Khách hàng: Kính thưa Luật sư, tôi muốn biết về động cơ cá nhân hóa (một mặt của quyền lực) và động cơ xã hội hóa (mặt khác của quyền lực)? Luật sư hãy giúp tôi phân tích và làm rõ tính hai mặt của quyền lực này?

Cảm ơn!

Trả lời:

1. Bản chất tính hai mặt của quyền lực

Trong tác phẩm “Tính hai mặt của quyền lực” có nói về 2 loại quyền lực: “Quyền lực xã hội hóa” và “Quyền lực cá nhân hóa”. Hai loại quyền lực này có sự khác nhau. Loại trước lấy việc tác động đến người khác làm hạt nhân, nhưng xuất phát điểm của nó là nghĩ về người khác. Loại sau lấy việc thực hiện sự thống trị cá nhân làm hạt nhân.

Biểu hiện hành vi của hai loại quyền lực ấy khác nhau rất nhiều. Xét về thực chất, đây là tính hai mặt của quyền lực.

2. Tác phẩm “Tính hai mặt của quyền lực”

Ông McClelland được sinh ra ở Mt. Vernon, New York , được trao bằng Cử nhân Văn học từ Đại học Wesleyan năm 1938, bằng Thạc sĩ từ Đại học Missouri năm 1939, [1] và Tiến sĩ tâm lý học thực nghiệm từ Đại học Yale năm 1941. Ông giảng dạy tại Cao đẳng Connecticut và Đại học Wesleyan trước khi gia nhập giảng viên tại Đại học Harvard vào năm 1956, nơi ông đã làm việc trong 30 năm, giữ chức vụ chủ nhiệm Khoa Tâm lý và Quan hệ xã hội. Năm 1987, [4] ông chuyển đến Đại học Boston, nơi ông đã được trao Giải thưởng Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ cho những đóng góp khoa học xuất sắc.

Những tác phẩm của McClelland rất phong phú. ông đã xuất bản hơn 10 bộ sách và công bố rất nhiều luận văn học thuật.

Những cuốn sách tương đối quan trọng của ông là: “Xã hội lập công” (1951), “Quyền lực, kinh nghiệm của sự cảm nhận bên trong” (1975). Những luận văn tương đối quan trọng của ông là: “Bàn về luận vãn của giáo sư Maslow” (1955), “Có thể nuôi dưỡng động cơ lập công” (1965), “Sự khao khát lập công” (1956), “Tính hai mặt của quyền lực”…

Trong phần mở đầu của bài luận văn nổi tiếng có nhan đề: “Tính hai mặt của quyền lực”, ông Meclelland đã viết: “Hơn 20 năm nay, tôi thường xuyên nghiên cứu một động cơ riêng có của loài người.

Đó là nhu cầu và nguyện vọng lập công, nhu cầu và nguyện vọng làm việc tốt hơn. Nhu cầu lập công này sẽ kích thích nhà doanh nghiệp mở mang công việc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, do đó trớ thành một trong những nhân tố phát triển của toàn bộ nền kinh tẽ”.

Trong quá trình nghiên cứu nhu cầu lập công, Meclelland đã phát hiện rất nhiều vấn đề có liên quan đến quyền lực, sự lãnh đạo và ảnh hưởng xã hội. Nếu chỉ có ý thức lập công thôi, rõ ràng là không thê giải đáp được với những vấn đề này.

Do đó, ông dần dần chuyển việc nghiên cứu nhu cầu lập công sang việc nghiên cứu bầu không khí của môi trường tổ chức, làm cho người ta có cơ hội lập thành tích và có sự báo đáp cho người lập thành tích.

Mặc dù người có nhu cầu lập công mãnh liệt thường muốn làm lấy một mình, nhưng ở những doanh nghiệp hiện dại thì trên thực tế, điều đó là không thể được. Họ nhất định phải chịu sự ràng buộc của tổ chức, nhất định cần có người quản lý, điều khiển và lãnh đạo. McClelland cho rằng, điều quan trọng hơn là phải nghiên cứu tâm lý, đặc trưng tính cách, cơ cấu nhu cầu của người quản lý và người lãnh đạo.

Do nhiệm vụ quan trọng nhất của người quản lý là tác động đến người khác nên nhu cầu quyền lực rõ ràng là một trong những đặc trưng tính cách của họ. Lãnh đạo và quyền lực là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau. Việc nghiên cứu động cơ của quyền lực sẽ có ích cho việc lý giải những phương thức lãnh đạo trong quản lý doanh nghiệp. Nếu nói nhu cầu lập công đối ứng với tinh thần sáng tạo thì nhu cầu quyền lực đối ứng với các loại hình lãnh đạo – lãnh đạo doanh nghiệp, lãnh đạo xã hội, lãnh đạo chính trị v.v…

3. Động cơ cá nhân hóa (một mặt của quyền lực)

Một người lúc nào cũng nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì luôn luôn muốn đánh bại đối thủ.

Dưới con mắt của người lúc nào cũng nghĩ đến quyền lợi cá nhân thì luôn luôn coi “cuộc đời là những canh bạc”, “nếu lối thắng thì anh thua”. Một ví dụ mang hình tượng rõ nét nhất là “luật rừng”, “kẻ mạnh thắng kẻ yếu”, “anh chốt tôi sống”, “được làm vua. thua làm giặc”. Những người đã được đưa lên vị trí thống trị mà vẫn luôn cảm thấy bị uy hiếp, thường là những người có tâm lý này.

Họ thường khoa trương quyền lực, chinh phục người khác, đòi hỏi đặc quyền, đánh bạc với may rủi. Nếu đặc trưng say sưa với quyền lực kiểu nguyên thúy này nhiễm vào nhà lãnh đạo chính trị thì hậu quả của nó sẽ khôn lường. Đó là một mặt của quyền lực.

4. Động cơ xã hội hóa (mặt khác của quyền lực)

Ông Meclelland cho rằng, những người giành được chức vụ bằng cách tranh cử thường có tính chất đặc biệt này. Những người này, họ sử dụng quyền lực đế phục vụ lợi ích của quần chúng và thường có một tâm lý mâu thuẫn.

Đó chính là tâm lý hoài nghi sức mạnh của bản thân. Họ luôn luôn nghĩ rằng, mỗi thắng lợi của mình đều là thất bại của một người nào đó. Loại người này rất thích hợp với vai trò lãnh đạo ở các tổ chức chính thức và vai trò thành viên trong các tổ chức không chính thức.

5. Bình luận về tính hai mặt của quyền lực

Vậy về tính hai mặt của quyền lực, hoặc hai loại động cơ quyền lực khác nhau cùng đặc trưng mang tính thực chất và hình thức biểu hiện của chúng là gì? Sự khác nhau của chúng là ở chỗ nào? Sau khi nghiên cứu những lý luận mà lúc đầu người ta tưởng rằng không có liên quan đến vấn đề này, McClelland đã có được những suy nghĩ của mình.

Theo cách nói của các nhà xã hội học và chính trị học truyền thống, thì những nhân vật lãnh tụ phải là những nhân vật có một sức mạnh siêu phàm, khiến cho người theo mình cảm thấy cần phải phục tùng họ, trung thành với họ, làm theo cách làm của họ, hiến thân cho họ. Trong lòng người bị lãnh đạo, lãnh tụ là một siêu nhân có sức mạnh đặc biệt, quyền lực và quyền uy của họ có thể đè bẹp tất cả.

Thế nhưng, qua nhiều công trình nghiên cứu, Meclelland cho rằng, quan điểm nói trên về cách tác động của người lãnh đạo đối với người bị lãnh đạo là không đúng. Người lãnh đạo không thể chỉ dựa vào sức mạnh của cá nhân để buộc người khác phải phục tùng mình.

Người lãnh đạo phải giúp người bị lãnh đạo nâng cao lòng tự trọng và năng lực của họ, kích thích nhiệt tình làm việc của họ, giúp họ nhận rõ mục tiêu và sứ mệnh của mình.

Chính ông Weber là người đầu tiên đưa ra khái niệm về sức mạnh của lãnh tụ. Ông cho rằng, lãnh tụ phải thực hiện sự lãnh đạo của mình bằng cách động viên người khác đi theo mình.

Do đó, họ phải hiểu biết một cách sâu sắc nhu cầu, nguyện vọng của quần chúng, hình thành ý chí, mục tiêu chung, đoàn kết họ lại với nhau. Quá trình lãnh đạo không phải là quá trình cưỡng bức, cũng không phải là quá trình thuyết phục mà là quá trình nhận thức bản thân.

Đặc trưng chủ yếu của mặt tiêu cực trong quyền lực hoặc quyền lực cá nhân hóa là quan hộ “thống trị – phục lùng”: Nếu tôi thắng thì anh phải thua. Đây là biểu hiện của quyền lực nguyên thủy, ấu trĩ mà hình thức cụ thể của nó thường là chinh phục, xâm phạm người khác, coi người bị lãnh đạo là công cụ chứ không phải là động lực.

Đặc trưng chủ yếu của mặt tích cực trong quyền lực hoặc quyền lực xã hội hóa là giúp cho quần thể xác định được mục tiêu chung và chủ động đề ra con đường để thực hiện mục tiêu, làm cho những thành viên trong quần thể cảm thấy mình là kẻ mạnh, có năng lực thực hiện mục tiêu. Người sử dụng quyền lực xã hội hóa khi gây ảnh hướng đối với người khác thì mục đích của họ là mưu lợi cho người khác hoặc cho nhiều người. Họ coi người bị lãnh đạo là động lực chứ không phải là công cụ.

Theo ông Meclelland cho rằng, trong đời sống thực tế, giữa sự thống trị cá nhân và sự lãnh đạo xã hội hóa không có một ranh giới rõ rệt, sự phân biệt giữa hai cái đó có khi rất mỏng manh.

Một số nhà lãnh đạo thể hiện khái niệm về hai loại quyền lực này một cách khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau. Điều quan trọng hơn là, bất cứ người lãnh đạo nào cũng phải chủ động hành động và phát huy vai trò chỉ đạo của mình, nếu không sẽ không thể trở thành người lãnh đạo. Nhưng nếu sử dụng vai trò chủ động và chí đạo đó quá mạnh thì lại rất dễ rơi vào quỹ đạo của kẻ độc tài. Đặc biệt là đối với những người lãnh đạo có năng lực xác định mục tiêu chung cho quần thể và động viên nhiệt tình các thành viên của quần thể thì tác hại của điều đó lại càng đặc biệt nghiêm trọng. Bới vì, trong điều kiện ấy, người lãnh đạo và người bị lãnh đạo đều có khả năng hình thành sự suy nghĩ phiến diện là chỉ có người lãnh đạo là đúng nhất, khiến cho tác phong của người lãnh đạo sẽ từ kiểu dán chủ chuyển sang kiểu độc tài lúc nào mà không biết.

Biện pháp đề phòng thiên hướng này là: (1) người lãnh đạo phâi nâng cao cảnh giác, chú ý tôn trọng nhu cầu và nguyện vọng của quần chúng, không biến quần chúng bị thống trị thành công cụ; (2) xây dựng một thế chế dân chủ đê giám sát người lãnh đạo, một khi họ không còn đại diện cho lợi ích của cử tri nữa thì phai kịp thời thay đổi ngay.

Đó là điều chủ yếu mà McClelland nhấn mạnh. Ông cho rằng, trên thực tế, rất nhiều nhà nghiên cứu và nhà lãnh đạo đã hiểu sai việc thực thi phương thức lãnh đạo xã hội hóa có hiệu qua đó và thường lẫn lộn nó với sự thống trị cá nhân.

Nói chung, những người bình thường đều nhận thức một cách phổ biến rằng, chức trách cơ bản của người lãnh đạo là “đưa ra quyết sách”, tức là dựa vào quyền lực và uy thế cá nhân đế làm việc theo kiểu độc đoán. Đó hoàn toàn là một sự ngộ nhận. Người lãnh đạo theo kiểu xã hội hóa phải là nhà giáo dục. Chức trách của họ là giúp đỡ người bị lãnh đạo xác định mục tiêu chung, trao đổi ý kiến rộng rãi với những thành viên của tập thể, tìm ra con đường thích hợp đề thực hiện mục liêu và kích thích lòng tự trọng của họ, khiến mọi người đều cảm thấy mình là kê mạnh, có khả nàng thực hiện mục tiêu. Những người lãnh đạo sử dụng quyền lực và gây ánh hưởng đối với người khác theo cách này sẽ không tạo nén sự đe dọa nào đối với bất cứ ai, không những không gây hại cho xã hội mà còn rất có ích cho xã hội.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn)