Đầu tiên là về hoạt động của các tổ chức tín dụng. Cơ quan soạn thảo cho rằng, việc dự thảo Luật quy định TCTD phải thực hiện hoạt động kinh doanh theo Giấy phép là hoàn toàn phù hợp với tính chất rủi ro của hoạt động ngân hàng và thông lệ quốc tế.

Đồng thuận với quan điểm này nhưng Thường trực UB Kinh tế cho rằng, cách kết cấu và trình bày trong dự Luật mang nặng tính hành chính, cấp phép, chưa tạo được sự hài hòa giữa yêu cầu bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng với bảo đảm môi trường kinh doanh thuận lợi. Chủ nhiệm UB Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết, đa số các TCTD nói rằng, theo dự thảo Luật, một bộ phận khá lớn các dịch vụ ngân hàng hiện nay phải xin lại giấy phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Vì vậy, Thường trực UB Kinh tế đề nghị: đối với một số dịch vụ ngân hàng cơ bản mà các ngân hàng thương mại đang thực hiện phổ biến, có tính ổn định thì cần cụ thể hóa các điều kiện ngay trong dự thảo Luật để TCTD nếu có đủ điều kiện thì có thể thực hiện, hạn chế việc phải xin phép NHNN. Ví dụ: các ngân hàng thương mại mở tài khoản và thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng là một hoạt động bình thường. Tuy nhiên, khoản 2 Điều 102 lại quy định ngân hàng thương mại được tổ chức, tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước sau khi được NHNN chấp thuận. Điều này là không hợp lý.

Tư vấn Luật Các tổ chức tín dụng

Luật sư tư vấn luật Đất đai qua điện thoạigọi số:  1900.0191

Chủ nhiệm UB Tài chính, Ngân sách Phùng Quốc Hiển: Nên cho phép NHTM được góp vốn,mua cổ phần của các TCTD khác

Chúng ta đang trong quá trình xây dựng một thị trường tài chính cho lành mạnh thì có chuyện mua cổ phần của một số tổ chức tín dụng; thậm chí các tổ chức tín dụng đó tình hình khó khăn thì Nhà nước và nhất là những ngân hàng thương mại (NHTM) của Nhà nước có thể cũng cần thiết để nhảy vào. Nhảy vào để mua cổ phần để mà cứu cho các tổ chức tín dụng thì tôi cho việc đó cũng là một cần thiết cho nước ta, bó hẹp không cho phép mua thì đến khi chúng ta xử lý những vấn đề này nó sẽ khó khăn.

Về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần mà một cá nhân, một tổ chức đầu tư vào một tổ chức tín dụng khác, Thường trực UB Kinh tế tán thành với việc phải có quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, giới hạn như dự thảo Luật quy định (tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là một cá nhân không quá 5%, của một tổ chức không quá 10%) là quá chặt chẽ gây khó khăn cho các tổ chức tín dụng.

Theo phân tích của Thường trực UB Kinh tế, thực tế cho thấy trong giai đoạn đầu, nhiều tổ chức tín dụng cần thu hút cổ đông chiến lược là ngân hàng, tập đoàn kinh tế lớn để được giúp đỡ công nghệ và kinh nghiệm quản lý. UB Kinh tế cũng đã tham khảo pháp luật một số nước và thấy quy định về giới hạn tỷ lệ sở hữu cổ phần mà pháp nhân được nắm giữ là từ 20-30% vốn của một tổ chức tín dụng. Hơn nữa, các quy định hiện hành đang áp dụng là tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông là cá nhân không quá 10% và là một tổ chức không quá 20%. Do vậy, Thường trực UB Kinh tế đề nghị quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần trong dự thảo Luật ngang bằng với mức quy định của pháp luật hiện hành.

Xung quanh việc có cho phép ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay kinh doanh cổ phiếu hay không, cơ quan soạn thảo đề nghị, giữ nguyên như dự thảo. Tức là không cho ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho vay đầu tư, kinh doanh cổ phiếu để tránh rủi ro. Nhất trí với cơ quan soạn thảo là không cho phép cho vay để đầu tư cổ phiếu nhưng theo Thường trực UB Kinh tế, quy định ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cho vay kinh doanh cổ phiếu là quá chặt chẽ.

“Nếu quy định này có hiệu lực sẽ tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán Việt Nam”- Báo cáo của Thường trực UB Kinh tế nêu và phân tích: thực chất, cho vay kinh doanh chứng khoán là loại hình cho vay ngắn hạn, mang tính thương mại đơn thuần. Do vậy, nên cho phép các ngân hàng thương mại cho vay kinh doanh cổ phiếu. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD, Thường trực UB Kinh tế đề nghị, NHNN phải định ra các điều kiện, các giới hạn mà các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép cho vay vào hoạt động này.

“So với hiện hành thì có vẻ thắt chặt hơn. Nếu Chính phủ thấy rằng thắt chặt như thế này là hợp lý để bảo đảm an toàn hoạt động của ngân hàng và tổ chức tín dụng thì tôi đồng ý”, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Văn Thuận nói tại phiên họp của UBTVQH ngày 17.12 cho ý kiến về một số vấn đề lớn của Dự thảo Luật Các TCTD.

Cũng tại phiên họp này, Phó chủ tịch QH Nguyễn Đức Kiên kết luận: không phải là vì vừa qua xuất hiện tình huống không bình thường về kinh tế kể cả tài chính thế giới và nước ta mà chúng ta giật mình để rồi co thắt nó lại, chúng ta nhìn một cách khách quan để có quy định phù hợp với thể chế chính trị và mô hình tổ chức cũng như hình thức quản trị quốc gia. Luật các TCTD có một yêu cầu rất cao để đảm bảo tính an toàn của cả hệ thống , vì vậy, cơ quan thẩm tra và soạn thảo phải nghiên cứu để làm sao vừa quản lý chặt chẽ nhưng cũng không hạn chế những hoạt động của các TCTD trong điều kiện chúng ta đã mở cửa – Phó chủ tịch QH nhấn mạnh.

Được biết, sau khi được UBTVQH cho ý kiến, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra tiếp tục trao đổi về những vấn đề còn có ý kiến chưa thật thống nhất cao, với sự tham gia của những cán bộ hoạt động trong lĩnh vực quản lý Nhà nước; các tổ chức tín dụng, người chịu sự điều chỉnh của luật và các nhà khoa học, các chuyên gia. Hy vọng sự lắng nghe “ba chiều” sẽ cho ra đời một văn bản luật thể hiện được tư tưởng đổi mới quản lý các tổ chức này.

 Công khai thông tin trong trường hợp TCTD bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt

Cơ quan soạn thảo cho rằng, việc không công bố kiểm soát đặc biệt đối với TCTD quy định trong dự thảo Luật nhằm hạn chế nguy cơ đổ vỡ lan truyền hệ thống do tâm lý, không thể lường trước được những tác động tiêu cực khi công khai thông tin về việc một TCTD bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. Do đó, quy định không đưa ra công luận việc TCTD được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt như dự thảo Luật là hợp lý.

Thường trực UB Kinh tế cho rằng, trong thực tế khi một tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt không thể tránh khỏi việc rò rỉ thông tin ngay từ nội bộ và có thể dẫn tới những tác động tiêu cực khi không có thông tin chính thống. Việc cơ quan quản lý nhà nước công khai về việc một tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt nhằm minh bạch thông tin, tạo sự tin tưởng cho xã hội vào hệ thống kiểm soát cũng như những giải pháp cứu trợ của các cơ quan quản lý nhà nước, tránh tác động tiêu cực từ những nguồn thông tin không chính thức. Tuy nhiên, NHNN có trách nhiệm lựa chọn thời điểm công khai thông tin thích hợp nhất.

Bộ phận tư vấn pháp luật thuế – Công ty luật LVN Group (biên tập)