>> Luật sư tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp trực tuyến gọi số:1900.0191

1. Mở đầu

 Trong xu thế cạnh tranh hiện nay, dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu thị trường chứng khoán sút giảm, thị trường bất động sản đóng băng… các nhà đầu tư nhanh chóng lựa chọn cho mình một kênh đầu tư hấp dẫn đó là kinh doanh trên sàn vàng. Giá vàng biến động càng mạnh thì sức hút của thị trường vàng càng mãnh liệt hơn bất kỳ kênh đầu tư nào khác.

Với phương pháp khảo sát thực tế, so sánh đối chiếu được sử dụng trong bài báo này nhằm mục đích cảnh báo cho các nhà đầu tư rằng, kinh doanh trên sản vàng là một kênh đầu tư hấp dẫn nhưng đồng hành với lợi nhuận là rủi ro cao, nên việc dưa ra các giải pháp phòng chống rủi ro khi giá vàng biến động cho nhà dầu tư là điều cần thiết.

2. Lợi ích kinh doanh trên sàn vàng

§ Đối với ngân hàng thương mại

– Giúp ngân hàng đa dạng hóa các nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay các NH tham gia trên thị trường vàng gồm kinh doanh vàng vật chất, kinh doanh trên tài khoản vàng, kinh doanh trên sàn vàng… với những sản phẩm chủ yếu như giao ngay (spot), kỳ hạn (Forward), hoán đổi (swap), quyền chọn (option)… kể cả kinh doanh trong và ngoài nước nhằm cân bằng trạng thái vàng theo quy định của NHNN là trạng thái vàng không được vượt quá cộng trừ 20% so với vốn tự có của NHTM.

– Góp phần gia tăng nguồn vốn và thu nhập cho NH nhờ các khoản phí và lãi vay thu được.

§ Đối với nhà đầu tư :

– Nhà đầu tư kinh doanh vượt khả năng vốn tự có, có thể đạt được mức sinh lời hấp dẫn. Nhà đầu tư tự quyết định giá để đặt lệnh mua bán vàng và sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro.

– Giá vàng tại các sàn giao dịch biến động sát với giá vàng thế giới, giảm nhu cầu trao đổi vàng vật chất, giảm chi phí nhập khẩu và bảo quản vàng vật chất..

– Giao dịch trên sàn vàng thời gian thanh toán ngày T, nhà đầu tư bán vàng thì có tiền và mua vàng thì có vàng ngay sau thời điểm mua và dễ dàng cắt giảm lỗ hoặc chốt ngay khoản lời khi thị trường xuất hiện cơ hội đầu tư. Trong khi đó giao dịch chứng khoán thanh toán ngày T+3. Vì vậy tính thanh khoản trên sàn vàng cao hơn.

– Sàn vàng không quy dinh giới hạn biên độ dao động của giá vàng như kinh doanh chứng khoán, nên kinh doanh vàng có thể mang lại lợi nhuận rất cao.

– Khi kinh doanh trên sàn vàng nhà đầu tư dễ dàng nhận được sự tài trợ của NH. Nhà đầu tư ký quỹ 7% giá trị giao dịch và đương nhiên được vay 93% từ ngân hàng, trong khi đó đầu tư chứng khoán phải có dủ tiền và chứng khoán trên tài khoản mới đặt được lệnh.

– Lợi nhuận đầu tư vàng hiện nay vẫn chưa tính vào thuế thu nhập cá nhân.

– Thời gian giao dịch vàng kéo dài từ sáng đến tối 23g, sản phẩm đa dạng nhà đầu tư có thể cắt lỗ/chốt lời tự động… trong khi đó giao dịch chứng khoán khớp lệnh đến 10g 30. Sàn giao dịch vàng thực hiện hầu hết các sản phẩm phái sinh hiện đại mà các sàn giao dịch chứng khoán chưa thực hiện.

3. Thực trạng kinh doanh trên sàn vàng của NHTM.

– Tại Việt Nam, kinh doanh vàng vật chất phổ biến và mang tính truyền thống, nhưng đối với kinh doanh vàng tài khoản vẫn là lĩnh vực khá mới mẽ. Ngày 25/05/2007 Sàn giao dịch vàng đầu tiên do NHTMCP Á Châu thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là một số NH khác, các công ty chứng khoán. Đến nay 6/2009, cả nước đã có 10 sàn giao dịch vàng, gồm có : Sàn giao dịch vàng ACB. Sàn giao dịch vàng Thần tài Sacombank, Sàn giao dịch vàng phố Wall, Sàn giao dịch vàng Phương Nam, Sàn giao dịch vàng VAB, Sàn giao dịch vàng VGB, Sàn giao dịch vàng của Ngân hàng Đông Á, Sàn giao dịch vàng Eximbank – SJC. Sàn giao dịch vàng Hà Thành, Sàn giao dịch vàng Vina VJC. Nổi bật trong số các sàn vàng phải kể đến là sàn vàng của ACB thu hút khối lượng khá lớn trên 5000 nhà đầu tư giao dịch thường xuyên, doanh số bình quân hàng ngày trên 300 000 lượng vàng với phí giao dịch hàng ngày thu được bình quân 600 triệu đến 700 triệu chưa kể lãi vay. Lợi nhuận đạt được trong năm 2008 trên 200 tỷ đồng. Còn các sàn vàng của các NH khác biến động khoảng từ 50000 lượng đến 200000 lượng.

– Giao dịch vàng một số sàn vàng tại Việt Nam là sản phẩm kinh doanh mạo hiểm. Nhà đầu tư phải ký quỹ một lượng tiền rất nhỏ (7%) giá trị giao dịch, số còn lại được ngân hàng cho vay, như vậy nhà dầu tư có thể thực hiện lệnh mua (bán) gấp hơn 14 lần vốn tự có. Hàng ngày, nhà đầu tư đặt mua/hoặc bán, tức mở trạng thái giao dịch (open possition) và đóng trạng thái ( close possition) đặt lệnh bán/hoặc mua theo giá vàng từng thời điểm.Vào cuối ngày giao dịch, trường hợp nhà đầu tư không đủ tiền/vàng để thanh toán cho các lệnh đã khớp, ngân hàng sẽ tự động cho nhà đầu tư vay, sau khi đã trừ đi tổng giá trị  tiền /vàng mà khách hàng đang có.

– Các sàn vàng đầu tư công nghệ hiện đại cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mạng lưới kinh doanh vàng phát triển khá nhanh ở các chi nhánh NHTM trên toàn quốc và các điểm nhận lệnh chứng khoán, các tiệm vàng là nơi nhận đặt lệnh vàng. Có thể nói sàn giao dịch vàng đã và đang nở rộ một cách tự phát tại mỗi sàn, doanh số giao dịch mỗi ngày lên tới hàng ngàn tỷ đồng.

– Chi phí đầu tư lập sàn vàng cao đòi hỏi công nghệ hiện đại, giá vàng phải được cập nhật liên tục nên hầu hết các sàn vàng đều phài thuê mạng của Reuters, Bloomberg … Sự xuất hiện khá nhiều sàn vàng trong thời điểm hiện nay nên mức độ cạnh tranh giữa các sàn vàng ngày càng gay gắt, Ngân hàng cần có nguồn vốn đủ lớn để đáp ứng nhu cầu rút vàng vật chất của nhà đầu tư cũng như xây dựng hệ thống vận hành và kiểm soát rủi ro.

4. Rủi ro của nhà dầu tư kinh doanh trên sàn vàng

Trên thực tế, việc kinh doanh sàn vàng nhà đầu tư phải đối mặt với những rủi ro sau :

* Rủi ro pháp lý:

Cho đến thời điểm này về phía Nhà nước chưa có văn bản pháp lý kiểm soát kinh doanh trên sàn vàng, điều chỉnh mô hình hoạt động của các sàn vàng, cơ chế giải quyết tranh chấp khi có phát sinh.

Mọi quy chế, quy trình đều do NH tự ban hành; hầu hết các văn bản và các hợp đồng giao dịch được soạn theo hướng có lợi cho ngân hàng, nên quyền lợi của nhà đầu tư chưa được bảo đảm thỏa đáng. Mặt khác Nhà nước cũngchưacó cơ quan quản lý và giám sát thị trường và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư khó kiểm soát giới hạn lỗ. Nếu như tỷ lệ kýý quỹ giảm xuống dưới mức tỷ lệ cảnh báo, nếu nhà đầu tư không nộp tiền ký quỹ bổ sung, Ngân hàng được quyền quyết định xử lýý bán đi số lượng vàng trên tài khoản vàng của nhà đầu tư theo mức giá do ngân hàng quyết định tại bất kỳ thời điểm nào, mà không cần thông báo cho nhà đầu tư. Điều này gây thiệt hại đáng kể cho nhà đầu tư, họ không kiểm soát được khoản lỗ của mình vì trên thực tế giá xử lýý thấp hơn giá thị trường.

§ Rủi ro thị trường :

– Có thể nói kinh doanh vàng là phải chấp nhận sự biến động thất thường của vàng dưới tác động đa dạng của nhiều nhân tố có liên quan như: tình hình kinh tế, chính trị, chiến tranh thế giới, giá dầu, giá ngoại tệ… Không ít nhà đầu tư không nắm bắt chính xác xu thế diễn biến giá vàng trên thị trường trong nước và thế giới nên dẫn đến thua lỗ. Trong trường hợp cần thiết giá vàng biến động có lợi cho nhà đầu tư thì việc đặt lệnh gặp nhiều khó khăn, chi phí rút vàng quá cao.

– Thực tế các nhà đầu tư kinh doanh trên sàn vàng vượt khả năng vốn tự có nên thu hút được nhiều nhà dầu tư, nhưng thực chất kinh doanh trên sàn vàng là mua bán khống vàng, các NHTM hưởng lợi là người trung gian thu phí, lãi vay qua đêm … .

§ Rủi ro về kỹ thuật công nghệ:

Hệ thống công nghệ do các NH tự thiết kế, tự trang bị, không có tiêu chuẩn cụ thể. Vì thế sự cố ‘sập mạng ” máy chủ thường xảy ra gây thiệt hại cho các nhà đầu tư nhưng ngân hàng vẫn miễn trách nhiệm. Nhưng quan trọng hơn sự cố mạng lại đúng vào thời diểm có lợi cho nhà đầu tư.

§ Rủi ro về trình độ:

Một số nhà đầu tư khả năng kinh doanh vàng còn hạn chế; chưa theo dõi và dự đoán xu hướng biến động giá vàng trên thế giới; chưa ứng dụng thành thạo các công cụ phòng chống rủi ro, cùng với việc đầu tư theo tâm lýý bầy đàn, kinh doanh theo phong trào như chứng khoán, chưa thực sự chuyên nghiệp nên dẫn đến không kiểm soát được thua lỗ .

Có thể nói môi trường kinh doanh trên sàn vàng hiện nay không công bằng, thiếu sòng phẳng cho các nhà dầu tư

5. Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh trên sàn vàng của NHTM:

§ Về phía Nhà nước:

– Nhanh chóng ban hành văn bản pháp lýý về kinh doanh sàn vàng. NHNN có thông tư hướng dẫn theo hướng đảm bảo thị trường vận hành an toàn, công bằng và hợp lý cho các đối tượng tham gia trên thị trường.

– Thành lập Uy ban giám sát thị trường kinh doanh vàng trên sàn, cơ quan này chịu sự quản lýý của NHNN đồng thời thành lập Trung tâm lưu lýý vàngý nhằm tập trung quản lýý vàng về đầu mối

– NHNN tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh trên sàn vàng, có biện pháp kịp thời ổn định thị trường; hàng tháng, quý…ý cần yêu cầu các sàn vàng phải báo cáo thường xuyên về NHNN.

§ Về phía các NHTM

– Xây dựng quy chế, quy trình kinh doanh vàng nhằm đảm bảo quyển lợi của Ngân hàng và khách hàng. Cần xây dựng giới hạn lỗ, dừng lỗ trong kinh doanh vàng, hạn mức giao dịch sẽ được cấp cho từng dealer và cấp quản lý;  loại vàng và hình thức đầu tư, đối tác …

– Bên cạnh đó ngân hàng cần tăng cường kiểm soát quản lý rủi ro của kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ nhằm kịp thời ngăn chặn những rủi ro và hiện tượng tiêu cực phát sinh đảm bảo an toàn cho NHTM trong kinh doanh vàng.ý

– Tận dụng tối đa các nguồn thông tin, đối chiếu và chọn lọc các nguồn thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư. Tư vấn và hỗ trợ cho các nhà đầu tư kiến thức pháp lýý, kỹ thuật kinh doanh, khả năng dự đoán biến động giá vàng, sử dụng các công cụ phái sinh phòng chống rủi ro khi giá vàng biến động.

– Kéo dài thời gian giao dịch đến buổi tối đến 23 giờ nhằm phù hợp với diễn biến thời gian giá vàng thế giới.

– Đa dạng hóa các lệnh cho các nhà đầu tư như: lệnh chốt lời và lệnh cắt lỗ đã được nhiều sàn vàng áp dụng. Các sàn nên áp dụng biên độ giá +/-% so với giá tham chiếu đầu ngày và giá khớp lệnh gần nhất trong phiên, nhằm giúp nhà đầu tư hạn chế thua lỗ.

– Các sàn vàng tại Việt Nam cần nâng cấp đầu tư công nghệ hiện đại, đẩy mạnh hệ thống giao dịch qua internet, điện thoại; đặc biệt phải đủ khả năng phát hiện, kịp thời xử lý các lệnh có giá mua – bán không phù hợp do nhà đầu tư hoặc nhân viên sàn vàng đặt lệnh sai để hạn chế những rủi ro không đáng có.

§ Về phía Nhà đầu tư:

– Cần có khả năng dự đoán giá vàng trên thế giới thông qua việc phân tích các thông số kinh tế của các nước như : Mỹ, EU Nhật, tình hình biến động kinh tế thế giới, xu thế diễn biến của thị trường tài chính, giá dầu …. Giá vàng biến động thất thường, tạo ra những “đợt sóng” cao là cơ hội cho một số đối tượng đầu tư “lướt sóng” kiếm lời. Tuy nhiên cần cảnh báo nếu như nhà đầu tư dự đoán sai thay vì “lướt sóng” thì lại bị “sóng lướt” sẽ gây thiệt hại đáng kể.

– Nếu nhà đầu tư chưa am hiểu cặn kẽ về kinh doanh sàn vàng cần có chuyên gia tư vấn, hỗ trợ xây dựng danh mục đầu tư hợp lý cùng với kết hợp các sản phẩm phái sinh để hạn chế rủi ro để có thể đạt mức sinh lời có thể chấp nhận được, nhưng vẫn đảm bảo an toàn về vốn. Bên cạnh đó nếu nhà đầu tư thích mạo hiểm nên đặt lệnh với mật độ dày hơn, đặc biệt vào các thời điểm giá vàng biến động có biên độ cực lớn để có thể thu được lợi nhuận lớn nhưng mức độ rủi ro cao.

– Nhà đầu tư nên chốt lời, cắt lỗ với tỷ lệ nhất định theo các chỉ số hỗ trợ. Nếu ở mức lời 6 USD cho một ounce thì nên chốt, còn nếu lỗ 4 USD mỗi ounce thì nên cắt lỗ.

– Kinh doanh vàng nhà đâu tư cần thiết phải xây dựng phương án kinh doanh, đầu tư và phương án tài chính, cách thức hành động nhằm đạt được kỳý vọng mong đợi./

Tài liệu tham khảo

Tổng hợp tài liệu trên sàn vàng trên thị trường

Các văn bản pháp lý về kinh doanh vàng của NHNN

– WWW. kitco.com

SOURCE: TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KINH TẾ SỐ 225, THÁNG 7/2009 – TS. TRẦM THỊ XUÂN HƯƠNG

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
THAM KHẢO VÀ DỊCH VỤ TƯ VẤN LIÊN QUAN:

1. Luật sư riêng cho doanh nghiệp;

2. Dịch vụ tư vấn cơ cấu lại doanh nghiệp;

3. Tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội;

4. Tư vấn xây dựng quy chế hoạt động cho doanh nghiệp;

5. Luật sư tư vấn vụ án tranh chấp kinh doanh, thương mại;

6. Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp.