1. Khái quát về vận đơn trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

– Cơ sở pháp lý: Điều 161 Bộ luật hàng hải năm 2015

Vận đơn là chứng từ do người vận chuyển hoặc đại diện được ủy quyền của người vận chuyển (thuyền trưởng, đại lý) ký phát cho người gửi hàng, trong đó xác nhận việc nhận hàng để vận chuyển từ cảng khởi hành đến cảng đích.

Theo điều luật trên, “Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.”
Theo đó:
  • Chứng từ vận chuyển bao gồm vận đơn, vận đơn suốt đường biển, giấy gửi hàng đường biển và chứng từ vận chuyển khác. Mẫu vận đơn, vận đơn suốt đường biển do doanh nghiệp phát hành và phải được gửi, lưu tại cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải;
  • Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.
  • Người vận chuyển thực tế là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
  • Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Trân trọng!

2. Hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển, họ có quyền mở ra xem không?

Người vận chuyển hàng hóa là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển.

khi người vận chuyển ủy quyền cho người khác là người thứ ba vận chuyển thì người thứ ba này sẽ là người vận chuyển thực tế, người này là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Đối với trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì theo pháp luật quy định: “Người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.” Vậy tức là người vận chuyển không cần mở ra xem mà chủ thể này có quyềnghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong là hàng hóa gì và nó hình thù như thế nào.

Trân trọng!

 

3. Nếu người giao hàng khai gian về giá trị hàng hóa vào vận đơn mà bi thiệt hại thì ai chịu trách nhiệm?

Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.” (Điều 148 Bộ luật hàng hải năm 2015).

Người giao hàng là người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh.

Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc.

Đối với trường hợp người giao hàng khai gian về giá trị hàng hóa vào vận đơn đưa cho người vận chuyển thì câu hỏi đặt ra nếu trường hợp hàng hóa đó bị thiệt hại phải giải quyết như thế nào và bên nào chiu trách nhiệm thiệt hại đó?

Theo khoản 5 Điều 161 Bộ luật quy định về ghi chú trong vận đơn: “Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp, nếu người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.”

Theo điều luật này người giao hàng khai gian về giá trị hàng hóa vào vận đơn đưa cho người vận chuyển thì người vận chuyển sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp mà người giao hàng sẽ tự chịu trách nhiệm.

Trân trọng!

 

4. Ghi chú trong vận đơn của người vận chuyển theo bộ luật hàng hải

– Cơ sở pháp lý: Điều 161 Bộ luật hàng hải năm 2015

“Điều 161. Ghi chú trong vận đơn

1. Người vận chuyển có quyền ghi chú trong vận đơn nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa.

2. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh.

3. Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc.

4. Trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.

5. Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp, nếu người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn.”

Thứ nhất, nếu người ghi chú nhận thấy rằng bbên ngoài bao bì hàng hóa có dấu hiệu có vấn đề thì người ghi chú có quyền ghi chú trong vận đơn nhận xét của mình về bao bì hàng hóa đó.

Thứ hai, nếu trong vận đơn mô tả về hàng hóa người vận chuyển có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc mặc dù khi không có điều kiện xác minh thì nguoiqf vận chuyển cũn có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký giao hàng. Cũng như trường hợp người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc.

Thứ ba, nếu hàng hóa đã được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì lúc này người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong.

Thứ tư, về trách nhiệm bồi thường của người vận chuyển, nếu người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn thì người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp.

Trân trọng!

 

5. Hiểu thế nào về ghi chú trên vận đơn

Câu hỏi: Hiểu thế nào về ghi chú trên vận đơn: Trọng lượng (Weight), khối lượng (Volume), chất lượng (Quality), trị giá hàng (Value unknown)…?

Theo pháp luật hàng hải thương mại và thông lệ quốc tế, mọi chi tiết về hàng hóa đều do người giao hàng (shipper) cung cấp và như vậy, về nguyên tắc, có nghĩa là những mô tả như số lượng, trọng lương, khối lượng, chất lượng… của người giao hàng sẽ được nêu trong vận đơn. Thực tế này đã tồn tại từ rất lâu đời. Do đó, hầu như trên tất cả mọi vận đơn đều có in sẵn một câu bảo lưu (hoặc một câu có nội đung tương tự) về vấn đề này như sau: “Người vận chuyển không biết trọng lượng (Weight), khối lượng (Volume), chất lượng (Quality), trị giá hàng (Value unknown). Như vậy, nếu có nghi ngờ về tính chính xác của những thông tin mô tả hàng hóa mà người giao hàng cung cấp thì thuyền trưởng có trách nhiệm ghi vào vận đơn những ý kiến của mình. Vì vận đơn là chứng từ có thể chuyển nhượng được (negotiable) nên thuyền trưởng làm như vậy là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người thứ ba “ngay tình” (innocent); đó là người có thể mua lô hàng căn cứ vào những thông tin thể hiện trên vận đơn.

Với hàng rời, một trong những phương pháp để xác định mức độ chính xác của trọng lượng hàng mà người giao hàng cung cấp (hoặc để tự xác định trọng lượng) là làm giám định mớn nước (draft survey).

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là giám định mớn nước không phải là một biện pháp có được sự chính xác mong muốn. Mức độ chính xác của kết quả giám định mớn nước phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định các dữ liệu như: số lượng nhiên liệu còn lại trên tàu, trọng lượng của đồ dự trữ, nước dàn, chất rắn lắng đọng dưới đáy két không thể bơm ra được… Mức độ chính xác đó còn phụ thuộc vào tỷ trọng (density) nước biển xung quanh tàu lúc giám định. Ngoài ra, việc cân chỉnh tàu (ship’s trim) cũng đóng vai trò rất quan trọng. Mỗi nhân tố nói trên đều có ảnh hưởng nhất định đến mức độ chính xác của việc giám định. Vì vậy, trọng lượng hàng hóa xác định bằng cách giám định mớn nước luôn luôn chỉ là một con số “áng chừng”, “dự tính” hay “vào khoảng” (approximate, about). Tóm lại, với hàng rời, phải rất thận trọng khi tiến hành xác định trọng lượng hàng hóa xếp lên tàu.

Về vấn đề nói trên, Điều 161 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 nói về ghi chú trong vận đơn đã dựa trên cơ sở của điều III, khoản 3 Qui tắc Hague-Visby, mà với tầm quan trọng của nó (qui tắc Hague-Visby), Quy tắc đó có thể được dịch như sau:

“Sau khi nhận hàng, người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của người vận chuyển sẽ theo yêu cầu của người giao hàng, cấp cho người giao hàng một bản vận đơn đường biển, ngoài những nội dung khác, có nội dung sau:

(a) Những ký mã hiệu chính dùng để nhận biết hàng hóa đã được người giao hàng cung cấp bằng văn bản trước khi xếp hàng, miễn là những ký mã hiệu đó được in, đánh dấu rõ ràng lên hàng hóa hay bằng cách nào khác nếu hàng hóa không có bao bì, hoặc được in, đánh dấu lên bao bì, thùng, hộp, sao cho những ký mã hiệu đó dễ đọc cho đến khi kết thúc chuyến đi biển;

(b) Số lượng kiện, chiếc, số lượng, trọng lượng, tuỳ trường hợp cụ thể, theo như người giao hàng cung cấp bằng văn bản;

(c) Tinh trạng bên ngoài của hàng hóa.

Như vậy miễn là người vận chuyển, thuyền trưởng hoặc đại lý của người vận chuyển không buộc phải tuyên bố hay thể hiện trên vận đơn bất kỳ ký mã hiệu, con số, số lượng hay trọng lượng nào mà anh ta có cơ sở để nghi ngờ tính chính xác của những hàng hóa mà anh ta đã thực sự nhận hoặc những hàng hóa mà anh ta không có biện pháp thích hợp để kiểm tra”

Dưới đây là văn bằng tiếng Anh về vấn đề này để các bạn đọc tham khảo:

“… 3. After receiving the goods into his charge the carrier or the master or agent of the carrier shall, on demand of the shipper, issue to the shipper a bill of lading showing among other things: (a) The leading marks necessary for identification of the goods as the same are furnished in writing by the shipper before the loading of such goods starts, provided such marks are stamped or otherwise shown clearly upon the goods if uncovered, or on the cases or coverings in which such goods are contained, in such a manner as should ordinarily remain legible until the end of the voyage, (b) Either the number of packages or pieces, or the quantity, or weight, as the case may be, as furnished in writing by the shipper, (c) The apparent order and condition of the goods.

Provided that no carrier, master or agent of the carrier shall be bound to state or show in the bill of lading any marks, number, quantity or weight which he has reasonable ground for suspecting not accurately to represent the goods actually received, or which he has had no reasonable means of checking.”

Trân trọng!