Ông bà nội tôi mất chỉ còn lại căn nhà ở thờ cúng trên mảnh đất 425 m2 đứng tên ông nội tôi và có làm giấy ủy quyền cho cha tôi được hưởng trọn . Nay cha tôi làm lại giấy sử dụng đất để được đứng tên trong sổ , khi đến UBND xã xin đơn để đứng tên sổ đỏ thì trong uỷ ban mới nói giấy uỷ  quyền của ông tôi không hợp lệ và không đầy đủ muốn cho cha tôi đứng tên thì phải có sự  đồng thuận và ký tên trong đơn của những người con còn lại . Nhưng sau đó chỉ có 3 người đồng ý còn 1 người thì không đồng ý. Nay tôi xin hỏi Luật sư của LVN Group cha tôi phải làm các bước thế nào để được hưởng , đứng tên trong sổ đỏ và không chia cho chú tôi 1 phần 5 có được không vì cha tôi ở trên đất  đó hơn 25 năm nay ? 

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật đất đai của Công ty Luật LVN Group.

Đứng tên sổ đỏ khi giấy ủy quyền không có công chứng.

Luật sư tư vấn luật đất đai trực tuyến, gọi: 1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật LVN Group. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

Bộ luật dân sự 2005

Luật đất đai 2013

Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013

Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính 

2. Nội dung tư vấn

BLDS 2005 quy định như sau:

Điều 465. Hợp đồng tặng cho tài sản

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Điều 581. Hợp đồng ủy quyền

“Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Điều 467 Bộ luật dân sự 2005 quy định:

” Điều 467. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.”

Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;

5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 585. Quyền của bên được ủy quyền

Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền;
2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền.

Căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy pháp luật chỉ quy định người được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện các công việc theo ủy quyền và báo cáo cho người ủy quyền chứ không có quy định về ủy quyền đứng tên sở hữu tài sản thay cho người ủy quyền. Về quyền của người được ủy quyền cũng chỉ có quyền được yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, phương tiện để thực hiện công việc theo ủy quyền và được thanh toán thù lao mà không có quy định về quyền được đứng tên sở hữu tài sản thay cho người ủy quyền.

Theo căn cứ tại các Điều 465, 467, 581, 584, 585 Bộ luật dân sự 2005 thì giấy ủy quyền của bà nội bạn không phải là hợp đồng ủy quyền và cũng không phải là hợp đồng tặng cho. 

Trường hợp của ba bạn cũng không nằm trong những trường hợp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 99 Luật đất đai 2013.

Theo đó giấy ủy quyền của ba bạn không được coi là căn cứ để ba bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy, nếu ba bạn muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mảnh đất đó thì mảnh đất của bà nội bạn phải tiến hành chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật vì ông bạn không để lại di chúc và ba bạn phải được sự đồng ý của các đồng thừa kế khác là các anh chị em của ba bạn.

Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;”

Căn cứ theo quy định của pháp luật trường hợp không có di chúc thì di sản sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Theo đó di sản thừa kế của bà nội bạn sẽ được chia đều cho 5 người con của ông nội bạn, vì 3 người con kia của ông nội bạn đã đồng ý cho ba bạn đứng tên trên mảnh đất đó nên ba bạn sẽ được hưởng 4/5 giá trị của mảnh đất đó, còn chú bạn sẽ được hưởng 1/5 giá trị của mảnh đất đó. 

Trình tự thủ tục để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp này được thực hiện theo quy định tại Điều 70 nghị định 43/2014  và Điều 8, Khoản 2, 3, 4 Điều 11, Điều 12 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua email: Tư vấn pháp luật dân sự miễn phí qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư dân sự – Công ty luật LVN Group