1. Khắc phục hậu quả đã gây ra thì có bị đi tù không ?
Kính thưa Luật sư của LVN Group, tôi có đứa cháu năm nay chưa đủ 18 tuổi pham tội trộm cắp tài sản nhưng đã thành khẩn khai nhận và bồi thương khắc phục hậu quả, tôi nghe nói có biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn. Vậy Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi điều kiện để cháu tôi được áp dụng biện pháy ấy là gì ?
Người gửi: Đinh Hồng Nghiêm
Trân trọng/
Luật sư trả lời : Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện nay có ba biện pháp giám sát, giáo dục trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự là : Khiển trách , hòa giải tại công đồng và giaó dục tại xã, phường, thị trấn
Vậy sau đây là các điều kiện để được áp dụng các biện pháp trên :
Điều 93. Khiển trách
1. Khiển trách được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây nhằm giúp họ nhận thức rõ hành vi phạm tội và hậu quả gây ra đối với cộng đồng, xã hội và nghĩa vụ của họ:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng;
b) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khiển trách. Việc khiển trách đối với người dưới 18 tuổi phạm tội phải có sự chứng kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi.
3. Người bị khiển trách phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc;
b) Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
c) Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
4. Tùy từng trường hợp cụ thể cơ quan có thẩm quyền ấn định thời gian thực hiện các nghĩa vụ quy định tại điểm b và điểm c khoản 3 Điều này từ 03 tháng đến 01 năm.
Điều 94. Hòa giải tại cộng đồng
>> Luật sư tư vấn luật hình sự trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191
1. Hòa giải tại cộng đồng được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc hòa giải tại cộng đồng khi người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại đã tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
3. Người được áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Xin lỗi người bị hại và bồi thường thiệt hại;
b) Nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
Điều 95. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 01 năm đến 02 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong những trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này;
b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 91 của Bộ luật này.
2. Người được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động;
b) Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã, phường, thị trấn;
c) Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép;
d) Các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Bộ luật này.
3. Nếu người được giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2.Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
>> Liên hệ sử dụng dịch vụ: Luật sư tư vấn, tranh tụng trong lĩnh vực hình sự;
Theo dự thảo, biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn được áp dụng với các đối tượng quy định để giám sát, quản lý, giáo dục họ tại nơi cư trú, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, khắc phục các nguyên nhân và điều kiện dẫn đến vi phạm pháp luật.
Đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn quy định tại Điều 90 Luật Xử lý vi phạm hành chính và thời hiệu áp dụng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các đối tượng này được xác định như sau:
a- Đối tượng là người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 1 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
b- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý được quy định tại Bộ luật Hình sự thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm;
>> Xem thêm: Quy định mới nhất về tội cưỡng đoạt tài sản theo luật hình sự ?
c- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi, gồm gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm nêu trên;
d- Đối tượng là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi, gồm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm nêu trên;
đ- Đối tượng là người từ đủ 14 tuổi trở lên đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy thì thời hiệu là 3 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối hành vi vi phạm nêu trên;
e- Đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã 2 lần bị xử phạt vi phạm hành chính và bị lập biên bản vi phạm hành chính tại lần vi phạm thứ 3 trong thời hạn 6 tháng về một trong các hành vi, gồm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác, gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, chiếm giữ trái phép tài sản, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác, gây rối trật tự công cộng, trộm cắp tài sản, đánh bạc, lừa đảo, đua xe trái phép, ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình nhưng không phải là tội phạm thì thời hiệu là 6 tháng, kể từ ngày thực hiện lần cuối một trong các hành vi vi phạm nêu trên.
Không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người nước ngoài.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 3 tháng đến 6 tháng tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân, tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của người vi phạm.
3.Biện pháp quản lý tại gia đình
Đối tượng quy định tại các Điểm c, Điểm d và người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy quy định tại Điểm đ nói trên của Nghị định này nếu đáp ứng các điều kiện sau đây, thì được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
a- Tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình;
b- Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c- Cha, mẹ hoặc người giám hộ có nhân thân tốt, đang cư trú cùng với người chưa thành niên, có điều kiện thuận lợi để quản lý, giáo dục người chưa thành niên và có bản cam kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 của Nghị định này.
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 3 tháng đến 6 tháng
4.Bình luận về áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
>> Xem thêm: Mặt chủ quan của cấu thành tội phạm ? Nội dung các dấu hiệu trong mặt chủ quan ?
Xuất phát từ đặc điểm về độ tuổi, tâm sinh lý của người dưới mười tám tuổi phạm tội (người chưa thành niên phạm tội), thì việc nhận thức về xã hội, pháp luật của họ cũng chưa đầy đủ so với người trưởng thành trong nhìn nhận, đánh giá mọi vấn đề. Vì vậy, yêu cầu tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giám sát giáo dục người dưới mười tám tuổi phạm tội là cần thiết.
Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 qui định thay thế việc áp dụng hình phạt và biện pháp tư pháp bằng biện pháp giáo dục tại xã phường thị trấn là hoàn toàn phù hợp, nhưng vẫn đảm bảo được mục đích giáo dục, vẫn giúp họ nhận thức rõ lỗi lầm và có cơ hội khắc phục sửa chữa những sai phạm đối với dưới mười tám tuổi phạm tội trong giai đoạn hiện nay.
Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một trong các biện pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự được áp dụng đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội. Đây là những qui định mới hết sức tiến bộ được qui định tại Điều 95 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, với mục đích tăng khả năng áp dụng các qui định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội, hạn chế thấp nhất việc áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối vớicác đối tượng này.
Theo qui định tại Điều 429 BLTTHS năm 2015 thì khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo qui định tại Điều 92 và Điều 95 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017, thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ, lý giải quyết.
Như vậy, theo qui định tại Điều 95 BLHS thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án có thể áp dụng các biệp pháp giáo dục tại xã phường thị trấn từ 1 đến 2 năm đối với người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Phạm tội ít nghiêm trọng, hoặc phạm tội nghiêm trọng thuộc trường hợp qui định tại điểm a khoản 2 điều 91 BLHS.
– Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng thuộc trường hợp qui định tại điểm b khoản 2 điều 91 BLHS.
Khi được giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức giám sát, giáo dục thì các đối tượng phải thực hiện các nghĩa vụ sau:
+ Chấp hành đầy đủ nghĩa vụ về học tập, lao động.
+ Chịu sự giám sát, giáo dục của gia đình, xã phường, thị trấn.
>> Xem thêm: Tù chung thân có được giảm xuống thành tù có thời hạn không? Mẫu đơn xin giảm án phạt tù ?
+ Không đi khỏi nơi cư trú khi không được phép.
+ Tuân thủ pháp luật, nội quy, quy chế của nơi cư trú, học tập, làm việc.
+ Trình diện trước cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu.
+ Tham gia các chương trình học tập, dạy nghề do địa phương tổ chức, tham gia lao động với hình thức phù hợp.
Nếu người được giám sát giáo dục tại xã phường thị trấn đã chấp hành một phần hai thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của UBND cấp xã nơi được giao giám sát giáo dục, cơ quan đã áp dụng biện pháp này có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại xã phường thị trấn.
Đây là những qui định mới, hết sức tiến bộ với mục đích tăng khả năng áp dụng các qui định về miễn trách nhiệm hình sự đối với người dưới mười tám tuổi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất việc việc phải áp dụng hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với người chưa thành niên phạm tội, thể hiện tính nhân đạo cao trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội tạo điều kiện cho họ nhận thức rõ lỗi lầm có cơ hội khắc phục sai phạm nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Vì vậy: gia đình, nhà trường, xã hội cần tăng cường trách nhiệm trong việc giám sát, giáo dục họ để biện pháp này đạt hiệu quả.
5. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
>> Xem thêm: Mặt khách quan của cấu thành tội phạm ? Dấu hiệu, đặc điểm của cấu thành tội phạm ?
1. Khi miễn trách nhiệm hình sự cho người dưới 18 tuổi phạm tội mà xét thấy có đủ điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định của Bộ luật hình sự thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong vụ án do cơ quan mình thụ lý, giải quyết.
2. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có các nội dung chính:
a) Số, ngày, tháng, năm; địa điểm ra quyết định;
b) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ra quyết định và đóng dấu của cơ quan ra quyết định;
c) Lý do, căn cứ ra quyết định;
d) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, bị cáo;
đ) Tội danh, điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự đã áp dụng;
e) Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
g) Trách nhiệm của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị áp dụng biện pháp này cư trú.
3. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải giao quyết định cho người bị áp dụng biện pháp này, cha mẹ hoặc người đại diện của họ và chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Luật LVN Group!
Trân trọng./.