Nội dung được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

Cơ sở pháp lý: 

– Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020

– Nghị định 131/2021/NĐ-CP (có hiệu lực 15/02/2022)

Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có ghi nhận hỗ trợ đối tượng để theo học đến trình độ đại học và được hướng dẫn tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP.

1. Đối tượng được hưởng hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học

Điều 94 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng hưởng chế độ hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học như sau:

Đối tượng hưởng theo quy định tại Pháp lệnh như sau:

a) Người có công quy định tại các điểm d, đ, e khoản 1 Điều 3 và khoản 1 Điều 38 Pháp lệnh. Cụ thể đó là:

– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;

b) Con của người có công quy định tại các điểm a, b, đ, e, g, h, i khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh; thân nhân liệt sĩ. Cụ thể đó là:

– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;

– Bệnh binh;

– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

– Thân nhân liệt sỹ.

Người học thuộc diện hưởng chế độ ưu đãi được quy định như sau:

a) Con người có công đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với người học đang theo học Chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật (sau đây gọi là cơ sở giáo dục phổ thông).

b) Người có công và con của họ đang theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học).

2. Chế độ hỗ trợ gồm những gì?

Chế độ hỗ trợ gồm:

– Hỗ trợ học phí theo quy định của Luật Giáo dục.

– Trợ cấp mỗi năm học một lần.

– Trợ cấp hằng tháng.

3. Nguyên tắc hỗ trợ như thế nào?

– Người học thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.

– Người học cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.

– Thời gian hưởng chế độ ưu đãi là thời gian của khung đào tạo theo quy định tại quy chế đào tạo đại học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục phổ thông, kể cả thời gian ngừng học do ốm đau, tai nạn mà chưa có quyết định thôi học.

– Người học chưa hưởng chế độ ưu đãi đủ thời gian theo quy định mà chuyển cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì được giải quyết tiếp chế độ ưu đãi tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học mới sau khi trừ đi thời gian đã được hưởng chế độ ưu đãi.

– Chế độ ưu đãi chỉ được thực hiện đối với người học đã được tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong thời gian theo học của cấp học, khóa học.

– Các trường hợp không áp dụng:

+ Không áp dụng chế độ ưu đãi đối với người học đã hưởng chế độ ưu đãi đủ thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều này tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học cùng trình độ đào tạo.

+ Không áp dụng trợ cấp hằng tháng đối với trường hợp đang hưởng lương hoặc chi phí sinh hoạt khi đi học.

– Thời gian hưởng trợ cấp hàng tháng được cấp đủ 12 tháng cho một năm học.

– Trường hợp người có công đồng thời là thân nhân liệt sĩ thì chỉ hưởng chế độ cao nhất của một đối tượng.

4. Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi

Hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 97 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Cụ thể:

Trường hợp hồ sơ người có công đang do quân đội, công an quản lý thực hiện như sau:

a) Cá nhân gửi đơn đề nghị theo Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy xác nhận theo Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định này gửi đến cơ quan, đơn vị quản lý người có công vào đầu năm học đầu tiên của giáo dục phổ thông hoặc đầu khóa học của giáo dục nghề nghiệp, đại học.

b) Cơ quan, đơn vị quản lý người có công thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, có trách nhiệm đề nghị cơ quan quản lý hồ sơ xác nhận và gửi đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người học thường trú kèm theo bản sao hồ sơ người có công.

c) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn khoản này. Thời gian xem xét, giải quyết không quá 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị.

Trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

a) Cá nhân gửi đơn đề nghị theo Mẫu số 20 Phụ lục I Nghị định này kèm giấy xác nhận theo Mẫu số 41 Phụ lục I Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản lý hồ sơ người có công vào đầu năm học đầu tiên của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông hoặc đầu khóa học của giáo dục nghề nghiệp, đại học.

Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý thì cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận trong thời gian 03 ngày làm việc và gửi về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người học thường trú.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận đơn và lập danh sách gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.

c) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.

d) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với hồ sơ người có công, ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi trong giáo dục đào tạo theo Mẫu số 70 Phụ lục I Nghị định này đối với các trường hợp đủ điều kiện và lưu ghép cùng hồ sơ người có công.

5. Thực hiện chi trả như thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan thực hiện chi trả chế độ ưu đãi trong giáo dục nghề nghiệp, đại học theo phương thức trực tiếp hoặc qua tài khoản cá nhân theo yêu cầu của người học.

Thời gian chi trả:

a) Trợ cấp ưu đãi hằng năm thực hiện chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học, cụ thể: chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với người học quy định tại điểm a khoản 2 Điều 94 Nghị định này; chi trả vào tháng 11, tháng 12 đối với người học quy định tại điểm b khoản 2 Điều 94 Nghị định này.

b) Trợ cấp ưu đãi hằng tháng thực hiện chi trả 02 lần trong năm, cụ thể: lần 1 chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với người học quy định tại điểm a khoản 2 Điều 94 Nghị định này hoặc tháng 11, tháng 12 đối với người học quy định tại điểm b khoản 2 Điều 94 Nghị định này; lần 2 chi trả vào tháng 3, tháng 4.

c) Trường hợp người học chưa hưởng chế độ ưu đãi theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Trường hợp người học bị kỷ luật buộc thôi học hoặc tự ý bỏ học thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi đang học trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định buộc thôi học, có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan thực hiện chi trả để dừng thực hiện chế độ ưu đãi.

Khi người học được nhập học lại thì cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi đang học trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày có quyết định nhập học lại, có trách nhiệm gửi thông báo đến cơ quan thực hiện chi trả để tiếp tục thực hiện chế độ ưu đãi.

Trường hợp người học không được thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 Điều 54 và khoản 1, khoản 2 Điều 55 Pháp lệnh thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo đến cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học nơi người học đang học.

6. Mẫu đơn đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

>>> Mẫu số 20 phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo

1. Thông tin về người có công

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:                                               Nam/Nữ:

CCCD/CMND số:                                    Ngày cấp                                         Nơi cấp:

Số điện thoại:

Là (1)

Tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có):

Số hồ sơ người có công:

Nơi đang quản lý hồ sơ, chi trả trợ cấp:

Đề nghị giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với:

STT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

CCCD/CMND/GKS

Nơi đăng ký thường trú

Quan hệ với người có công

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông tin về người đề nghị (2)

Họ và tên:

Ngày tháng năm sinh:                                               Nam/Nữ:

CCCD/CMND số:                                    Ngày cấp                                         Nơi cấp:

Quê quán:

Nơi thường trú:

Số điện thoại:

Quan hệ với người có công:

2. Hình thức nhận trợ cấp ưu đãi (3)

Trực tiếp tại cơ quan chi trả.

Qua tài khoản cá nhân. Số tài khoản:                                               tại Ngân hàng                 

Tôi xin cam đoan lời khai trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

……, ngày ….. tháng……. Năm……

Xác nhận của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền (4)

Nội dung khai và chữ ký trên bản khai là đúng.

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký, dấu)

Họ và tên

…….. ngày ….. tháng …. Năm ……

Người khai

(Ký, ghi rõ họ và tên)

Ghi chú:

 (1) Ghi rõ loại đối tượng người có công với cách mạng, ghi thêm tỷ lệ tổng thương cơ thể đối với thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

(2) Trường hợp người có công đã hy sinh hoặc từ trần thì người đề nghị hưởng chế độ ưu đãi khai thêm nội dung này.

(3) Đánh dấu “X” vào ô lựa chọn hình thức chi trả.

(4) Đối với hồ sơ do ngành LĐTBXH quản lý thì UBND cấp xã nơi người đề nghị thường trú xác nhận. Đối với hồ sơ do quân đội, công an đang quản lý thì gửi cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xác nhận.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group