Khách hàng: Kính thưa Luật sư LVN Group, Luật sư hãy giúp tôi nêu một số giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án?

Cảm ơn!

Trả lời:

 

Về giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính tại Tòa án ta có thể kể đến những giải pháp sau:

1. Đổi mới tư duy, nhận thức

Trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, cải cách tư pháp ở Việt Nam, cả về phía cơ quan quản lý hành chính nhà nước, cơ quan tiến hành tố tụng hành chính và cả về phía công dân cần đổi mới tư duy, nhận thức về khiếu kiện hành chính phải coi đó là một phương cách khiếu nại và giải quyết khiếu nại tất yếu mà công dân được quyền lựa chọn để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Trong nhà nước pháp quyền, cơ quan hành chính nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và chính mình cũng phải tuân thủ quy định của pháp luật (không đứng trên pháp luật) và phải chịu sự áp đặt các chế tài khi không thực hiện đúng chức trách công vụ theo quy định của pháp luật; chuyển dần nền hành chính theo cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp sang hệ thống hành chính phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, công chức trong các cơ quan đó cần thông suốt quyền hạn quản lý của mình là quyền phục vụ nhân dân; phải thực sự là “công bộc của nhân dân” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và trong trường hợp bị khiếu kiện cần nghiêm chỉnh thực hiện quyền và nghĩa vụ tô’ tụng của mình.

Trong xã hội cần loại bỏ tư tưởng “dân kiện quan” như “con kiến mà kiện củ khoai”, mà trong tư duy, nhận thức phải hiểu trong mọi lĩnh vực, trong mọi hoạt động của đời sông xã hội của cả vê’ phía “người quản lý”, của cả về phía “người bị quản lý” khi có vấn đề cho rằng là vi phạm pháp luật đều có thể phải tham gia tố tụng tại Tòa án để giải quyết; khi tham gia tố” tụng tại Tòa án thì quan hệ giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, công chức trong các cơ quan đó với ngưòi đi khiếu kiện không còn là quan hệ hành chính nữa mà đã chuyển sang quan hệ tố tụng giữa các đương sự theo nguyên tắc “… mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội; cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dẫn và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật”. (Điều 8 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân của năm 2002).

Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý đất đai hiện nay, đang là vấn đề “nổi cộm” của đời sống xã hội, cần đổi mới tư duy, nhận thức theo hướng: cơ quan hành chính nhà nước đang chuyển một số hoạt động từ phương thức quản lý hành chính đơn thuần sang phương thức hành chính dịch vụ công.

 

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Toà án nhân dân trong việc giải quyết các vụ án hành chính có hiệu quả, một trong những khâu then chốt nhất là xây dựng pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại hành chính nhà nước và khiếu nại theo thủ tục tư pháp) đầy đủ, đồng bộ, đặc biệt trong các lĩnh vực về quản lý đất đai… cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các văn bản này theo hướng thống nhất giải quyết những vướng mắc trong quá trình áp dụng khi xét xử vụ án hành chính và mổ rộng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện của Tòa án; quy định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính dài hơn tạo cho người khỏi kiện có khả năng thực hiện dễ dàng hơn việc khiếu kiện hành chính; mở rộng điều kiện khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của công dân, cơ quan, tổ chức như: không bắt buộc phải nhận được

Như vậy, để giải quyết nhanh những tồn tại vướng mắc, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp luật có hên quan trực tiếp đến việc áp dụng trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính và hoàn thiện các thể chế pháp luật liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

– Đối với Luật Khiếu nại, tố cáo: Để giải quyết tốt mọi khiếu nại của công dân, thể hiện rõ bản chất của nhà nước pháp quyền, cần phải đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp luật theo những nội dung sau:

+ Mở rộng phạm vi và quyền khiếu nại của công dân:

+ Xây dựng lại Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành theo hướng tách thành hai đạo luật riêng biệt quy định vê’ pháp luật khiếu nại và pháp luật tố cáo. Luật Khiếu nại mới cần phải được xây dựng trở thành một đạo luật khung để giải quyết mọi khiếu nại của công dân trên các lĩnh vực.

– Về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính: Xây dựng Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thành Luật Tố tụng hành chính theo hưống quy định đầy đủ, đồng bộ các quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giải quyết các vụ án hành chính, trong đó có mỏ rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với khiếu kiện tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính theo phương pháp loại trừ.

– Đối với Luật Đất đai: Để khắc phục tình trạng khiếu nại trong lĩnh vực đất đai hiện nay rất nhiều, nhưng chủ yếu được thực hiện theo con đường khiếu nại hành chính, làm cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lâm vào tình trạng quá tải, không thể thực hiện đúng việc thụ lý và giải quyết khiến nại đúng thời hạn quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.

Những vấn đề nói trên đều nhằm mục đích mở rộng phạm vi quyền khiếu nại của công dân, đơn giản hoá thủ tục khiếu nại, khỏi kiện vụ án hành chính của công dân và thuận tiện cho việc giải quyết các khiếu kiện hành chính của Toà án được nhanh chóng chính xác, đúng pháp luật.

Mặt khác, phạm vi thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án chỉ dừng ở mức độ tuyên xử bác yêu cầu của người khởi kiện hoặc hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính bị khiếu kiện hoặc buộc cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước chấm dứt hành vi trái pháp luật…để họ thực hiện lại trách nhiệm công vụ theo quy định của pháp luật, gây tâm lý không thoải mái sau khi Tòa án giải quyết nếu yêu cầu khiếu kiện được chấp nhận thì quyền, lợi ích của người khiếu kiện cũng chưa được giải quyết. Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu khi xây dựng pháp luật tố tụng hành chính, cần có chế tài buộc người có thẩm quyền có trách nhiệm phải sửa đổi quyết định hành chính, hành vi hành chính.

 

3. Đổi mới cơ chế thực hiện việc giải quyết khiếu kiện hành chính

Theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo hiện hành khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không đồng ý thì trước tiên họ chỉ có con đường duy nhất là khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành quyết định hành chính, hoặc có cán bộ, công chức có hành vi hành chính và cũng chính cơ quan nhà nước đó có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đôì với công việc của chính mình, nên yêu cầu khách quan, minh bạch trong giải quyết khiếu nại theo thủ tục này sẽ gặp không ít khó khăn. Nếu cứ để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của chính họ thì làm cho người dân thiếu tin tưởng.

Vì vậy, cơ chế giải quyết khiếu nại hành chính trong phạm vi nội bộ nền hành chính nhà nước cần phải được đổi mới trên nhiều phương diện. Với tinh thần đó cần bảo đảm cho người giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính độc lập với cơ quan đã ra quyết định hành chính hay có hành vi hành chính. Vấn đề đặt ra là có cần thiết phải thiết lập cơ quan giải quyết khiếu nại (còn gọi là cơ quan Tài phán hành chính nhưng không theo nghĩa là Tòa án) nằm ngoài hay nằm trong cơ quan hành chính.

– Xuất phát từ tình hình điều kiện cụ thể của Nhà nước ta, việc đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Người khiếu nại và người khởi kiện yên tâm hơn với cơ chế giải quyết này bởi đảm bảo tính khách quan;

+ Người giải quyết khiếu nại phải được đào tạo chuyên sâu về một số lĩnh vực quản lý nhà nước chuyên ngành;

+ Hoạt động của cơ quan này đảm bảo sự vô tư, khách quan hơn trong giải quyết khiếu nại hành chính;

+ Trước khi vụ việc được khởi kiện tại Tòa án đã trải qua quá trình giải quyết thận trọng của cơ quan chuyên ngành;

+ Hoạt động này giúp cho việc thực hiện tốt Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và đây cũng là yêu cầu khi Việt Nam là thành viên Tổ chức thương mại thê giới (WTO).

Tuy nhiên, dù ở mô hình nào thì cũng không phải khép kín ở cơ quan hành chính mà nó vẫn có mối liên hệ với cơ quan tài phán tư pháp theo nguyên tắc tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính đã được cơ quan tài phán hành chính giải quyết nếu công dân, tổ chức không đồng ý thì vẫn còn có cơ hội cho họ khởi kiện tại Tòa án (trừ một số quyết định hành chính có liên quan đến quốc phòng, an ninh). Như vậy, về lâu dài trong chiến lược cải cách tư pháp phải có lộ trình và phải được chuyển giao cho tài phán tư pháp (Tòa án) thẩm quyền giải quyết nhiều loại việc.

Để ngang tầm vối cơ quan giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính, Tòa hành chính hiện hành cần được tổ chức lại theo mô hình Tòa án quân sự để tạo ra một hệ thống Tòa án độc lập thuộc Tòa án nhân dân xét xử về hành chính có tính tách biệt tương đối, nhất là về con người và cách thức xét xử phù hợp hơn đối với lĩnh vực hành chính, đồng thời bảo đảm hơn về điều kiện vật chất phục vụ cho công tác xét xử và đời sống của thẩm phán, thư ký Tòa án.

 

4. Xây dựng đội ngủ cán bộ tư pháp

Theo Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tối đã chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm dẫn đến chất lượng công tác tư pháp nói chung chưa ngang tầm với yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân. Một trong những nguyên nhân cơ bản được chỉ ra trong Nghị quyết là “Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất đạo đức”.

Giải quyết các vụ án hành chính là một hoạt động vừa mang tính chất chung của Toà án, vừa mang tính đặc thù của giải quyết khiếu nại về hành chính theo thủ tục tư pháp. Hiện nay việc đánh giá chung về đội ngũ cán bộ Toà án và đội ngũ thẩm phán cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những hạn chế, trong khi yêu cầu đặt ra là phải giải quyết các vụ án đạt hiệu quả cao.

Người thẩm phán giải quyết các vụ án hành chính hiện nay đòi hỏi vừa phải có năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ như các thẩm phán khác lại vừa phải có trình độ chuyên sâu trong công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là phải có trình độ cao trong lĩnh vực áp dụng pháp luật về hoạt động hành pháp.

Bởi vì, thứ nhất, công tác quản lý hành chính nhà nước khá phức tạp trong tất cả các lĩnh vực, liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức xã hội; thứ hai, các khiếu kiện hành chính nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước. Việc giải quyết các khiếu kiện này đòi hỏi người thẩm phán phải am hiểu quy định pháp luật điều chỉnh các lĩnh vực quản lý nhà nước. Hơn nữa, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính (Luật Tố tụng hành chính) tuy chỉ có một, nhưng “Luật nội dung” thì rất nhiều và biến động liên tục trên các lĩnh vực.

Để từng bưởc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao hàng năm phải có kế hoạch tạo nguồn thẩm phán trong đội ngũ cán bộ, công chức và gửi đi đào tạo tại Học viện Tư pháp hoặc ở nước ngoài. Mặt khác, Toà án nhân dân tối cao phải thường xuyên tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ, tổng kết và rút kinh nghiệm để việc giải quyết các vụ án hành chính ngày càng đạt hiệu quả cao.

Đôì với các thẩm phán được bổ nhiệm lần đầu ngoài trình độ thấp nhất là cử nhân luật còn cần được đào tạo kỹ năng xét xử trong đó có kỹ năng xét xử án hành chính.

Bên cạnh trình độ nghiệp vụ chuyên môn, thường xuyên bồi dưỡng cho các thẩm phán quan điểm, lập trường, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhất là pháp luật chuyên ngành, trong đó có chuyên ngành về đất đai bởi các cơ quan chuyên môn.

Ngoài ra, nhiệm kỳ của thẩm phán cũng cần phải nghiên cứu, xem xét sửa đổi cho phù hợp, khắc phục tình trạng tâm lý “nể, sợ” của thẩm phán đốì vói các cấp cơ quan nhà nưốc ở địa phương làm hạn chế tính khách quan, trung thực trong giải quyết các khiếu kiện hành chính nói chung và nhất là các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai. Pháp lệnh Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân năm 2002 quy định nhiệm kỳ của thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là 5 năm. Với quy định như vậy là rất ngấn so với quy định của các nước trong khu vực và trên thế giối. Mặt khác, Hội đồng tuyển chọn thẩm phán gồm có nhiều đại diện của cơ quan hành chính nhà nước – là những người đã có lần bị Toà xử kiện hành chính. Vì vậy, cần sửa đổi theo hưống nhiệm kỳ thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp là 15 năm, xa hơn nữa là bổ nhiệm suốt đời.

 

5. Tăng cường thi hành quyết định của bản án, quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật

Về vấn đề này, cần có hướng dẫn về thủ tục thi hành các bản án, quyết định hành chính để đảm bảo hiệu lực thực tế. Điều 47 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành mởi chỉ quy định mang tính nguyên tắc “Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án hành chính trong phạm vi cả nước. Cá nhân, cơ quan nhà nước, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành. Thủ trường cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính; trong trường hợp cần thiết có quyền buộc phải chấp hành quyết định của Toà án. Người nào thiếu trách nhiệm trong việc thi hành án hành chính hoặc cố tình không chấp hành bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự’.

Mô hình tổ chức thi hành án hành chính gắn với thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hành chính nhà nưốc là phù hợp. Tuy nhiên, trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính mới quy định mang tính nguyên tắc đốì vối cơ quan nhà nước cấp trên trực tiếp có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thi hành án hành chính, cần thiết phải cụ thể hóa quy định này trong các văn bản quy phạm pháp luật vê’ tổ chức, hoạt động của các tổ chức, hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước thành một điều luật cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan đó, mà hiện nay trong các văn bản như Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân chưa thể chế rõ quy định về thi hành án hành chính. Công tác thi hành án hành chính đã được nêu ra trong dự thảo Luật Tố tụng hành chính và Bộ luật Thi hành án.

 

6. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỉnh phí cho Toà án nhân dân

Cần tăng cường cơ sở vật chất của Toà án nhân dân tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như tương xứng với cơ sở vật chất của cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Qua khảo sát cho thấy, hiện nay trong số hơn 600 Toà án nhân dân cấp huyện còn có nhiều Toà án chưa được xây dựng trụ sỏ mối.

Mặc dù trang thiết bị và phương tiện làm việc cho các Toà án trong thời gian qua được quan tâm, nhưng nhìn chung vẫn còn thiếu và lạc hậu. Để việc giải quyết các vụ án hành chính được nhanh chóng, bảo đảm đúng pháp luật thì mỗi Toà án cần được trang bị thêm các loại máy vàn phòng…. Bên cạnh trang thiết bị và phương tiện làm việc, thì việc đảm bảo đầy đủ kinh phí cho các Toà án nhân dân hoạt động là vấn đề thiết yếu để giải quyết tốt việc giải quyết khiếu kiện hành chính và tổng kết thực tiễn góp phần hoàn thiện pháp luật.

Trong “Quy chế phối hợp công tác giữa Chính phủ với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao” tại Khoản 1 Điều 11 nêu: “Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc cho Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan”.

 

7. Tăng cường việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật

Về việc tăng cường hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp luật và quan điểm sông và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật cho toàn thể xã hội, để thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Nhà nưốc cũng cần phải tăng cường các hình thức trợ giúp.

Thực trạng và các giải pháp đổi mới nền tài phán… pháp lý cho các địa phương nhất là những khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và những người còn ít hiểu biết pháp luật. Việc làm này tạo điều kiện cho mọi người hiểu biết pháp luật, thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ hợp pháp của công dân để họ tự biết phải khiếu nại, khiếu kiện tại nơi nào khi lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại. Đồng thời, khi có khiếu kiện, các cơ quan nhà nước cũng sốm phát hiện các văn bản hành chính, hành vi chính của mình có hợp pháp hay không để chỉnh sửa.

Đối với Toà án, một mặt phải thường xuyên phổ biến bồi dưỡng pháp luật để cán bộ, công chức sớm nắm bắt, áp dụng giải quyết các vụ án được đúng pháp luật. Mặt khác, việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phiên toà giải quyết các vụ án hành chính giúp cho người khỏi kiện, người bị kiện hiểu biết thêm về pháp luật và thường đạt hiệu quả cao.

=> Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được bảo đảm hơn, dân trí của nhân dân ngày càng được nâng cao; nhân dân đòi hỏi được bảo đảm nhiều hơn, tốt hơn nữa quyển và điều kiện để thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình. Một trong những điều kiện để bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân là vấn đề đổi mới cơ chế giải quyết khiếu nại của công dân. Với sự ra đời và hoạt động của Tòa hành chính thuộc Tòa án nhân dân, công dân được quyền lựa chọn việc giải quyết khiếu nại của mình bằng cả hai phương cách: giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước (thủ tục hành chính) và giải quyết khiếu nại theo thủ tục tố tụng tại Tòa án (thủ tục tư pháp).

Việc giải quyết khiếu nại của công dân những năm qua, nhất là việc giải quyết khiếu nại của công dân thông qua việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án đã góp phần tích cực vào ổn định tình hình chính trị – xã hội của đất nước thời kỳ xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định huống xã hội chủ nghĩa; góp phần mạnh mẽ vào việc giải quyết những “bất ổn định”, củng cố kỷ cương pháp luật trong các lĩnh vực quản lý hành chính vốn nhiều năm bị buông lỏng; nâng cao ý thức pháp luật của cả cơ quan nhà nước và nhân dân; góp phần bảo vệ sở hữu của Nhà nước, sở hữu của công dân, của tổ chức…

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật LVN Group (Sưu tầm và Biên soạn).