>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

Ảnh hưởng toàn diện

Cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ cộng với việc nền kinh tế toàn cầu đang suy thoái sẽ ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam. Chuyên gia kinh tế Vũ Thành Tự Anh (chương trình Fullbright) khẳng định, thị trường xuất khẩu của Việt NamNam cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, người tiêu dùng ở những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản cũng sẽ thắt chặt chi tiêu, do nền kinh tế khó khăn. Điều này sẽ dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng hóa Việt Nam và của những quốc gia xuất khẩu khác ở thị trường nhập khẩu. chắc chắn sẽ bị thu hẹp. Đồng USD suy yếu so với đồng Việt .

Cùng với ý kiến của ông Tự Anh, ông Quang A chỉ rõ Mỹ, EU, Nhật Bản hiện chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những thị trường nhập khẩu này giảm sức mua sẽ là một thiệt thòi lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi đây là những thị trường mà Việt Nam đã xuất siêu trong nhiều năm qua. Trong khi đó, ở thị trường ASEAN và Trung Quốc, Việt Nam luôn là nước nhập siêu. “Khi thị trường nhập khẩu chật chội hơn trước, một nguy cơ khác có thể xảy ra là hàng Trung Quốc và ASEAN sẽ tràn vào Việt Nam. Nếu không chuẩn bị tốt, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thua trên sân nhà”, ông A cảnh báo.

“Một khó khăn khác là vốn FDI trong những năm tới sẽ không tăng và việc giải ngân nguồn vốn này tiếp tục ở mức thấp. Do các nhà đầu tư không còn vốn để thực hiện những dự án để cam kết, khi ngân hàng của họ thắt chặt nguồn cung vốn”, ông Tự Anh phân tích. Mức lạm phát của Việt Nam đang là 25% cũng làm nản lòng nhà đầu tư. Chuyên gia tài chính Huỳnh Bửu Sơn cũng cho rằng, những khoản vay ODA trong năm tới sẽ giảm, do thế giới ưu tiên “giải cứu” cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, lượng kiều hối trong năm nay cũng không tăng, vì suy thoái kinh tế cũng gây khó khăn cho công việc kinh doanh của kiều bào.

Riêng về các ngân hàng, ông Sơn cho rằng sẽ không bị ảnh hưởng nhiều, bởi Việt Nam đang hội nhập sâu về thương mại và các ngân hàng trong nước chưa “bước” sâu vào hệ thống tài chính toàn cầu. Tuy nhiên, ông Sơn cảnh báo về khả năng các khoản vay đáo hạn vào cuối năm, khi các ngân hàng trong nước đã cho vay để doanh nghiệp “đầu cơ” bất động sản trong thời gian qua

Giải pháp nào?
“Doanh nghiệp Việt Nam nên làm cò chứ đừng làm trâu. Trâu chậm buộc phải uống nước đục. Dĩ nhiên tôi không khuyên các doanh nghiệp thừa cơ hội đục nước béo cò. Nhưng trong bối cảnh này, hiểu theo một nghĩa khác, doanh nghiệp nên làm cò tốt hơn làm trâu. Bởi tình thế đã vô cùng bức bách…”. Ông Quang A dẫn chứng, trước cuộc khủng hoảng của nền kinh tế Mỹ, nếu tháng 4 vừa rồi, các ngân hàng trong nước bỏ tiền ra mua lại trái phiếu của chính phủ Việt Nam phát hành cho các tổ chức tài chính, ngân hàng nước ngoài, giờ đã có lãi to. Đây chỉ là một trong những trường hợp mà doanh nghiệp, ngân hàng có thể tận dụng được, để biến “nguy cơ thành cơ hội”. Và hơn ai hết, theo vị viện trưởng IDS, doanh nghiệp trong từng ngành hàng mình phải đọc được thị trường, ngành nghề kinh doanh và chắt chiu từng cơ hội để vượt qua khó khăn.

Tận dụng cơ hội như thế nào? Trong bối cảnh này, nhóm hàng nhạy cảm cao bao gồm rượu mạnh, nước giải khát, dao cạo râu, bàn chải đánh răng. Dầu ăn, sữa đặc, nhóm sản phẩm tẩy rửa… là những mặt hàng ít bị ảnh hưởng. Cuối cùng nhóm mặt hàng kem, bánh snack, bánh quy, kẹo… là nhóm đang ở mức “nguy hiểm”.

Trên cơ sở này, doanh nghiệp cần xem xét mình ở nhóm mặt hàng nào để điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho hợp lý. Đơn cử, doanh nghiệp ngành bột giặt, dầu ăn có thể giữ giá để mở rộng thị phần mà không cần thu hẹp quy mô sản xuất. Đây là cơ hội để doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần với chi phí thấp nhất. Ngược lại, những mặt hàng bị ảnh hưởng nhiều bởi lạm phát, công ty nên điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Cắt giảm đầu tư những nhóm mặt hàng không hiệu quả theo thứ tự ưu tiên. Do vậy, tùy thực tế hoạt động kinh doanh, các doanh nhân có thể lượng hóa những khó khăn để đưa ra giải pháp hợp lý hơn.

Những chuyên gia có mặt tại buổi tọa đàm khuyên các doanh nghiệp tự cứu mình cũng là điều dễ hiểu. Bởi ông Vũ Thành Tự Anh cho rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang “khát” vốn, do chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ. Nhưng cuối tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt khoản vay 20.000 tỷ đồng cho tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Bình luận về động thái này, ông Nguyễn Quang A nói: “Tôi chưa nói đến hiệu quả của khoản vay này, tuy nhiên nếu khoản vay được rót xuống cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang khát vốn sẽ tốt hơn. Điều này sẽ giữ cho hàng triệu người không bị thất nghiệp, chưa tính đến việc tạo thêm một số lượng lớn lao động cho cả nước đã là điều tốt cho nền kinh tế”.
                                                                                                                                                                                            Sơn Nghĩa – Nguồn:  sgtt.com.vn

—————————————————

THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.