1. Có cần thiết phải đăng ký cho sáng chế không?

Luật Sở hữu trí tuệ quy định, sáng chế là một đối tượng quan trọng và được bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ. Những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên được gọi là sáng chế. 

Đăng ký bảo hộ sáng chế là cách duy nhất để xây dựng căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với sáng chế. Khi đăng ký, sáng chế sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và bảo hộ. Sau khi được cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ đơn (người nộp đơn) sẽ trở thành chủ sở hữu hợp pháp của sáng chế đã nộp đơn đăng ký. 

Do đó, đăng ký bảo hộ sáng chế là việc làm cần thiết mà chủ sở hữu cần tiến hành để bảo vệ cho sáng chế của mình. Đăng ký bảo hộ sáng chế giúp cho chủ sở hữu đảm bảo được quyền sở hữu hợp pháp của sáng chế và chủ sở hữu có thể dễ dàng chứng minh quyền sở hữu của mình nếu bị xâm phạm hoặc xảy ra tranh chấp. Bên cạnh đó, đăng ký bảo hộ sáng chế dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc bằng độc quyền giải pháp hữu ích cũng giúp ngăn chặn hành vi xâm phạm đến sáng chế đã được bảo hộ. Sáng chế đã đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ trước mọi hành vi xâm phạm. 

 

2. Đối tượng không được đăng ký sáng chế

Để có thể hoàn thiện một đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, người nộp đơn cần tốn rất nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Vì vậy, để tránh lãng phí công sức và tiền bạc, người nộp đơn cần xác định đúng các đối tượng không được bảo hộ dưới hình thức sáng chế. 

Thứ nhất, các đối tượng là phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toàn học sẽ không là đối tượng được bảo hộ. Lý do là vì đối tượng này không đáp ứng được điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp.

Thứ hai, các đối tượng là sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh, chương trình máy tính. Đây là các đối tượng có thế được áp dụng bảo hộ theo quy định về quyền tác giả và không có khả năng áp dụng công nghiệp. 

Thứ ba, cách thức thể hiện thông tin cũng không là đối tượng được bảo hộ dưới hình thức sáng chế. Đây chỉ thuần túy là một cách thức thể hiện thông tin và không đáp ứng được điều kiện về khả năng áp dụng công nghiệp. 

Thứ tư, giải pháp chỉ mang tính đặc tính thẩm mỹ. Đối tượng này không mang giá trị kỹ thuật và không có khả năng đưa vảo sản xuất với quy mô lớn (khả năng áp dụng công nghiệp) nên cũng không đủ điều kiện để bảo hộ dưới dạng sáng chế. 

Thứ năm, giống thức vật, giống động vật, quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh. Đây là đối tượng được bảo hộ dưới một hình thức khác do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thông quy định. Và do đặc tính sinh học, những đối tượng trên khi tiến hành đăng ký dưới hình thức sáng chế sẽ không đảm bảo được quyền lợi cho chủ sở hữu. 

Thứ sáu, đối tượng là phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. Do đối tượng này không đáp ứng được tiêu chí thương mại hóa nên không thuộc đối tượng được bảo hộ dưới dạng sáng chế.  

 

3. Điều kiện đăng ký sáng chế

Để được bảo hộ dưới hình thức bằng độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, sáng chế cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. 

– Có tính mới: Sáng chế được coi là đáp ứng được tính mới nếu khác biệt với những sáng chế đã công khai sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước và quốc tế. Đây là một điều kiện quan trọng, người nộp đơn cần lưu ý xác định chính xác để không gặp trở ngại trong quá trình thẩm định đơn. 

– Có tính sáng tạo: Sáng chế được coi là đáp ứng được tính sáng tạo nếu so sánh với sáng chế đã công bố dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước và quốc tế. 

– Có khả năng áp dụng công nghiệp: sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể đưa vào sản xuất với quy mô công nghiệp. 

 

4. Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ sáng chế

Đăng ký bảo hộ sáng chế là việc làm có ý nghĩa giúp bảo vệ sáng chế không bị xâm phạm, sao chép và gây ảnh hưởng không chỉ về mặt kinh tế mà còn ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần của chủ sở hữu vì đây là sản phẩm được tạo ra sau một quá trình lao động vất vả, tốn rất nhiều thời gian và sức lực. Những sản phẩm, hàng hóa liên quan tới sáng chế sẽ được bảo hộ độc quyền tại Việt Nam, đem lại cho chủ sở hữu những lợi ích kinh tế lâu dài. 

Sản phẩm liên quan tới sáng chế sẽ góp phần rất lớn trong việc giúp chủ sở hữu gây ấn tượng đối với người tiêu dùng, nâng cao chất lượng sản phẩm. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy an tâm và hứng thú đối với những sản phẩm có tính sáng tạo, độc đáo, mới lạ và chưa xuất hiện trên thị trường. 

 

5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể được nộp thông qua hai hình thức là nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến. Người nộp đơn có thể nộp đơn trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Để đăng ký sáng chế, người nộp đơn cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ sau:

– Bản mô tả sáng chế

– Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu số 01-SC)

Lưu ý: Tại mục “Phân loại sáng chế quốc tế” trong Tờ khai, nếu người nộp đơn không tự phân nhóm, phân loại hoặc phân nhóm, phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện công việc này và người nộp đơn cần chi trả chi phí cho dịch vụ phân nhóm, phân loại theo quy định. 

– Bản tóm tắt sáng chế

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

– Giấy ủy quyền (cần có trong trường hợp nộp đơn thông qua đại diện Sở hữu công nghiệp hoặc ủy quyền nộp đơn)

Mọi vướng mắc về việc đăng ký sáng chế, Hãy gọi ngay: 1900.0191 (gặp Luật sư của LVN Group: Hotline) để được tư vấn hoặc gửi yêu cầu tư vấn, báo giá dịch vụ đăng ký sáng chế qua email: [email protected] để được hỗ trợ nhanh nhất.