Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

Thưa Luật sư, tôi có vay vốn ngân hàng một số tiền, tôi vay tín chấp, tôi sắp đến thời hạn trả nợ, nhưng hiện tại bây giờ tôi không có khả năng chi trả vì lý do tôi mới bị mất việc làm và vợ tôi mới sinh con nên không có khả năng chi trả được, vậy thưa Luật sư cho tôi hỏi , bây giờ tôi phải làm thế nào mới tránh mọi rủi ro cho tôi khi tôi sắp đến hạn trả nợ cho ngân hàng rồi mà tôi không có khả năng trả được cho ngân hàng? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư. 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

– Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

2. Luật sư tư vấn:

Mỗi một khách hàng khi tiến hành thủ tục lập hồ sơ vay vốn ngân hàng đều có hướng đến một mục đích riêng cho bản thân mình, vay để mua nhà, vay để mua xe, vay để đầu tư vốn kinh doanh…

Sẽ chẳng có ván đề gì xảy ra nếu như không có những rủi ro như mất việc làm, ốm đau, bệnh tật, tai nạn, hay làm ăn kinh doanh không có lãi…..

Như vậy, nếu xảy ra vấn đề này thì cần phải làm gì? Có những trường hợp đã từng thay sim, đổi số điện thoại vì áp lực đòi nợ, hoặc thay đổi địa điểm nơi cư trú chỉ vì sợ những lời đe dọa bên ngoài..v..v..

Nếu khách hàng thay đổi sim hay rời khỏi nơi cư trú chỉ để trốn nợ thì đó là một cách ứng xử không an toàn và cũng không thông minh, vì cách này ngân hàng, các công ty tài chính, sẽ dễ dàng chuyển hồ sơ của bạn nên công an trình báo vì họ nghí là bị chiếm đoạt tài sản? Lúc đó, mức độ rủi ro sẽ cao.   

Tuy nhiên phải có hành động như thế nào mới là khách hàng thông minh của ngân hàng?

Đừng đợi đến ngày rơi vào nợ xấu rồi mới lo sợ về việc phải trả nợ như thế nào? Hãy kiểm soát ngay nguồn vốn vay của mình khả năng chi trả của mình sao cho có phương án hợp lý nhất.

Bởi theo quy định của Luật có một cách để gỡ rối và tránh mọi rủi ro cho cả khách hàng và ngân hàng/ tổ chức tin dụng đối với trường hợp khi khách hàng chuẩn bị rơi vào nợ xấu

 Trong quy định của Điều 19 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Điều 19. Cơ cấu lại thời hạn trả nợ

Tổ chức tín dụng xem xét quyết định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên cơ sở đề nghị của khách hàng, khả năng tài chính của tổ chức tín dụng và kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, như sau:

1. Khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo kỳ hạn trả nợ được điều chỉnh, thì tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đó phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng; thời hạn cho vay không thay đổi.

2. Khách hàng không có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay đúng thời hạn cho vay đã thỏa thuận và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

3. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ được thực hiện trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận.

Như vậy là có nghĩa là khách hàng khi vay vốn trước hoặc trong thời hạn 10 (mười) ngày kể từ ngày đến kỳ hạn, thời hạn trả nợ đã thỏa thuận, mà khách hàng không có khả năng chi trả số nợ đó nữa vì một số những lý do khách hàng mất việc làm, ốm đau, tai nạn, hay khó khăn trong kinh doanh, thì cũng có thể nhìn nhận lại thời hạn vay của mình để có thể cơ cấu lại thời hạn trả nợ với ngân hàng để tránh mọi rủi ro khi không có khả năng chi trả.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group