Hoạt động tư pháp nói chung và công tác tư pháp hình sự nói riêng vì thế bộc lộ những bất cập, hạn chế như tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp vẫn còn bất hợp lý. Chưa có sự phân định chính xác, hợp lý giữa các chức năng cơ bản của tô’ tụng, dẫn đến việc quy định vai trò, thẩm quyền cụ thể của từng chủ thể tô’ tụng và trình tự tiến hành các thủ tục tô’ tụng chưa phù hợp. Qua các công trình nghiên cứu cho thấy, có những thẩm quyền thuộc chức năng buộc tội nhưng Viện kiểm sát (cơ quan thực hiện chức năng buộc tội) lại không được thực hiện, ngược lại, Tòa án (cơ quan thực hiện chức năng xét xử) lại được giao thực hiện những thẩm quyền thuộc chức năng buộc tội. Còn thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện quyển của những người tham gia tố tụng, đặc biệt là cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo; ý kiến tranh luận, tranh tụng của các Luật sư vẫn chưa thực sự được coi trọng; không ít bản án, quyết định của Tòa án chưa thực sự dựa trên kết quả tranh tụng dân chủ tại phiên tòa, dẫn đến số’ lượng các bản án bị hủy, sửa còn chiếm tỷ lệ khá cao. Những vướng mắc, bất cập nêu trên đã ảnh hưỏng không nhỏ đến kết quả đấu tranh phòng, chống tội phạm, đến yêu cầu xây dựng một nền tư pháp dân chủ, công bằng, nghiêm minh, bảo vệ công lý, ảnh hưỏng đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo và đặc biệt là đã không tạo ra được cơ chế pháp lý hữu hiệu để thúc đẩy các cơ quan tiến hành tố tụng tự hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mình trước sự đôì trọng, phản biện tích cực từ bên bào chữa.
1. Các quan điểm khác nhau vể chức năng gỡ tội
Đổ làm rõ các đặc điểm của mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, việc nghiên cứu vai trò của Luật sư trong tranh tụng theo các mô hình tố tụng ở một số quốc gia trên thế giới có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện chê định bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự trong các bộ luật tô tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. Ở góc độ nghiên cứu, cần xem xét đến các quan điểm khác nhau liên quan đến chức năng gỡ tội.
Theo Christopher Maxwell, Công tố viên cao cấp bang New South Wales (Ôxtrâylia), một xã hội lành mạnh đòi hỏi phải quản lý các công dân bằng hệ thông pháp luật – hệ thốhg cần phải đạt được sự cân bằng giữa các quyền của những người bị buộc tội và các quyền của cộng đồng trông chờ những người đó phải chịu trách nhiệm về hành vi của họ.
Nhìn từ góc độ lý luận, một tác giả Việt Nam đã quan niệm, trong tô’ tụng hình sự, chức năng gỡ tội tồn tại song song với chức năng buộc tội như là nhu cầu tất yếu khách quan. Khi chưa xác định ai là người thực hiện tội phạm hoặc chưa bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp thì tô’ tụng hình sự chưa xuất hiện chức năng bào chữa. Khi có người bị bắt và bị áp dụng biện pháp ngăn chặn là tạm giữ hoặc có ngưồi mặc dù không bị bắt và không áp dụng biện pháp ngăn chặn nêu trên nhưng bị nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội thì trong tô’ tụng hình sự đã bắt đầu xuất hiện chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội. Buộc tội trong tô’ tụng hình sự được quan niệm là hành vi của cơ quan tiến hành tô’ tụng nhằm xác định trách nhiệm hình sự đô’i với người bị buộc tội trên cơ sở các chứng cứ về vụ án hình sự đã được xác định. Chính bắt đầu từ thòi điểm này, trong tô’ tụng hình sự xuất hiện sự tranh tụng giữa bên buộc tội và bên bào chữa, đồng thời, quá trình tranh tụng được tiếp tục cho đến khi tô’ tụng hình sự kết thúc… Tác giả còn đi đến khẳng định: “chức năng bào chữa không chỉ thuộc về bên bào chữa mà còn thuộc vê’ cả bên buộc tội và cơ quan xét xử nữa”.
Trên một cách tiếp cận khác, một nhóm nghiên cứu đê’ tài khoa học pháp lý đã nhận định: “tố tụng hình sự không được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội không có đốì trọng của nó là chức năng bào chữa” và “tranh tụng chính là sự xác đỉnh mốĩ quan hệ giữa chức năng buộc tội và chức năng bào chữa như là sự thông nhất và đấu tranh giữa hai mặt đối lập”. Sự đấu tranh nhằm phủ định giữa hai chức năng này chính là động lực làm cho hoạt động tố tụng hình sự vận động và phát triển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác làm thay đổi bản chất của vụ án hình sự, từ chỗ chưa xác định được sự thật khách quan của vụ án đến chỗ sự thật đó được làm sáng tỏ. Nhìn từ góc độ thực tiễn, một tác giả khác cho rằng, muôn hoạt động tranh tụng có hiệu quả, điều kiện trước hết là sự hoạt động tích cực của hai chủ thể quan trọng là đội ngũ Công tố viên và Luật sư bào chữa.
Theo quan niệm của người viết, khi coi chức năng gỡ tội như là đối trọng của chức năng buộc tội, một phần xuất phát từ địa vị pháp lý và cách thức sử dụng các biện pháp thực hiện chức năng khác nhau. Hơn nữa, chức năng buộc tội được hậu thuẫn bởi các biện pháp cưSng chế do Nhà nước đặt ra và trước quyền lực cưỡng chế ấy, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân có nguy cơ bị xâm hại. Do đó, quyền tự bào chữa và nhờ ngưòi khác bào chữa phải được coi là điều kiện tất yếu cho việc bảo đảm nguyên tắc tranh tụng một cách công bằng, tạo cơ hội cho người bị buộc tội khả năng tiếp cận với công lý và tố tụng hình sự có được bản chất dân chủ của nó. Vì thế, cần tạo môi trường pháp lý cho việc thực hiện chức năng gỡ tội, thể hiện thông qua việc Nhà nước có biện pháp bảo đảm người bào chữa được thực hiện các kỹ năng chuyên môn của họ mà không bị đe dọa, cản trở, quấy rối hoặc can thiệp không đúng đắn, cũng như người dân có thể tiếp cận một cách bình đẳng và hiệu quả đối vối các dịch vụ pháp lý mà người bào chữa cung cấp.
Vấn đề làm rõ nội hàm của khái niệm chức năng gỡ tội cần được đặt trong bối cảnh xác định mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam hiện nay như thế nào? Sự phân tích của nhóm tác giả đề tài khoa học nêu trên đã cho thấy những vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng mô hình tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới và ở nước ta. Đó là xu hướng tiếp nhận, giao thoa những yếu tố tích cực giữa mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn và mô hình tố tụng hình sự tranh tụng, tiếp tục hoàn thiện “mô hình pha trộn” theo hướng thiên về tranh tụng hơn nữa. Nhóm tác giả này phân biệt giữa hai khái niệm “nguyên tắc tranh tụng” và “mô hình tranh tụng” không đồng nhất vối nhau và cần mở rộng tối đa tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm, coi đây là khâu đột phá.
Tuy nhiên, làm thế nào xác định đúng đắn các tiêu chí xây dựng mô hình tố tụng và mức độ “pha trộn” kết hợp mô hình tô’ tụng tranh tụng và tô’ tụng thẩm vấn, các nguyên tắc cơ bản của mô hình nói trên là một vấn đề trọng tâm cần giải quyết khi nghiên cứu xây dựng nội dung Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015.
Mặt khác, cũng cần làm rõ thêm một sô’ khái niệm như “bào chữa” và “quyền bào chữa” như là một thành tô’ của chức năng gỡ tội. Theo một tác giả, bào chữa là việc dùng lý lẽ, đưa ra tài liệu, chứng cứ để xác định tình trạng vô tội hoặc làm giảm nhẹ trách nhiệm của bị can, bị cáo trong quá trình tô’ tụng. Một tác giả khác cũng đưa ra khái niệm tổng quát về quyền bào chữa trong tô’ tụng hình sự là “tổng hòa các hành vi tô’ tụng do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị kết án thực hiện trên cơ sỏ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm phủ nhận một phần hay toàn bộ sự buộc tội của các cơ quan tiến hành tô’ tụng, làm giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự của mình trong vụ án hình sự”
Có thể nhận thấy, một điểm chung của các mô hình tô’ tụng hình sự đã nêu ở trên là trong tô’ tụng hình sự, luôn luôn tồn tại ba chức năng cơ bản: Chức năng buộc tội, chức năng bào chữa và chức năng xét xử. Các chủ thể được giao thực hiện các chức năng nói trên đều có trách nhiệm đi tìm sự thật vụ án, tìm đến chân lý khách quan của sự việc, bảo đảm quá trình giải quyết vụ án được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Chủ trương của Đảng thể hiện thông qua các Nghị quyết số 08-NQ/TW và 49-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX nêu trên nhấn mạnh về việc xây dựng một nền công tố mạnh, tăng cường trách nhiệm của Viện kiểm sát lớn hơn, toàn diện hơn trong hoạt động điều tra, thực hiện cơ chế công tố gắn liền với hoạt động điều tra. Hiến pháp nám 2013 và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã khẳng định Tòa án là cơ quan thực hiện quyển tư pháp, thực hiện chức năng xét xử, hướng đến việc giữ vai trò là trọng tài khách quan, điều hành việc xét hỏi, tranh luận, ra phán quyết trên cơ sở kết quả tranh tụng dân chủ giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa.
Điều này có nghĩa là, ỏ đâu có việc buộc tội thì ở đó quyền bào chữa phải được thực hiện và tôn trọng nhằm chứng minh bị can, bị cáo không phạm tội hoặc giảm trách nhiệm hình sự. Vì thế, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để ban hành Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015, Ban soạn thảo đã thận trọng nghiên cứu, tiếp thu một số nguyên tắc đặc trưng của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng vào điều kiện cụ thể của mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn. Trong đó, bổ sung nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc suy đoán vô tội như là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam; làm rõ hơn nguyên tắc bảo đảm quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa đã được Hiến pháp năm 2013 quy định.
Do đó, một trong những vấn đề nhận thức có ý nghĩa quan trọng liên quan việc xây dựng và bảo đảm nền tảng dân chủ và quyền con người trong hoạt động tư pháp chính là khẳng định vị trí của chế định bào chũa như một “thành trì” cần thiết trong việc thực hiện các quyền và tự do cơ bản khác của công dân. Trong khi quan niệm chức năng gỡ tội được hiểu là phương diện hoạt động cơ bản nhằm chông lại sự buộc tội trong tô’ tụng hình sự, thì việc xác định địa vị pháp lý và vai trò của một trong những chủ thể quan trọng nhất là ngưòi bào chữa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoàn thiện pháp luật về tố tụng hình sự ỗ Việt Nam hiện nay.
Trong điều kiện Đảng và Nhà nưốc ta đang chủ trương xây dựng một nền tư pháp dân chủ, đề cao việc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, nguyên tắc bình đẳng, công bằng, công khai, minh bạch trong kiến thiết hệ thông cơ quan tư pháp, việc nghiên cứu làm rõ hơn địa vị pháp lý và vai trò của người bào chữa nhằm thực hiện chức năng gỡ tội trong tố tụng hình sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Bên cạnh việc quán triệt Nghị quyết sô’ 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị khóa IX nhằm xác định rõ thẩm quyền của từng cơ quan tiến hành tô’ tụng, môì quan hệ giữa các cơ quan, người tiến hành tô’ tụng và các thiết chê’ bổ trợ tư pháp, những người tham gia tô’ tụng nhằm bảo đảm hoạt động điều tra, truy tô’, xét xử vận hành hiệu quả, điều quan trọng trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2003 để ban hành Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015 là cần làm rõ thêm những đặc điểm và phân định rành mạch các chức năng cơ bản của tô’ tụng hình sự.
Khi bàn đến việc thực hiện các chức năng cơ bản của tố tụng hình sự, như trên đã đề cập, cũng cần làm rõ việc pháp luật tố tụng xác định địa vị pháp lý giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Thư ký Tòa án và những người bào chữa. Vấn đề này về mặt lý luận liên quan việc phân chia các chủ thể tố tụng thành hai loại: Chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tô’ tụng. Sự khác biệt trong địa vị pháp lý của các chủ thể này trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thể hiện ở chỗ, các chủ thể tiến hành tô’ tụng được pháp luật trao trọn vẹn thẩm quyền chứng minh trong vụ án hình sự, được độc quyền trong việc thu thập chứng cứ. Người bào chữa không có quyền thu thập chứng cứ, chỉ có quyền cung cấp tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu. Như đánh giá của các nhà nghiên cứu, trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tô’ tụng luôn ỏ thế chủ động, từ việc thu thập, kiểm tra, đánh giá các chứng cứ đến việc đưa ra các quyết định tô’ tụng có liên quan, còn người tham gia tô’ tụng chỉ ở trong thê’ bị động.
Về phương diện lý luận, cần quan tâm đặt chức năng gõ tội trong mối quan hệ vói vấn đề bảo đảm quyền con ngưòi trong hoạt động tư pháp, cũng như cô’ gắng giải quyết những vướng mắc trong tổng thể vận hành chung của cả hệ thông tư pháp, giữa các chủ thể tiến hành và tham gia tô’ tụng khác. Thực tiễn những năm đổi mới, thực hiện chủ trương cải cách tư pháp vừa qua, có thể thấy rõ sự lúng túng giữa sự đi trưốc về mặt lý luận khoa học pháp lý và nhận thức với thực trạng cơ chê’ điều chỉnh bằng pháp luật và những bất cập đối vối sự tham gia của người bào chữa trong các giai đoạn tố tụng hình sự. Điều này dẫn đến bức xúc trong dư luận, có ảnh hưỏng đến niềm tin vào tiến trình xây dựng Nhà nưốc pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nưốc ta hiện nay.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những hạn chế liên quan đến việc thực hiện chức năng gỡ tội chính là việc xác định địa vị pháp lý của người bào chữa theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự và trong các văn bản hướng dẫn thi hành còn nhiều hạn chế, thể hiện chủ yếu trên các phương diện sau đâỹ:
Thứ nhất, xét về mặt chủ thể thực hiện chức năng gỡ tội, do pháp luật tổ’ tụng xác định người bào chữa chỉ là người tham gia tố tụng và phạm vi hoạt động thuộc lĩnh vực “bổ trợ tư pháp”, nên thực chất người bào chữa chỉ được coi là người trợ giúp pháp lý mang tính bị động, ảnh hưỏng rất nhiều đến việc hành nghề một cách bình đẳng và độc lập. Do vị thế của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không bình đẳng với những người tiến hành tố tụng, nên đến lượt mình, quyền năng của người bào chữa là thứ quyền năng phái sinh, phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận hay không chấp thuận của những người tiến hành tố tụng.
Thứ hai, về mặt xã hội, do chưa được thừa nhận là một chức danh tư pháp độc lập nên vai trò của người bào chữa nói chung, Luật sư nói riêng trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong cải cách tư pháp bị hạn chế. Ranh giới giữa phạm vi hành nghề dịch vụ pháp lý cho xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân vổĩ việc bảo vệ công lý, công bằng và chính nghĩa, góp phần phát triển kinh tế chưa được làm rõ. Nói cách khác, nhận thức của xã hội và của chính các cơ quan tiến hành tố tụng về chức năng xã hội của Luật sư còn nhiều cản ngại, chưa được xem xét và đặt trong tổng thể thế tương tác và phản biện của các bộ phận cấu thành hệ thống tư pháp cũng như vai trò trong sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ ba, thực chất quan niệm coi hoạt động của người bào chữa thuộc phạm vi “bổ trợ tư pháp” xuất phát từ thực tiễn là hành nghề của người bào chữa thường gắn chặt với hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử của Tòa án. Vì thế, trước đây, các Đoàn Luật sư được thành lập trong phạm vi thẩm quyền tài phán của một Tòa án địa phương theo công thức: Tòa án địa phương/ Đoàn Luật sư địa phương/ Tổ chức hành nghề Luật sư địa phương. Đó là lý do hiện ỏ Việt Nam coi hoạt động Luật sư thuộc phạm vi “bổ trợ tư pháp”, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp và các Sở Tư pháp địa phương.
Trong khi đó, như đã phân tích ỏ trên, xét về bản chất thì chức năng gỡ tội tồn tại độc lập và đối trọng vối chức năng buộc tội như một tất yếu khách quan tự thân của tố tụng hình sự. Quan niệm coi hoạt động của người bào chữa thuộc khuôn khổ của các hoạt động “bổ trợ tư pháp” (thực chất chỉ giới hạn trong hoạt động tranh tụng) vô hình trung đã giảm nhẹ ý nghĩa và các giá trị xã hội mà chủ thể này mang lại cho sự phát triển của dân chủ nói chung và hoạt động tư pháp nói riêng. Thực tế cho thấy khi giải quyết tranh chấp giữa công dân vối cơ quan nhà nước trong tố tụng hình sự, hầu hết các nưổc trên thế giới đều thành lập ba chế định: Công tô” làm nhiệm vụ buộc tội, Tòa án thực hành thiên chức trọng tài của mình một cách công bằng thông qua chức năng xét xử và người bào chữa độc lập vổi cơ quan buộc tội và cơ quan xét xử. Tính chất độc lập này không chỉ giới hạn trong phạm vi tranh tụng tại phiên tòa, mà còn mở rộng đến các lĩnh vực của đời sông xã hội. ở Nhật Bản, trong nhận thức của những nhà làm luật mới bắt đầu có những thay đổi thật sự khi xác định Luật sư là một chức danh tư pháp và chế định về Luật sư được coi là một trong ba chiếc cánh nâng đỡ nền tư pháp Nhật Bản.
Trên tinh thần mới của Hiến pháp năm 2013 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, việc tăng cường vị trí, vai trò của người bào chữa trong các thủ tục tố tụng tư pháp nói chung và tư pháp hình sự nói riêng là một trong những yêu cầu quan trọng của cải cách tư pháp được đề ra trong nhiều nghị quyết của Đảng. Yêu cầu chung trong quá trình hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc hành nghề của Luật sư chính là phải làm sao tăng cường các cơ chế bảo đảm để người bào chữa thực hiện ngày càng tốt hơn chức năng bào chữa của mình. Quan trọng nhất là xác định địa vị pháp lý của người bào chữa phải trỏ thành một bên bình đẳng với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình đi tìm sự thật khách quan của vụ án bằng cách gia tăng phạm vi và điều kiện thực thi các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa xuyên suốt các giai đoạn tố tụng, kể cả thủ tục xem xét lại bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và tham gia cơ chế ủy ban tư pháp của
Quốc hội xét lại bản án, quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao.
Trên cách tiếp cận như vậy, trong tương lai, việc điều chỉnh chủ thể người bào chữa; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự; ngưòĩ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố không còn là “người tham gia tô’ tụng” đặt trong Chương IV, mà nên tách ra đưa về Chương V Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2015 là việc đáng được lưu ý.
2. Mô hình, chức năng cơ bản của tố tụng hình sự và vị trí, vai trò của Luật sư trong đời sống và tố tụng
Kết quả nghiên cứu sự phát triển của mô hình tô’ tụng hình sự nước ta cho thấy những yếu tô’ chi phối do điều kiện lịch sử với mô hình tô’ tụng hình sự thẩm vấn bắt nguồn từ truyền thông luật châu Âu lục địa. Cụ thể, sau khi giành được chính quyền năm 1945, hệ thống cơ quan tư pháp của nước ta được hình thành theo Hiến pháp năm 1946, chịu ảnh hưỏng của mô hình tô’ tụng hình sự của Pháp, nhưng đến Hiến pháp năm 1959 và 1980, mô hình tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp và hệ thông pháp luật nước ta chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình tô’ tụng hình sự của Liên bang Xô viết. Khi Bộ luật tô’ tụng hình sự đầu tiên của nước ta ban hành năm 1988, sau đó, được thay thê’ bằng Bộ luật tô’ tụng hình sự năm 2003, các nhà nghiên cứu đều đi đến thống nhất đặc điểm chung của mô hình tô’ tụng hình sự hiện nay ỏ nước ta về cơ bản là mô hình pha trộn nghiêng ẹ về thẩm vấn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, mô hình này đã tiếp thu một sô’ điểm tiến bộ của mô hình tô’ tụng hình sự tranh tụng, có vận dụng cho phù hợp vối điều kiện phát triển kinh tế – xã hội cụ thể của Việt Nam.
Đặc trưng của mô hình tô’ tụng hình sự Việt Nam không coi vụ án hình sự là tranh chấp, xung đột pháp lý giữa các bên mà là các hành vi xâm hại tới trật tự công cộng, lợi ích chung của xã hội, Nhà nước phải có trách nhiệm giải quyết. Đương nhiên, về mặt lý luận và trong pháp luật thực định sẽ phải giao trách nhiệm và thẩm quyền trong việc đi tìm sự thật của vụ án cho các cơ quan tiến hành tô’ tụng, người tiến hành tô’ tụng và nới rộng, gia tăng các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khác trong việc thực hiện chức năng phản biện của mình. Xuất phát từ mục tiêu làm rõ sự thật khách quan, Bộ luật tô’ tụng hình sự đến lượt mình sẽ phải quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tô’ điều tra, truy tô’ xét xử và một sô’ thủ tục thi hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và mô’i quan hệ giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tô’ tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tô tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tô’ tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc tê’ trong tô’ tụng hình sự. Trên cơ sở đó, Bộ luật tô’ tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chê’ độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chôhg tội phạm.
Đó là những đòi hỏi rất cao, phù hợp vởi những tiêu chuẩn tiến bộ trong mặt bằng chung của văn minh pháp lý nhân loại. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Ban soạn thảo thảo luận và dành sự quan tâm đặc biệt nhằm làm rõ mức độ “giao thoa” giữa hai loại mô hình tô’ tụng hình sự phổ biến, đồng thời, thể hiện trên thực tế các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự như: nguyên tắc suy đoán vô tội, nguyên tắc tranh tụng được bảo đảm. Bên cạnh đó, do mô hình thẩm vấn được xác định là “lõi” chính để xây dựng mô hình tô’ tụng hình sự Việt Nam, lấy việc tìm kiếm sự thật vụ án bằng phương pháp điều tra và thẩm vấn ỏ tất cả các giai đoạn tô’ tụng, nên việc cụ thể hóa liều lượng nhằm bảo đảm quá trình cân bằng trong tranh tụng giữa các chủ thể buộc tội và gỡ tội ngay từ giai đoạn điều tra cho đến khi mở phiên tòa công khai có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật.
Quy trình này về cơ bản vẫn dành cho những người tiến hành tô’ tụng có nhiều quyền hạn, trách nhiệm thực hiện các biện pháp điều tra do pháp luật quy định để thu thập, đánh giá chứng cứ để từ đó kết luận điều tra, quyết định truy tô’ hoặc không truy tô’ người phạm tội. Sự chuyển hóa và làm rõ mức độ “giao thoa” giữa mô hình thẩm vấn với mô hình tranh tụng cũng sẽ đòi hỏi các nhà làm luật giải quyết bài toán về vị trí trung tâm của Tòa án trong tiến trình cải cách tư pháp. Bồi lẽ, theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, ngay tại phiên tòa, phương pháp điều tra, thẩm vấn vẫn là phương pháp chủ yếu được áp dụng mà không phải là sự đốì tụng, cạnh tranh giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Chủ tọa không chỉ nắm giữ quyền điều hành mà còn quyết định nội dung, phạm vi, giối hạn của việc thẩm vấn, trực tiếp đặt những câu hỏi về từng tình tiết của vụ án nhằm xác minh tính trung thực, tính đúng đắn của các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án; thẩm tra các nhân chứng; xem xét những vật chứng liên quan. Thủ tục tô’ tụng tiếp theo là quá trình tham gia thẩm vấn và tranh tụng giữa Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự…
Một trong những vấn đề quan trọng là làm thế nào thể chế hóa quan điểm của Đảng về tăng cường tranh tụng tại phiên tòa trong điều kiện mô hình tố tụng hình sự của Việt Nam chủ yếu dựa vào mô hình thẩm vấn, cũng như làm rõ sự khác biệt trong nội hàm khái niệm “tranh tụng” và “tranh luận”, bởi lẽ, ngay trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có một chương riêng về tranh luận tại phiên tòa. Việc tranh tụng, đối đáp chỉ diễn ra giữa Kiểm sát viên (đại diện cho bên buộc tội) và người bào chữa cùng những người tham gia tố tụng khác và trách nhiệm Kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối vối từng ý kiến của người bào chữa. Tuy nhiên, khi Bộ luật tô’ tụng hình sự không quy định chế tài trong trường hợp Kiểm sát viên không đưa ra lập luận, đôì đáp vổi người bào chữa thì quan điểm và đề nghị tội danh, mức án có là căn cứ để Hội đồng xét xử chấp nhận hay không. Ban soạn thảo cũng đã phải giải quyết bài toán thực tế hiện nay, thời lượng người bào chữa tham gia thẩm vấn và tranh luận chỉ chiếm trung bình khoảng 10% thòi gian diễn tiến phiên tòa, chưa bảo đảm cho việc thực hiện nguyên tắc tranh tụng đi đến tận cùng nhằm xác định sự thật khách quan trong quá trình xét xử. Đó là chưa kể còn có cuộc tranh luận về quan điểm để Ban soạn thảo đi đến thống nhất theo hưống đề nghị trình tự thẩm vấn chủ yếu sẽ do hai chủ thể buộc tội và gỡ tội tiến hành, còn vai trò của Thẩm phán và Hội đồng xét xử sẽ chỉ hỏi lại những vấn đề chưa được các bên làm rõ.
Điều này còn liên quan đến vai trò quan trọng của Tòa án trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo mô hình hiện hữu, Tòa án đã trở thành chủ thể chủ động chứng minh tội phạm, quyết định tội danh và hình phạt, vối nhiều quyền hạn, trách nhiệm lốn, kể cả việc trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc quyết định khởi tố tại phiên tòa, đưa ra các kiến nghị xử lý. Thẩm phán tiếp xúc với hồ sơ ngay từ khi Viện kiểm sát chuyển sang; trong một số vụ án, một số Tòa án còn cử Thẩm phán tham dự một số cuộc họp liên ngành nhằm thảo luận về hành vi, tội danh trong khi hồ sơ còn chưa chuyển sang Tòa án. Trong tư duy của một số Thẩm phán, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ và kế hoạch xét hỏi cũng như dự kiến chuẩn bị án ván, dường như đã chứa đựng trong đó nhận thức coi hành vi của bị cáo là có tội, việc thẩm tra công khai tại phiên tòa chỉ nhằm làm rõ hơn nhận thức đó mà thôi. Có những vụ án, Thẩm phán ban hành các quyết định trả hồ sơ điều tra nhiều lần, thậm chí, theo hướng xác định tội danh nặng hơn…
Đây chính là sự khác biệt rất lốn so vối mô hình tố tụng tranh tụng và với ngay cả một số mô hình giao thoa với tố tụng thẩm vấn. So sánh trong tố tụng của nhiều quốc gia, Thẩm phán hầu như không được biết trước các chứng cứ buộc tội và gỡ tội, việc thẩm tra chứng cứ được tiến hành tại phiên tòa. ở Nhật Bản, Thẩm phán chủ tọa có thể hỏi thêm các vấn đề mà bên buộc tội và bên gỡ tội chưa làm rõ được. Đặc biệt, phán quyết của Tòa án đều dựa trên kết quả tranh tụng công khai tại phiên tòa.
Đó cũng chính là lý do vì sao trong quá trình thảo luận, xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật tố tụng, bên cạnh việc phân định các chức năng cơ bản trong tố tụng hình sự, vấn đề xác định vai trò, vị thế của Tòa án cũng như khả năng để Tòa án giữ vai trò trung gian, đóng vai trò “trọng tài” ở mức độ nào và trình tự các chủ thể tiến hành thẩm vấn đã được tranh luận, phản biện rất kỹ.
Những vấn đề liên quan đến nhận thức mới về mô hình, chức năng cơ bản của tố tụng hình sự và vị trí, vai trò của Luật sư trong đời sống và tô’ tụng nói trên có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sửa đổi, bổ sung chế định bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
3. Chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp
Căn cứ vào mối quan hệ giữa chứng cứ và đối tượng chứng minh để phân loại chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp, theo đó:
Chứng cứ trực tiếp: Bộc lộ ngay các yếu tố của đối tượng chứng minh
Chứng cứ gián tiếp: Cần có sự phối hợp, kết hợp với các sự kiện khác mới đủ khả năng xác định được các tình tiết của đối tượng chứng minh.
4. Chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại
Căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ của chứng cứ để phân loại chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép lại, thuật lại, theo đó:
Chứng cứ gốc: Được phát hiện từ nơi xuất xứ đầu tiên, không qua các khâu trung gian. Mức độ chính xác về thông tin cao.
Chứng cứ sao chép lại, thuật lại: Có sự liên quan đến chứng cứ gốc. Từ chứng cứ gốc để thực hiện sao chép và thuật lại qua trung gian. Mức độ chính xác tương đối, dễ bị sai lệch.
5. Chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội
Căn cứ và đối tượng buộc tội để phân loại chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, theo đó:
Chứng cứ buộc tội: Là những kết luận về yếu tố lỗi của bị can, bị cáo. Đây là căn cứ cho việc tiến hành khởi tố, truy tố xét xử,…
Chứng cứ gỡ tội: Là những kết luận xác định không có việc phạm tội xảy ra. Đây là căn cứ để hủy bỏ các quyết định khởi tố, và đình chỉ các công việc liên quan đến vụ án,…
Trong nhiều trường hợp, một chứng cứ ban đầu có giá trị buộc tội nhưng về sau lại là chứng cứ gỡ tội.
6. Chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể
Dựa vào hình thức tồn tại của chứng cứ để phân loại chứng cứ vật thể và chứng cứ phi vật thể, theo đó:
Chứng cứ vật thể: Tồn tại dưới dạng vật chất nhất định, cụ thể
Chứng cứ phi vật thể: Được tồn tại qua lời khai, qua các tài liệu khác do cơ quan có thẩm quyền cung cấp, kết luận giám định, biên bản điều tra,…