>> Luật sư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191
Khi luật doanh nghiệp năm 2005 được áp dụng, chúng ta nhận thấy rất rõ về ưu điểm của văn bản pháp luật này là đối tượng điều chỉnh rất rõ ràng đó là tất cả các loại hình doanh nghiệp (đã khẳng định là doanh nghiệp là phải kinh doanh và với mục tiêu kiếm lời), như vậy có nghĩa là doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cần phải có những điều kiện cụ thể về các yếu tố sau:
Thứ nhất: Phải là vốn đầu tư(nguồn tiền này ở đâu, của ai)
Thứ hai: Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp (được trang bị kiến thức chuyên môn và tính kỷ luật, tính chuyên nghiêp).
Thứ ba: Điều kiện hoạt động và ngành nghề kinh doanh.
Thứ tư: Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Có thể nói rằng để các yếu tố trên đáp ứng cho các doanh nghiệp của chúng ta ở tất cả các loại hình doanh nghiệp mởi chỉ thỏa mãn điều kiện cần còn các doanh nghiệp cần tự đáp ứng cho mình điều kiện đủ .
Chính xác để giải quyết vấn đề này chính là tính bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Đó chính là chính sách, pháp lý đối với doanh nghiệp.
Cụ thể chính sách về vốn đầu tư tất cả các doanh nghiệp có được áp dụng công bằng và minh bạch không (những ông lớn, nguồn vốn ở đâu và tính hiệu quả sử dụng của đồng vốn đó được ai kiểm tra, ai đánh giá và ai có trách nhiệm như quy định hiện hành là thể hiện tính không công bằng và không bình đẳng trong kinh doanh nhất là nguồn vốn) do vậy ta mới thấy rất, rất nhiều những tiêu cực, những sai phạm trong quản lý …. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều thuận lợi hay bất lợi trong vấn đề này ta vẫn thấy có những doanh nghiệp siêu lớn nhưng cũng siêu nợ và siêu phá sản và cũng rất nhiều doanh nghiệp nhỏ cũng rơi vào tình trạng phá sản không thua kém những ông siêu lớn.
Chính sách về thuế, về phân chia lợi nhuận,… tất cả các vấn đề đó hiện nay đang diễn ra trong vòng xoáy quẩn quoanh chưa tìm được lối thoát khiến các doanh nghiệp dù hình thức nào, thể loại nào cũng tìm hướng né tránh hay nói cách khác là không thể thực hiện được vấn đề công khai tài chính công, hay tài chính tư đó chính là tính tất yếu của quy luật cạnh tranh và tình trạng trốn thuế, khai man …. Hiện hữu thường xuyên tại các báo cáo tài chính.
Về nhân lực thì vừa thừa lại vừa thiếu các doanh nghiệp không thể phát triển được nếu không có những con người chuyên nghiệp quản lý và lao động lành nghề, nhưng riêng vấn đề này thì ta thấy rất rõ sự bất cập từ khâu đào tạo “chất lượng còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ xin cho”, chất lượng sản phẩm đào tạo còn thể hiện nhiều bất ổn dẫn đến các doanh nghiệp tìm người tài, giỏi, chuyên nghiệp rất khó mà nạn thất nghiệp cũng hoành hành. Âu cũng xuất phát từ chế độ, chính sách sử dụng nhân lực của các doanh nghiệp và chính sách của nhà nước và các chế độ an sinh xã hội.
Vấn đề thứ ba về chính sách pháp lý đối với ngành nghề và với môi trường sinh thái cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển bền vững hay mầm mống sự suy tàn của doanh nghiệp.
Vấn đề thứ tư là thị trường và tiêu thụ sản phẩm “Ta nói ưu tiên thị trường trong nước, rồi người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, nhưng chính sách thuế xuất nhập khẩu của ta tạo điều kiện cho hàng ngoại chiếm lĩnh thị trường.
Ở bất kỳ nền kinh tế thị trường nào cũng không thể bỏ qua các hình thức thị trường về sản phẩm “thị trường tiêu thu đặc biệt, thị trường gọi thầu, và thị trường thường xuyên). Nhưng quan trọng nhất để có được thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt là chất lượng và giá cả của sản phẩm.
Riêng vấn đề này điểm qua ta cũng thấy sự bất bình đẳng trong chính sách và chiến lược tiêu thụ sản phẩm của chính các loại hình doanh nghiệp.
Để phát triển bền vững mỗi doanh nghiệp chúng ta cần nhìn lại mình là ai, đang ở đâu và cần phải làm gì, được phép làm gì, chính sách pháp lý như thế nào cho định hướng phát triển trong tương lai được gọi là phát triển bền vững, đó cũng là vấn đề mỗi doanh nghiệp cần phải mổ xẻ và phân tích rồi có chính kiến của mình.
Mọi sự thành công, phát triển đều cần sự chủ động tự tin và chuyên nghiệp.
TS. LS Nguyễn Thị Mai Thu
Báo điện tử Tầm Nhìn
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:
2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;
3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;
4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;
5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;