1. Đơn phương ly hôn khi bị vợ xúc phạm nhân phẩm, danh dự?
Lục lọi, kiểm tra facebook điện thoại máy tính và đồ đạc của tôi, lấy danh nghĩa của tôi để tự đưa mình vô câu lạc bộ của tôi để điều tra tôi thậm chí điều tra luôn một số anh chị trong clb. Vậy cho tôi hỏi tôi muốn ly hôn đơn phương thì điều kiện này đã đủ chưa và với điều kiện đó tôi muốn giành quyền nuôi con có được không và điều kiện để tôi được quyền nuôi con như thế nào và con tôi thiếu 3 tháng nữa tròn 4 tuổi ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
Luật sư: Lê Minh Trường – Tư vấn ly hôn và quyền nuôi con trên CAFE SÁNG với VTV3
Trả lời
Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về việc đơn phương ly hôn.
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Theo quy định trên thì khi bạn muốn ly hôn đơn phương thì phải có căn cứ về việc vợ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng. Cụ thể đối với trường hợp trên, người vợ có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn là đã vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng theo Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau: “Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.” Do đó, khi có căn cứ cụ thể ( thông qua hình ảnh, video, người làm chứng,…) về việc vợ bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được bạn sẽ được Tòa án chấp thuận việc đơn phương ly hôn.
Thứ hai, về việc nuôi con khi ly hôn.
Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dữơng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Căn cứ quy định trên ta thấy:
Khi con trên 36 tháng tuổi bố và mẹ bé có quyền ngang nhau về vấn đề giành quyền nuôi con. Vì vậy, để dành quyền nuôi con bạn phải chứng minh bạn có điều kiện tốt hơn để nuôi con qua các phương diện sau:
– Điều kiện kinh tế: Mức thu nhập hàng tháng, các tài sản đang hiện có,…
– Điều kiện về tinh thần: Thời gian chăm sóc con, nhân cách của bạn,…
2. Không được chồng không bảo vệ danh dự vợ có quyền đơn phương ly hôn?
Ấy vậy chồng tôi chưa một lần can ngăn mẹ xúc phạm tôi, hay nói mặc kệ lời mẹ nói đi,.. Tôi cảm thấy không thể chung sống với người chồng không có chính kiến, không biết bảo vệ vợ. Tôi đã làm đơn và yêu cầu chồng ký nhưng anh không chịu. Giờ tôi phải làm sao để được ly hôn thưa Luật sư ?
Cảm ơn!
>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Đồng thời, Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Căn cứ quy định trên, bạn hoàn toàn có thể ly hôn theo yêu cầu một bên và không cần chữ ký của chồng. Để tòa án giải quyết ly hôn bạn phải có căn cứ về việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Cụ thể ở đây là nghĩa vụ bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau . Khi đã có những căn cứ xác định, bạn có thể gửi các hồ sơ, giấy tờ đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi anh cư trú để được giải quyết vấn đề ly hôn.
3. Hỏi về vấn đề đơn phương ly hôn và chi phí ly hôn ?
Trong quá trình chung sống bố em và vợ 2 thường xuyên xảy ra mâu thuẫn cãi vã. Đỉnh điểm là từ năm 2013 đến nay mẹ 2 luôn gây sự để bố em phải ăn riêng một mình (vì em và chị gái đã lấy chồng, em gái cũng đã lấy chồng còn em trai thì theo mẹ hỗn láo chửi cả bố). Hiện bố em không chịu được cảnh sống như vậy (mỗi khi em và chị gái lên thăm bố thì mẹ con vợ 2 luôn gây sự cãi vã với chị em em và bố và còn đuổi chị em em). Bố em muốn ly hôn nhưng bố lại không giữ bất kỳ giấy tờ gì (giấy đk kết hôn, giấy khai sinh các con, sổ hộ khẩu và cả sổ đỏ mặc dù sổ đỏ mang tên bố em). Anh (chị) tư vấn giúp em một số câu hỏi sau với ạ:
Câu 1: Với hoàn cảnh trên bố em có thể đơn phương ly hôn được không ạ ?
Câu 2: Theo luật nếu ly hôn thì mảnh đất và căn nhà sẽ phân chia thế nào ạ? (hiện tại bố em đã già yếu không có vốn liếng gì thu nhập của ông chỉ là một vài buổi phụ hồ mà chị em em lại không có kinh tế nên không giúp gì được cho bố)
Câu 3: Phí ly hôn là bao nhiêu ?
Mong anh chị sớm tư vấn giúp em ạ, em cảm ơn ạ.
Luật sư trả lời: Án phí ly hôn áp dụng mới nhất áp dụng hiện nay là bao nhiêu tiền ?
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, bố bạn muốn ly hôn đơn phương thì phải chứng minh được là có căn cứ ly hôn là có hành vi bạo lực gia đình, bà vợ vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ lâm vào tình trạng hôn nhân không thể kéo dài từ đó mục đích hôn nhân không thể đạt được.
Theo thông tin chị cung cấp, mẹ 2 của bạn đã giữ hết các giấy tờ như: Giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh và sổ hộ khẩu do đó bố bạn không có giấy tờ để tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn. Chúng tôi có hướng giải quyết như sau:
+ Về Giấy đăng ký kết hôn: Chị có thể đến UBND xã/phường nơi anh chị đã đăng ký kết hôn để yêu cầu trích lục lại hồ sơ về việc đã đăng ký kết hôn.
+ Về Giấy khai sinh: Chị có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi chị đã đăng ký khai sinh để xin cấp bản sao.
+ Về Sổ hộ khẩu: Chị liên hệ với công an cấp xã/ phường nơi chị thường trú xác nhận rằng chị là nhân khẩu thường trú tại địa phương. Việc xác nhận này bạn có thể làm một đơn riêng, cũng có thể nhờ công an xác nhận ngay vào đơn xin ly hôn.
Từ những phân tích trên, chị có thể căn cứ vào đó để có thể tiến hành thủ tục ly hôn nhanh gọn.
Theo quy định của pháp luật về việc phân chia tài sản như sau:
– Tài sản riêng: của bên nào sẽ thuộc về người đó.
– Tài sản chung: pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận giữa hai bên khi thực hiện thủ tục ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì sẽ yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Theo đó nếu đưa tài sản là mảnh đất ra tòa án chia thì tòa sẽ xem xét các yêu tố trên để phân chia. Nếu không chứng minh được khả năng tạo lập tài sản nhiều hơn người kia thì tòa án sẽ chia đôi mảnh đất cho hai bên.
Mức án phí ly hôn nếu không có tranh chấp thì là 300.000 đồng, nếu có tranh chấp về tài sản thì mức án phí sẽ khác nhau phụ thuộc giá trị tài sản tranh chấp càng lớn thì án phí càng nhiều.
Giá trị tài sản có tranh chấp |
Mức án phí |
a) Từ 4.000.000 đồng trở xuống |
300.000 đồng |
b) Từ trên 4.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
c) Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng |
20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng |
d) Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng |
36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng |
đ) Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng |
72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng |
e) Từ trên 4.000.000.000 đồng |
112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng. |
4. Chồng không quan tâm, chia sẻ với vợ trong cuộc sống, vợ có quyền đơn phương ly hôn ?
Thường xuyên đi sớm về muộn, cáu gắt, làm cuộc sống luôn ở trạng thái ngột ngạt, chiến tranh lạnh. Nhưng khi tôi đề cập tới việc ly hôn thì chồng lại không đồng ý. Tôi muốn hỏi Luật sư khi chồng không đồng ý tôi có thể tự mình viết đơn xin ly hôn với lý do chồng không quan tâm, chia sẻ với vợ trong cuộc sống có được không ?
Cảm ơn Luật sư của LVN Group!
>> Luật sư tư vấn thủ tục ly hôn trực tuyến, gọi: 1900.0191
Trả lời
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặcvi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Đồng thời, Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Đối chiếu quy định trên, bạn có thể ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu có căn cứ về việc chồng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng. Cụ thể ở đây là nghĩa vụ thương yêu, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Khi đã có những căn cứ xác định, bạn có thể gửi các hồ sơ, giấy tờ đến tòa án nhân dân quận/huyện nơi anh cư trú để được giải quyết vấn đề ly hôn.
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn xin ly hôn theo mẫu.
2. Bản sao sổ hộ khẩu.
3. Bản sao chứng minh nhân dân.
4. Những chứng từ chứng minh tài sản chung của vợ chồng (nếu có tài sản chung cần chia).
5. Bản sao giấy khai sinh của con bạn.
6. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính).
Lưu ý: các bản sao giấy tờ trên cần công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật
5. Vợ có quyền đơn phương ly hôn khi không được chồng tôn trọng danh dự, nhân phẩm ?
>> Hướng dẫn thủ tục ly hôn và các vấn đề pháp lý liên quan, gọi: 1900.0191
Trả lời:
Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Như vậy, để tiến hành đơn phương ly hôn bạn cần có căn cứ về việc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 có quy định như sau:
1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Đồng thời, Điều 21 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 21. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng.
Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Cụ thể, khi chồng bạn có hành vi chửi mắng, xúc phạm bạn và gia đình đã thể hiện hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về tinh thần) và vi phạm nghĩa vụ vợ chồng (nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau). Do đó, bạn hoàn toàn có thể ly hôn khi đã có căn cứ trên và không nhất thiết cần sự đồng ý của chồng.
6. Vợ bỏ về nhà mẹ đẻ, chồng có quyền đơn phương ly hôn ?
Tôi có nói với vợ nhưng cô ấy không đồng ý ly hôn, cũng không chịu về nhà. Trong đơn ly hôn phần lý do dẫn đến ly hôn, không biết viết lý do như trên có được Tòa án chấp nhận không ?
Tôi cảm ơn đã giải đáp thắc mắc.
Video – Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương tại tòa án
Trả lời
Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên
1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Căn cứ quy định trên, bạn hoàn toàn có thể đơn phương ly hôn với vợ khi có căn cứ về việc vợ có hành vi bạo lực gia đình ( bạo lực về tinh thần hoặc bạo lực về thể chất) hay vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Như vậy, vợ chồng phải có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ một số trường hợp đặc biệt như : vợ chồng có thỏa thuận;do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo thông tin bạn cung cấp việc vợ bạn bỏ về nhà mẹ đẻ với nguyên nhân hai vợ chồng bất đồng quan điểm trong nuôi dạy con cái. Đây không phải là trường hợp đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật hôn nhân và gia đình 2014, do đó vợ bạn đang vi phạm nghĩa vụ vợ chồng ( nghĩa vụ sống chung với nhau). Khi bạn có căn cứ cụ thể về vấn đề trên bạn có thể hoàn tất hồ sơ gửi đến Tòa án nhân dân quận/huyện nơi vợ bạn đang cư trú để được giải quyết vấn đề ly hôn.
Công ty luật LVN Group (tổng hợp & phân tích)