi vẫn thường xuyên phải vào các phòng có máy phát sóng độc hại đang hoạt động.
Xin hỏi Luật sư của LVN Group tôi có được hưởng chế độ phụ cấp độc hại? Nếu có thì được hưởng như thế nào? Tôi sinh 1964 (hiện tại 52 tuổi), thời gian công tác được 20 năm 03 tháng, thời gian làm việc ở bộ phận vi sóng/sóng ngắn được 18 năm 03 tháng. Tôi muốn nghỉ hưu trong năm 2016 này thì chế độ lương hưu của tôi sẽ như thế nào?
Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Luật sư tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại (24/7) gọi: 1900.0191
Trả lời:
– Căn cứ vào Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc hội quy định:
“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;”
– Thì bạn tới tháng 6/2016 bạn được 52 tuổi, trên 20 năm đóng BHXH. Bạn làm ở bệnh viện tỉnh, nơi đây có hệ số khu vực là 0,1 (theo quy định tại Thông tư số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT).
– Căn cứ theo điểm a khoản 3 Phần II Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định:
“Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.”
Do vậy, phụ cấp độc hại bạn chỉ được tính vào lương, không dùng để tính hưởng bảo hiểm xã hội cũng như chế độ hưu trí.
Theo như bạn trình bày bạn không nhắc đến việc bạn bị suy giảm khả năng lao động, và công việc của bạn không thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (quy định tại Thông tư 36/2012/TT-BLĐTBXH) vậy bạn cũng không thuộc Điều 55 và Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội về trường hợp được hưởng lương hưu.
Vì bạn đã có trên 20 năm đóng BHXH nên bạn có thể xin bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
– Mức hưởng lương hưu được quy định tại Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.”
Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua Tư vấn pháp luật miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật, gọi: 1900.0191. Chúng tôi sẵn sàng giải đáp, Trân trọng./.