Chương trình nhằm mục đích gắn kết sâu hơn giữa công tác xây dựng thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp với hoạt động phát triển thị trường, bao gồm cả thị trường xuất khẩu và nội địa, và hình ảnh quốc gia.

Tại Diễn đàn, các chuyên gia thương hiệu, các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông đã trình bày những báo cáo, tham luận về kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh đối ngoại và thị trường trong nước; tập trung trao đổi những khía cạnh khác nhau của hoạt động xây dựng hình ảnh quốc gia với thương hiệu sản phẩm, qua đó vẽ lên bức tranh tổng thể của lĩnh vực còn mới mẻ này đối với Việt Nam.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Hoàng Ngân – Phó Chủ tịch HĐQT, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh cho biết: “Khái niệm thương hiệu quốc gia cho dù đến bây giờ vẫn còn không ít những tranh luận về định nghĩa, về thuật ngữ, về việc nên hay không nên xây dựng thương hiệu quốc gia và xây dựng quốc gia theo phương thức nào nhưng không thể phủ nhận được vai trò thật sự có ý nghĩa của thương hiệu quốc gia trong giao thương quốc tế”.

Youtube video

Luật sư tư vấn bảo hộ nhãn hiệu độc quyền tại Việt Nam1900.0191

Theo ông Ngân, thương hiệu của một sản phẩm hay một doanh nghiệp là một yếu tố cấu thành trong “chiếc dù thương hiệu” của thương hiệu quốc gia – cho dù chỉ là một phần nhỏ nhìn trên khía cạnh “công thương” – nhưng góp một phần lớn vào việc xây dựng hình ảnh quốc gia trong mắt người tiêu dùng toàn thế giới. Điều đó cho thấy nếu thương hiệu quốc gia làm được việc kết nối từng thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, ngành, địa phương thành một chuỗi giá trị sẽ tạo nên một sức mạnh thật sự để “tiếp thị” hình ảnh của cả doanh nghiệp và quốc gia.
 
Trong tổng thể đó, mối quan hệ tương hỗ giữa thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia sẽ tạo nên sức mạnh tổng hợp: Thương hiệu quốc gia tiếp thêm sức mạnh cho thương hiệu doanh nghiệp và ngược lại thương hiệu doanh nghiệp góp phần làm sáng lên thương hiệu quốc gia. “Không khó nhận ra tính tương tác qua lại của mối quan hệ này: sự tổn hại uy tín của thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp sẽ làm xấu đi hình ảnh thương hiệu quốc gia và ngược lại sự mờ nhạt của thương hiệu quốc gia sẽ làm cho khả năng tỏa sáng của thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp bị hạn chế trong cạnh tranh, đặc biệt trong cạnh tranh quốc tế” – ông Ngân nói.
 
Các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp vì sự sống còn của mình là điều rất cụ thể, còn thương hiệu quốc gia lại là một phạm trù rộng lớn, đôi khi hơi “trừu tượng” và chịu sự tác động của rất nhiều những thành tố mà trong đó thương hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp chỉ là một phần.
 
Để xây dựng hình ảnh quốc gia một cách hiệu quả, có chiến lược nhất, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang – Giám đốc kinh doanh công ty Cowan Việt Nam cho rằng, cần phải hình thành một hội đồng thương hiệu cấp nhà nước. Hội đồng này sẽ tham vấn và định hướng chiến lược cho các chương trình thương hiệu quốc gia, đồng thời sẽ thẩm định tính hợp pháp và mức độc chuyên nghiệp của các thương hiệu quốc gia này, giám sát chuyên môn và tính minh bạch của các thương trình thương hiệu quốc gia đích thực.
 
Việc này còn giúp phòng tránh một nguy cơ hình thành thương hiệu quốc gia nhưng mang động cơ lệch lạc và nhằm kiếm lợi bất chính. Hội đồng này không nhất thiết phải là một cơ quan hành chính, mà có thể chỉ là sự tập hợp định kỳ của những người có uy tín cao nhất trong lĩnh vực thương hiệu và những lĩnh vực liên quan. Các thành viên của hội đồng này còn là những nhà cố vấn đắc lực cho các chương trình nói trên nhằm nâng cao vai trò và năng lực của các chương trình thương hiệu quốc gia đạt cấp độ quốc gia hay quốc tế theo sự xác lập ban đầu của nó.

Cũng tại diễn đàn này, Hội đồng Thương hiệu quốc gia cũng sẽ công bố kế hoạch lựa chọn thương hiệu sản phẩm tham gia Chương trình Thương hiệu quốc gia năm 2010. Ngoài ra, một số hoạt động khác cũng được tổ chức tại Diễn đàn nhằm chào mừng Ngày thương hiệu Việt Nam như: ra mắt Chương trình truyền hình “Made-in-Vietnam” được phát sóng VTV Đài truyền hình Trung ương, ra mắt Tủ sách “Tri thức @ Thương hiệu quốc gia” do Ban thư ký Chương trình Thương hiệu Quốc gia phối hợp với Công ty Sách Alpha (AlphaBooks) mua bản quyền các cuốn sách nổi tiếng thế giới, dịch và xuất bản, đồng thời công bố hai cuốn sách đầu tiên của Tủ sách là Quản trị thương hiệu và Chiến lược thương hiệu châu Á.

1. Chương trình Thương hiệu Quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2003, giao Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) là cơ quan thường trực, chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, Ngành triển khai. Chương trình hướng tới mục đích:

– Xây dựng hình ảnh về Việt Nam là một quốc gia có uy tín về hàng hoá và dịch vụ đa dạng phong phú với chất lượng cao.

– Nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế trong quá trình hội nhập. Khuyến khích xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu thô.  Tăng cường sự nhận biết của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. 

– Xây dựng hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực lãnh đạo”.  Tăng thêm uy tín, niềm tự hào và sức hấp dẫn cho đất nước và con người Việt Nam, góp phần khuyến khích du lịch và thu hút đầu tư nước ngoài.

2. Ba đặc điểm chính của Chương trình:

– Chương trình Thương hiệu quốc gia là chương trình duy nhất do Chính phủ Việt Nam tiến hành với mục đích quảng bá hình ảnh quốc gia, Thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm.  Các thương hiệu trên phải cùng chia sẻ và theo đuổi những giá trị mà quốc gia hướng tới trong giai đoạn hội nhập hiện nay: Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo –  Năng lực lãnh đạo.

– Nhà nước không làm thay cho doanh nghiệp nhưng sẽ đứng ra bảo trợ cho các thương hiệu sản phẩm có chất lượng và uy tín kinh doanh, nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tạo chỗ đứng vững vàng trên thị trường trong nước và có điều kiện phát triển thương hiệu của mình ra thế giới.

– Chương trình không phải là một giải thưởng thương hiệu. Việc lựa chọn các thương hiệu sản phẩm đủ tiêu chuẩn gắn biểu trưng Thương hiệu quốc gia chỉ là sự khởi đầu để các doanh nghiệp trở thành đối tác của chương trình.
3. Chương trình gồm hai nội dung chính:
 
 – Thứ nhất: Giúp các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực trong việc xây dựng, quảng bá, phát triển, bảo vệ thương hiệu;

– Thứ hai: Lựa chọn các thương hiệu tiêu biểu của Việt Nam tham gia chương trình. Nhà nước sẽ cùng với các doanh nghiệp xây dựng các chương trình hành động cụ thể để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn, hướng tới ba giá trị cốt lõi “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực lãnh đạo“ và quảng bá hình ảnh Việt Nam gắn với các giá trị này trên thị trường trong nước và thế giới tới các đối tượng mục tiêu.

4. Tham gia vào Chương trình, doanh nghiệp sẽ được hưởng một số quyền lợi, nhưng cũng đồng nghĩa với việc tự thân doanh nghiệp đã cam kết sẽ liên tục tự hoàn thiện mình, quyết tâm xây dựng và triển khai các chương trình hành động trong doanh nghiệp theo những giá trị của Chương trình. Hai năm một lần, các thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được Chương trình đánh giá lại. Chỉ những thương hiệu đáp ứng đủ tiêu chí mới được tiếp tục tham gia Chương trình. Các đơn vị vi phạm các tiêu chí, quy định của Chương trình sẽ không được tiếp tục tham gia.

5. Lễ công bố các thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia đợt I Chương trình Thương hiệu Quốc gia đã được tổ chức long trọng vào ngày 17/4/2008 tại Nhà hát lớn Hà Nội. Tại buổi lễ, Lãnh đạo Chính phủ đã trao biểu tượng Thương hiệu Quốc gia cho các doanh nghiệp có thương hiệu sản phẩm được lựa chọn tham gia Chương trình.

6.Biểu trưng thương hiệu quốc gia được thiết kế bao gồm phần hình ảnh và phần chữ. Phần hình ảnh thể hiện cách điệu những cánh chim hạc, thiết kế theo phong cách hiện đại, đang tung bay về bốn hướng. Những cánh chim hạc xếp như hình một bông hoa đang nở, thể hiện sự phát triển không ngừng của đất nước nói chung và nền kinh tế nói riêng. Những cánh chim hạc vừa thể hiện sự kế thừa lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, vừa thể hiện sự thống nhất trong ý chí và quyết tâm đưa hình ảnh đất nước, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra khắp thế giới.  Phần chữ gồm hai chữ Vietnam Value (Giá trị Việt Nam), đề cập tới ba giá trị “Chất lượng – Đổi mới, sáng tạo – Năng lực lãnh đạo” là những yếu tố trụ cột của Chương trình – những giá trị nền tảng đối với sự phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH LVN GROUP

Điện thoại yêu cầu dịch vụ Luật sư của LVN Group tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi : 1900.0191

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:  [email protected]

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group