1. Khái niệm khởi kiện vụ án dân sự

Khởi kiện vụ án dân sự là hành vi tố tụng đầu tiên, là điểm khởi đầu của cá nhân, tổ chức tham gia vào quá trình tố tụng và là cơ sở pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật tố tụng. Vì thế, việc khởi kiện được coi là một quyền tố tụng rất quan trọng của các chủ thể yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích của Nhà nưôc, lợi ích công cộng hoặc của người khác.

Theo quy định tại Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì các chủ thể có quyền khởi kiện có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gửi đơn đến Tòa án để khởi kiện vụ án dân sự là Tòa án phải chấp nhận. Quyền khởi kiện mối chỉ là một quyền năng về tố tụng mà pháp luật dành cho mỗi chủ thể. Để quyền năng này trồ thành hiện thực thì các chủ thể phải thỏa mãn các điều kiện nhất định thì mói có thể trực tiếp thực hiện quyền này. Chính vì vậy, không phải cứ có đơn khởi kiện là đã phát sinh vụ án dân sự. Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành cùng các điều 187, 189 khoản 3 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định các yếu tố cần phải tuân thủ khi khồi kiện. Chỉ khi nào các chủ thể tuân thủ đúng, đủ các yêu cầu đó thì đơn khởi kiện mối có giá trị về mặt pháp lý.

Các điều kiện cần để đơn khởi kiện được coi là hợp lệ

2. Điều kiện về chủ thể khởi kiện.

2.1. Chủ thể có quyền khởi kiện có thể là cá nhân:

Đối với cá nhân muốn trực tiếp thực hiện việc khởi kiện phải thỏa mãn hai điều kiện:

Đối với cá nhân muốn trực tiếp thực hiện việc khởi kiện phải thỏa mãn hai điều kiện:

Một là, phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự: Thông thường người từ đủ 18 tuổi mới được coi là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03- 12-2012 của Hội đồng Thẩm phán thì: Đối với cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đã tham gia lao động theo hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình, có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khỏi kiện vụ án tranh chấp có liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự đó. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân khởi kiện. Đồng thời, cuối đơn cá nhân khởi kiện phải ký tên hoặc điểm chỉ.

Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp đã nêu ở trên) người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện hợp pháp của họ sẽ “thay” họ thực hiện quyền khởi kiện, đó là những người đại diện theo pháp luật cho những người chưa đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp thực hiện quyền khỏi kiện (Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2015, Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015).

Hai là, có quyền hoặc lợi ích hợp pháp bị xâm phạm: Chỉ những thể nhân có quyền hoặc lợi ích bị xâm phạm mới có quyền khởi kiện. Khi chủ thể khởi kiện có năng lực hành vi tố tụng dân sự mói có quyền trực tiếp thực hiện hành vi khởi kiện và tham gia tố tụng hoặc ủy quyển cho người khác tham gia tố tụng. Đồng thời, họ phải gửi kèm theo đơn khồi kiện, tài liệu chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp (Khoản 5 Điêu 89 Bộ luật tô tụng dân sự hiện hành). Vì mới ở giai đoạn khởi đầu của quá trình tố tụng, nên chỉ cần người khởi kiện xuất trình một vài chứng cứ rất cơ bản, chứ không phải đòi hỏi họ phải nộp đủ chứng cứ. Nếu chủ thể khởi kiện, dù đã được Thẩm phán giải thích, hướng dẫn đầy đủ nhưng vẫn không xuất trình được chứng cứ chứng minh quyền lợi của mình bị xâm phạm, hoặc thấy người khởi kiện không có năng lực hành vi tô tụng dân sự thì căn cứ vào Khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành để trả lại đơn khởi kiện. Pháp luật của Nhà nước ta không cho phép một người lợi dụng quyền khởi kiện để khởi kiện một cách tùy tiện, không có căn cứ, gây khó khăn và xâm phạm đến quyền của người khác.

2.2. Chủ thề khởi kiện là cơ quan, tổ chức:

Đối với cơ quan, tổ chức muốn thực hiện quyền khỏi kiện thì họ phải thỏa mãn hai điều kiện:

Điều kiện thứ nhất: Cơ quan, tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân (vấn đề pháp nhân được quy định tại các điều từ Điều 74 đến Điều 96 Chương 4 của Bộ luật dân sự năm 2015).

Pháp nhân là tổ chức kinh tế thì có thể là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tê khác có đủ điểu kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Tổ chức kinh tế phải có đủ điều kiện và chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.

– Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

– Quỹ xã hội, quỹ từ thiện.

– Tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005.

Cơ quan, tổ chức được coi là có đủ tư cách pháp nhân khi thỏa mãn các yếu tố sau đây:

+ Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng ký hoặc công nhận.

+ Có cơ cấu, tổ chức chặt chẽ.

+ Có tài sản độc lập vối cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó.

+ Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Đối với cơ quan, tổ chức không có tư cách phập nhân nhưng được khởi kiện vụ án dân sự là chủ thể quan hệ pháp luật phải là cơ quan, tổ chức được pháp luật quy định có quyền tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều kiện thứ hai: Cơ quan, tổ chức đó phải có quyền hoặc lợi ích bị xâm phạm (nếu họ khởi kiện để bảo vệ lợi ích của chính cơ quan, tổ chức đó); Nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích người khác hoặc lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thì cơ quan, tổ chức chỉ có quyền khởi kiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn do pháp luật hoặc điều lệ của cơ quan, tổ chức đó đã quy định. Ví dụ: cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thì lợi ích đó phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức phụ trách, như cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường thiệt hại, khắc phục sự cố gây ô nhiễm môi trường công cộng; cơ quan Văn hóa – Thông tin có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm di sản văn hóa thuộc sỏ hữu toàn dân phải bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, buộc chấm dứt hành vi xâm phạm di sản văn hóa…

Đối với cơ quan, tổ chức là chủ thể quan hệ tố tụng thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khỏi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

3. Đơn khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

Mặc dù, cho đến thời điểm này thẩm quyền của Tòa án không ngừng được mỏ rộng, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các loại vụ việc đều thuộc thẩm quyền của Tòa án. Mặt khác, dù loại việc đó thuộc thẩm quyền Tòa án, nhưng không phải tất cả các Tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết một vụ việc cụ thể. Do đó, khi tiếp nhận đơn khởi kiện thì Thẩm phán được phân công phải xem xét đơn khởi kiện có thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành hay không? Nếu đã thuộc thẩm quyền của Tòà án thì phải đối chiếu vối Điều 35, 36, 37 để xem xét vụ việc đó thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp nào (Tòa án cấp huyện hay Tòa án cấp tỉnh), và điều rất quan trọng là vụ việc đó có thuộc thẩm quyền của chính Tòa án đã tiếp nhận đơn khởi kiện hay không? (thẩm quyển theo lãnh thổ). Chỉ những vụ việc thuộc thẩm quyển giải quyết của chính Tòa án đó thì Tòa án đã nhận đơn mới có quyền thụ lý giải quyết. Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán phải trả lại đơn khởi kiện.

4. Vụ án không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng hoặc bị hạn chế khởi kiện

Trong tố tụng dân sự có những vụ án không thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục tiền tố tụng hoặc bị hạn chế khởi kiện trong một thời hạn, hay phải thỏa mãn những điều kiện nhất định (có thể do pháp luật quy định hay do các bên thỏa thuận) thì sẽ phải tuân thủ điều kiện sau:

Ngoài các điểu kiện chung mà vụ kiện nào cũng phải thỏa mãn, khi đó, đơn khởi kiện mới được xem xét, thụ lý. Tuy nhiên, có một số loại việc còn có những điều kiện riêng. Khi thỏa mãn cả các điều kiện riêng thì đơn khởi kiện mới được coi là hợp lệ: như việc hòa giải ở cơ sở đôì với các tranh chấp đất đai (Điều 202 Luật đất đai năm 2013), tranh chấp lao động, hoặc có loại việc phải do các cơ quan, tổ chức giải quyết trước thì mới được khồi kiện ra Tòa án. Ví dụ: khoản 2 Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành đã quy định: “Tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đã được Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phô thuộc tỉnh không giải quyết”. Như vậy, tranh chấp lao động tập thể về quyền giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phải được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết trước mà không đồng ý với quyết định của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc quá thời hạn mà Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết thì Tòa án mới thụ lý giải quyết tranh chấp này. Nếu không thỏa mãn một trong hai điều kiện nêu tại khoản 2 Điều 32 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện… Các trường hợp đó thường gọi là thủ tục tiền tô tụng.

5. vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của cơ quan nhà nước đã có hiệu lực

Trường hợp này ta nói đến những vụ việc, sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 192, các điểm c, d khoản 1 Điều 217 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật:

Thông thường, sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nưốc có thẩm quyền thì đương sự không có quyền khởi kiện lại. Nếu đương sự khởi kiện lại, Tòa án sẽ trả lại đơn. Tuy nhiên, có một số trường hợp dù sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước cô thẩm quyền xem xét, giải quyết bằng bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nhưng vẫn được theo quy định của pháp luật Tòa án thụ lý, giải quyết lại như: thay đổi việc nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, xin thay đổi người quản lý tài sản, quản lý di sản hoặc vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu do chưa thỏa mãn các yếu tố để Tòa án buộc người thuê, mượn, ở nhờ… trả lại, vụ án ly hôn bị Tòa án bác đơn và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, cần lưu ý là nếu người khởi kiện bị bác yêu cầu đòi lại tài sản cho mượn, cho ở nhờ… vì người khởi kiện không chứng minh được mình là chủ sở hữu, sử dụng hợp pháp tài sản đó, hoặc theo quy định của pháp luật hay quyết định của cơ quan có thẩm quyền, họ không còn quyền sở hữu, sử dụng tài sản đó nên đã bị Tòa án xử bác yêu cầu, hoặc đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện sẽ không có quyển khởi kiện.

Ví dụ: A khởi kiện (và xuất trình giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà X, do A đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyển sử dụng đất) đòi B phải trả căn nhà X cho mình, với lý do căn nhà X là của A, A cho B mượn từ năm 2000, nay yêu cầu B trả, nhưng B không chịu trả. B trình bày rằng, căn nhà X là do B bỏ tiền ra mua của bà N; B nhò A đứng tên hộ và xuất trình giấy biên nhận do chính A viết và ký với nội dung như B đã khai. Vợ chồng bà N cũng xác nhận khi bán nhà đất chỉ giao dịch vối B do B trả tiền, khi làm giấy td thì B nói B nhò A đứng tên hộ, nhờ bà làm thủ tục đứng tên quyển sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho A và khi đó B ký tên thay A, chứ A cũng không ký các giấy tờ để bà đi làm thủ tục. Gác chứng cứ khác cũng phù hợp với lời khai của B và vợ chồng bà N. Do đó, Tòa án Q đã xử bác yêu cầu của A.

Trong trường hợp này A không có quyền khởi kiện lại khi bản án của Tòa án Q đã có hiệu lực pháp luật.