1. Khái niệm về giao dịch bảo đảm
Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh – thương mại, BPBĐ có vai trò rất quan trọng.
“BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”. Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có tính chất tài sản, trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khá tương đồng về khái niệm BPBĐ tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ. Theo hướng dẫn của UNCITRAL thì “Giao dịch bảo đảm (GDBĐ) là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng để thuận tiện cho việc dẫn chiếu, GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”, trong đó lợi ích bảo đảm là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật của Mỹ thì GDBĐ cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Có thể thấy, “lợi ích bảo đảm” khá tương đồng với “BPBĐ”.
Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước đều thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.
2. Hợp đồng bảo đảm là gì?
Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiên nghĩa vụ, hợp đồng bảo đảm được hiểu như sau:
Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.
Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.
Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Quy định về tranh chấp dân sự
3.1. Tranh chấp dân sự là gì?
Hiện nay, pháp luật chưa có một khái niệm rõ ràng về tranh chấp dân sự. Tranh chấp dân sự được hiểu là những tranh chấp xảy ra giữa các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự về các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản được pháp luật bảo vệ.
Các loại tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay là: tranh chấp về quyền sở hữu tài sản, tranh chấp về hợp đồng dân sự, tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, các vấn đề về ly hôn,…
3.2. Phương thức giải quyết tranh chấp dân sự
Khi phát sinh vấn đề cần giải quyết tranh chấp dân sự, các bên đều mong muốn tìm được biện pháp giải quyết tranh chấp, đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình, ít tốn kém thời gian và tiền bạc. Vì vậy, lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp là vô cùng quan trọng. Hiện nay, phương thức giải quyết tranh chấp dân sự: thương lượng, hòa giải, khởi kiện.
– Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết đầu tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các bên chủ động gặp gỡ, bàn bạc, thỏa thuận về quyền và lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ của mỗi bên.
– Hòa giải
Hòa giải là việc các bên tiến hành “thương lượng giải quyết tranh chấp” với sự hỗ trợ của người trung gian. Đây cũng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hòa toàn dựa trên thiện chí của các bên.
– Khởi kiện
Khi các phương thức thương lượng, hòa giải không đem lại kết quả, các chủ thể mới lựa chọn phương thức khởi kiện lên Tòa án để giải quyết.
4. Vấn đề chung về giải quyết tranh chấp trong giao dịch bảo đảm
Bất đồng, tranh chấp thường xảy ra giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong quá trình xác lập, thực hiện, thanh lý tài sản bảo đảm.
Trong quá trình xác lập hợp đồng bảo đảm thì thường không xảy ra tranh chấp, còn bất đồng thì chủ yếu là ở việc định giá tài sản bảo đảm, trong đó đặc bỉệt với tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất. Nếu định giá theo khung giá đất do Nhà nước quy định thì quá thấp, bên cạnh trường hợp cá biệt có nơi, có lúc khung giá lại cao hơn giá thị trường. Tuy nhiên, vì mục tiêu của giao dịch bảo đảm là để vay được tiền hoặc thiết lập được giao dịch, nên bên bảo đảm dễ dàng chấp nhận các điều kiện do bên nhận bảo đảm, nhất là tổ chức tín dụng đưa ra, trong đó có việc định giá và yêu cầu về các thủ tục bảo đảm. Vì vậy, nếu xảy ra tranh chấp, bất đồng thì hoặc là dẫn đến dừng giao dịch hoặc các bên sẽ đi đến đồng thuận để tiếp tục thiết lập thành công hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm.
Phần lớn tranh chấp, bất đồng xảy ra giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm xuất hiện trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm, các bất đồng này đa số đều tập trung vào giá cả và phương thức xử lý tài sản bảo đảm, nhất là đối với tài sản bảo đảm là bất động sản. Nếu bên bảo đảm là người đứng ra bán tài sản thì thưòng bị kéo dài, vì muôn bán với giá tốt nhất, thậm chí nhiều trường hợp không muốn bán. Nếu bên bảo đảm là người đứng ra bán và quyết định giá bán tài sản bảo đảm, thì thường bán với giá thấp (do phải nhanh chóng thu hồi vốn và tâm lý của người mua e ngại việc mua bất động sản bị xiết nợ hoặc vỡ nợ). Vì vậy, bên có tài sản thường tìm cách trì hoãn, không hợp tác trong việc xử lý bất động sản thế chấp. Khi đó, bên nhận bảo đảm rất khó đơn phương xử lý tài sản bảo đảm, vì chủ tài sản không ký hợp đồng mua bán, ủy quyền và các giấy tờ liên quan để giao dịch, sang tên hợp pháp. Do vậy chiếm một tỷ lệ đáng kể các trường hợp xử lý bất động sản phải yêu cầu Toà án phân xử và qua cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Nếu tài sản bảo đảm là của bên có nghĩa vụ, thì họ sẽ dễ dàng chấp nhận xử lý, vì trước sau cũng vẫn phải có nghĩa vụ trả nợ, ít nhất là nợ gốc (cho dù một hoặc cả hai hợp đồng chính và hợp đồng thế chấp có bị vồ hiệu). Nhưng đối vói hợp đồng bảo đảm để bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba thì thường phát sinh tranh chấp về tính hợp pháp, tự nguyện và trị giá của hợp đồng bảo đảm. Tài sản của bên bảo đảm bị xử lý để thu hồi nợ thay cho bên có nghĩa vụ trả nợ, trong khi bên bảo đảm thường có rất ít hoặc không có lợi ích trong quan hệ với bên có nghĩa vụ trả nợ. Vì vậy, họ thường bất hợp tác và tìm mọi cách từ chốĩ, kéo dài việc xử lý. Và việc đầu tiên mà họ phản ứng là tìm cách đưa hợp đồng bảo đảm về tình trạng vô hiệu, để thoát khỏi nghĩa vụ trả nợ thay. Do vậy, số lượng các vụ bất đồng, tranh chấp chủ yếu liên quan đến tài sản thế chấp của bên thứ ba. Có thể hình dung rõ hơn qua một số vụ việc dưới đây:
Ngày 24/3/2010, Ngân hàng thương mại cổ phần S đã ký hợp đồng thế chấp 646 m2 quyền sử dụng đất tại Hà Đông, Hà Nội, trị giá 29,45 tỷ đồng của vợ chồng ông Đặng Châu T, để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Công ty cổ phần Thương mại và xây dựng K (do chính con trai của vợ chồng ông T làm Giám đốc). Ông T đã khiếu nại Ngân hàng S với lý do là Công ty K vay thêm 12 tỷ đồng mà không thông qua bên thê chấp. Tuy nhiên, ngoài hợp đồng thế chấp ban đầu, các bên còn ký 2 phụ lục hợp đồng thế chấp (đều qua công chứng), trong đó cam kết rõ để bảo đảm cho toàn bộ nghĩa vụ trả nợ “bao gồm nhưng không giới hạn là: tiền vay (nợ gốc), lãi vay, lãi quá hạn, chi phí xử lý tài sản, các khoản chi phí khác và tiền bồi thường thiệt hại theo (các) Hợp đồng tín dụng, (các) Hợp đồng bảo lãnh, các (L/C) ký với Ngân hàng”.
Ngày 25/10/2010, Ngân hàng thương mại cổ phần H – Chi nhánh cầu Giấy, đã ký hợp đồng thế chấp 278 m2 quyền sử dụng đất tại Trung Hoà, Chương Mỹ, Hà Nội của hộ gia đình bà Lê Thị B, trị giá 1,39 tỷ đồng, để bảo đảm cho khoản vay của Công ty trách nhiệm hữu hạn Cơ khí và thương mại C. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký thế chấp theo đúng quy định. Ngày 22/12/2011, bên thế chấp có đơn đề nghị Ngân hàng “khoanh vùng nợ đến hạn, ngừng kê biên phát mại tài sản, hủy hợp đồng tín dụng, trả lại giấy chứng nhân quyền sử dụng đất”. Lý do là hợp đồng thế chấp ký trước khi ký hợp đồng tín dụng và Ngân hàng không thông báo cho bên thế chấp tổng số tiền vay của bên vay vốn tại thời điểm ký Hợp đồng tín dụng.
Một dạng tranh chấp nữa giữa tổ chức tín dụng với khách hàng cũng thường xảy ra, đó là tranh chấp về quyền sở hữu tài sản bảo đảm. Ví dụ, ngày 14/12/2009, Ngân hàng thương mại cổ phần M và ông Trần Anh Đ cùng vợ là bà Ngô Thị N đã ký Hợp đồng thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở toạ lạc tại số 283, đường H, quận Ba Đình, Hà Nội, để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ theo Hợp đồng tín dụng số 2522/09/PGD-HT cùng ngày 14/12/2009. Nguồn gôc căn nhà là của vợ chồng bà Nguyên Thị C và ông Nguyễn Đình T, đã chuyển quyền sở hữu cho ông Trần Anh Đ ngày 10/12/2009. Hợp đồng thế chấp đã được xác nhận tại Văn phòng Công chứng H và đăng ký thế chấp tại Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội. Năm 2012, khoản nợ vay quá hạn, Ngân hàng chuẩn bị xử lý tài sản thế chấp để thu hồi vốn, thì bà Nguyễn Thị C khởi kiện ra Toà án yêu cầu tuyên vô hiệu Hợp đồng thế chấp và đòi Ngân hàng trả lại cho gia đình bà Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. Lý do bà c đưa ra là việc chuyển quyền sở hữu nhà đất của bà sang cho ông Đ từ năm 2009 là bất hợp pháp.
Ngoài ra, tranh chấp giữa các tổ chức tín dụng với nhau về việc nhận thế chấp trùng tài sản cũng diễn ra không ít, do nhận thế chấp tài sản hình thành trong tương lai và do sự gian dối, giả mạo giấy tờ. Ví dụ, vụ ông Nguyễn Đằng G là chủ sở hữu nhà ở và quyển sử dụng đất ở tại số 514 đường H, phường 7, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh. Tháng 7/2008, ông G được Ngân hàng thương mại cổ phần K cho vay 2 tỷ đồng để xây lại nhà. Do chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên hai bên chỉ lập Hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai.
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tháng 2/2009, ông G đã lập hợp đồng ủy quyền cho ông Nguyễn Hồng S được quản lý, sử dụng, cho thuê, thế chấp, bán, chuyển nhượng, tặng cho nhà ở và quyền sử dụng đất.
Căn cứ hợp đồng ủy quyền trên, Ngân hàng thương mại cổ phần P – Chi nhánh Nghệ An đã ký hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại Phòng Công chứng số 4 thành phố H để bảo đảm cho khoản vay trị giá 4 tỷ đồng nhưng không đăng ký giao dịch thế chấp.
Tháng 6/2011, ông G đã nhờ người làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để đi vay 2,5 tỷ đồng tại Ngân hàng thương mại cổ phần T. Hợp đồng thế chấp đã được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm trót lọt.
Đến khi phải xử lý tài sản bảo đảm, ba ngân hàng mới biết tài sản đã được thế chấp tại ba nơi. Riêng trường hợp thế chấp cuối cùng và bằng giấy tờ giả tại Ngân hàng T nhưng lại hoàn thành thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm.
Tranh chấp về giao dịch bảo đảm được giải quyết theo cả bốn phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và toà án, trong đó chủ yếu là bằng thương lượng và Toà án.
Biện pháp thương lượng có hiệu quả nhất trong mọi giai đoạn. Tuy nhiên, nếu thương lượng không đạt kết quả thì thường phải đưa ra Toà án, mặc dù thời gian giải quyết ở Toà án thường rất lâu, tốn kém và phức tạp. Ngoài ra, thưòng phải chờ tiếp khâu thi hành án dân sự, cũng rất mất thồi gian, tốn tiền và rắc rối. Thông thường một vụ việc xử lý tài sản bảo đảm theo trình tự này phải kéo dài vài ba năm. Đó cũng chính là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng gia tăng nợ xấu của nền kinh tế nói chung và của ngân hàng nói riêng.
Trên thực tế, một số trường hợp tài sản bảo đảm còn bị thu giữ hoặc tịch thu theo thủ tục tố tụng hành chính hoặc hình sự, dẫn đến nguy cơ bên nhận cầm cố, thế chấp mất quyền ưu tiên xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nợ. Cụ thể, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017) quy định, các tài sản (không loại trừ tài sản bảo đảm) là sản phẩm, hàng hóa có thể bị thu hồi nếu không bảo đảm chất lượng. Tương tự Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc tạm giữ, kê biên, phong tỏa, tịch thu nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu huỷ vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội hoặc tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có.
Cho dù pháp luật đã quy định: “Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp và có giá trị pháp lý đối với người thứ ba thì Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác không được kê biên tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ khác của bên bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Sau đây là ví dụ về một vụ án mà ngân hàng rơi vào nguy cơ mất tài sản thế chấp. Tháng 2 năm 2006, Ngân hàng V cho một khách hàng vay 2,25 tỷ đồng, nhận thế chấp 3 chiếc tàu cá khai thác hải sản. Sau đó, chủ tàu đã sử dụng 3 chiếc tàu này để thế chấp vào việc cắt trộm cáp ngầm và đã bị xử phạt 12 năm tù về tội “Phá huỷ công trình phương tiện về an ninh quốc gia”. Năm 2007, Toà án nhân dân tỉnh B, khi xét xử sơ thẩm đã tuyên án thanh lý 3 chiếc tàu để trả nợ cho Ngân hàng V theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, vì đây là tài sản thế chấp hợp pháp. Năm 2008, Toà án phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao (nay là Toà án nhân dân cấp cao) tại thành phố H đã tuyên án phát mại 3 chiếc tàu để xung công theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, vì đây là tang vật, phương tiện phạm tội. Năm 2010, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xử giám đốc thẩm tuyên huỷ án phúc thẩm để xét xử lại theo hướng công nhận xử lý tài sản thế chấp.
Sở dĩ có việc khác nhau như trên là đo ba Bộ luật hình sự năm 1985, 1999 và 2015 cũng như Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2017 không có quy định nào loại trừ ưu tiên cho quyền lợi của bên nhận bảo đảm trong trưòng hợp tài sản bảo đảm là tang vật, công cụ, phương tiện phạm pháp có thể bị tịch thu xử lý vi phạm hình sự hoặc hành chính.
5. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
Pháp luật hiện hành có nhiều quy đỉnh về việc giải quyết tranh chấp thông qua Trọng tài thương mại, như Luật Dầu khí năm 1993 (sửa đổi, bổ sung nấm 2000 và 2008), Luật Giao thông thủy nội địa năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Thương mại năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Các công cụ chuyển nhượng năm 2005, Luật Chứng khoán năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2018), Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 (sửa đổi năm 2013), Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Luật Bưu chính năm 2010, Luật Xây dựng năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2018), Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2016, 2017, 2018), Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2018), Bộ luật Dân sự năm 2015, V.V..
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại là một cơ chế thích hợp nhất, vì nó nhanh chóng, bí mật, linh hoạt, chính xác, ít tốn kém. Trung tâm Trọng tài thương mại chỉ là một định chế phi chính phủ, nhưng có chức năng như Toà án, thay mặt Nhà nước phân xử đúng sai tương tự như Toà án. Các Trung tâm Trọng tài thương mại không chĩ giúp các doanh nghiệp, mà còn giúp cả Nhà nước trong việc vận hành có hiệu quả nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, cho đến nay, Trọng tài thương mại mới chỉ chia sẻ được một phần rất ít ỏi “gánh nặng” với Toà án trong việc giải quyết tranh chấp thương mại.
Giai đoạn từ năm 1990 đến 30/6/1994, việc giải quyết tranh chấp kinh tế do Trọng tài kinh tế đảm nhiệm theo quy định của Pháp lệnh trọng tài kinh tế năm 1990.
Từ 01/7/1994, chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế do Toà kinh tế, Toà án nhân dân đảm nhiệm . Đồng thời, các bên có thêm một sự lựa chọn nữa là có thể giải quyết tranh chấp tại Trung tâm Trọng tài kinh tế theo quy định tại Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 của Chính phủ về “Tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế” và sau đó là Trung tâm Trọng tài thương mại theo quy định tại Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003. Tuy Pháp lệnh quy định, phán quyết của Trọng tài có hiệu lực bắt buộc các bên phải thi hành, nhưng nếu không thi hành thì lại không có cơ chế cưỡng chê bắt buộc thi hành như đối với bản án, quyết định của Toà án. Vì vậy, trong giai đoạn này phán quyết của Trọng tài gần như không có hiệu lực trên thực tế và các bên rất hiếm khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài kinh tế hay Trọng tài thương mại.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã mồ rộng và xác định rõ phạm vi thẩm quyền của Trọng tài thương mại trong nhiều loại tranh chấp liên quan đến kinh doanh (gồm tranh chấp giữa các bên. phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên, trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài thương mại như tranh chấp hợp đồng vay vốh với mục đích tiêu dùng).
Đến tháng 5/2018 có 14 Trung tâm trọng tài thương mại, trong đó nổi bật là Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), được thành lập theo Quyết định số 204/TTg ngày 28/4/1993 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sỗ hợp nhất Hội đồng Trọng tài Ngoại thương (thành lập nám 1963) và Hội đồng Trọng tài Hàng hải (thành lập năm 1964).
Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận Trọng tài bằng văn bản trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Một trong những vướng mắc lớn nhất là Trọng tài thương mại chỉ giải quyết tranh chấp khi có thỏa thuận của các bên; do đó nếu vụ việc tranh chấp có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người thứ ba, thì không triệu tập và ra phán quyết được về phần đó.
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định “trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khỏi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Tuy nhiên, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại có hướng dẫn, trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì vụ án được khỗi kiện trước ở cơ quan nào, sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan đó.
Tóm lại, nếu các bên chỉ thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại thì phải đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết. Nếu các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng cả Trọng tài và Toà án thì có thể lựa chọn một trong hai cơ quan này để giải quyết tranh chấp.
Phán quyết Trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành; đồng thời được Nhà nước bảo đảm việc cưỡng chế thi hành như đối với bản án, quyết định của Toà án.
Ngoài ra, với quy định hiện hành, còn tiềm ẩn nguy cơ Toà án hủy phán quyết Trọng tài thương mại vì những lý do không xác đáng. Đặc biệt, là bản án hủy phán quyết Trọng tài là chung thẩm, không được xem xét lại theo trình tự phúc thẩm như đối với bản án, quyết định khác của Toà án. Và sau khi phán quyết Trọng tài thương mại bị hủy, lại không buộc phải giải quyết tiếp bằng tố tụng trọng tài, mà lại cho phép đương sự quay sang giải quyết tranh chấp tại Toà án.