1. Quy định mới về giảm thời hạn xóa án tích theo ?

Luật LVN Group xin cung cấp đến bạn đọc và quý khách hàng nội dung như sau :

>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự về xóa án tích, gọi: 1900.0191

 

Luật sư tư vấn:

Điều 70, Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về thời hạn đương nhiên được xóa án tích như sau:

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

Đối chiếu với quy định tại Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009

Điều 64.Đương nhiên được xoá án tích

Những người sau đây đương nhiên được xoá án tích:

1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

Vậy có thể thấy theo quy định của BLHS hiện hành, các quy định về đương nhiên xóa án tích có lợi hơn cho người phạm tội . Xem thêm:Hướng dẫn trình tự, thủ tục xóa án tích?

2. Xác định thời hạn để xóa án tích ?

Thưa Luật sư của LVN Group, xin hỏi: Bộ luật Hình sự quy định thời hạn để xóa án tích chỉ căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên; nghĩa là điều kiện để được xóa án tích là sau khi đã thực hiện xong hình phạt chính + thời gian thử thách + thực hiện xong các quyết định khác như án phí, bồi thường (tức là: thời điểm một người được xóa án tích sau khi đã kết thúc thời gian thử thách đối với hình phạt chính và thực hiện xong các nghĩa vụ khác).
– Năm 1996, tôi có người nhà bị xử phạt 4 năm tù; tháng 1/1998 tôi được tha tù trước thời hạn; tháng 6/2007, tôi đã thực hiện xong việc án phí và bồi thường;
Xin hỏi: từ thời điểm sau tháng 6/2007, người nhà tôi đương nhiên được xóa án tích có đúng không ?

 

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật về đương nhiên xóa án tích như sau:

Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích

1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Theo đó, nếu như bạn phải chấp hành hình phạt tù là 04 năm thì sẽ thuộc trường hợp xóa án tích theo điểm b, khoản 2 Điều 70 nêu trên. Sau 02 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù, cũng như đáp ứng các điều kiện về xóa án tích thì bạn sẽ được xóa án tích theo quy định. Luật sư trả lời: Thủ tục đương nhiên xóa án tích theo quy định mới nhất ?

 

3. Hướng dẫn thủ tục xin xóa án tích hiện nay 

Xin chào Luật sư của LVN Group, tôi có một thắc măc mong Luật sư của LVN Group tư vấn giúp tôi. Trước đây tôi có bị kết án với tội cố ý gây thương tích và bị phạt tù 3 năm. Tôi đã chấp hành xong án phạt tù và đã được ra quyết định xóa án tích. Nhưng bây giờ tôi cần làm gì để xin được quyết định xóa án tích?
Mong nhận được sự phản hồi từ Luật sư của LVN Group. Xin cảm ơn!

Hướng dẫn thủ tục xin xóa án tích theo quy định pháp luật hiện nay ?

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến quan tổng đài, gọi:1900.0191

 

Trả lời:

Điều 369 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định;

Điều 369. Thủ tục xóa án tích

1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của người được đương nhiên xóa án tích và xét thấy có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự thì cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp phiếu lý lịch tư pháp là họ không có án tích.

2. Những trường hợp quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật hình sự thì việc xóa án tích do Tòa án quyết định. Người bị kết án phải có đơn gửi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có nhận xét của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được đơn của người bị kết án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm chuyển tài liệu về việc xin xoá án tích cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Tòa án chuyển đến, Viện kiểm sát cùng cấp có ý kiến bằng văn bản và chuyển lại tài liệu cho Tòa án.

Nếu xét thấy đủ điều kiện thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận tài liệu do Viện kiểm sát chuyển đến, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định xóa án tích; trường hợp chưa đủ điều kiện thì quyết định bác đơn xin xóa án tích.

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày ra quyết định xóa án tích hoặc quyết định bác đơn xin xóa án tích, Tòa án đã ra quyết định phải gửi quyết định này cho người bị kết án, Viện kiểm sát cùng cấp, chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc, học tập.

Theo căn cứ trên thì Thủ tục xóa án tích được thực hiện như sau:

Hồ sơ bao gồm:

– Trong trường hợp đương nhiên xóa án tích, hồ sơ bao gồm:

+ Đơn xin xóa án tích

+ Các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp; giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khỏan bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.

+ Bản sao hộ khẩu;

+ Bản sao chứng minh nhân dân.

– Trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.

Trình tự thực hiện:

– Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử sơ thẩm (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).

– Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Thẩm quyền xét đơn xin xóa án tích:

– Tòa án đã xét xử sơ thẩm là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.

Thời hạn xem xét đơn xin xóa án tích:

– Được tính từ thời điểm người bị kết án chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung và các quyết định khác tại bản án

Lệ phí (nếu có ):

– Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào (Trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích ).

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

4. Hướng dẫn về thủ tục xin xóa án tích ?

Thưa Luật sư của LVN Group, Tôi muốn hỏi: Em trai tôi bị phạt 3 năm tù vào 1997, và đã chấp hành xong hình phạt, bồi thường đầy đủ theo phán quyết của tòa. Nay em tôi xin đi lao động ở nước ngoài, muốn làm xóa án tích. Xin cho biết thủ tục thế nào?.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Theo quy định tại các Điều 64, 65, 66 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người bị kết án được xóa án tích và được coi như chưa bị kết án trong 3 trường hợp: đương nhiên xóa án tích; xoá án tích theo quyết định của tòa án và xoá án tích trong trường hợp đặc biệt.

Người đương nhiên được xóa án tích bao gồm:

– Người được miễn hình phạt.

– Người bị kết án không phải về các tội quy định tại ChươngXI (các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá họai hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản dân sự bồi thường khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau:

a) 1 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù cho hưởng án treo;

b) 3 năm trong trường hợp phạt tù đến 3 năm;

c) 5 năm trong trường hợp phạt tù từ trên 3 năm đến 15 năm;

d) 7 năm trong trường hợp phạt tù trên 15 năm.

Theo quy định nói trên thì em trai bạn bị tòa án phạt 3 năm tù về tội cố ý gây thương tích; đã chấp hành xong hình phạt tù, bồi thường đầy đủ và không phạm tội mới từ khi chấp hành xong hình phạt tù nên thuộc trường hợp đương nhiên xóa án tích.

Trong trường hợp em bạn cần cấp giấy chứng nhận xóa án tích thì làm đơn, kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp, giấy xác nhận của thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt, giấy chứng nhận không phạm tội mới do công an quận, huyện nơi người bị kết án thường trú cấp, bản sao hộ khẩu, bản sao chứng minh nhân dân.

Hồ sơ gửi đến chánh án tòa án đã xử sơ thẩm vụ án để đề nghị cấp giấy chứng nhận được xóa án tích.

 

5. Bị phạt án treo đã được xóa án tích có được đi bộ đội không ?

Kính chào Luật LVN Group, Em có một vấn đề mong Luật sư của LVN Group giải đáp: Em đã bị án treo vì tội phá hủy tài sản và là bị tù treo 9 tháng, nhưng nay đã qua thời gian thử thách và được xóa án tích nhưng Em đang học tại 1 trường cao đẳng năm nay là ra trường và cũng có nguyện vọng là đi bộ đội. Anh cho Em hỏi Em bị như thế giờ có thể đi bộ đội được không?

Em xin chân thành cảm ơn và rất mong sự phản hồi từ các Quý Luật sư Công ty tư vấn Luật LVN Group

Em rất mong nhận được lời tư vấn vào địa chỉ email này.

Kính thư.

>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoạigọi:1900.0191

 

Trả lời:

Công ty Luật LVN Group đã nhận được câu hỏi của bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến công ty. Chúc bạn mạnh khỏe và thành công.

Về vấn đề của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau:

Để xét xem bạn có được đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không thì cần xem xét quy định về các trường hợp được miễn nghĩa vụ, tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ hoặc không phải tham gia nghĩa vụ, cụ thể:

7 trường hợp tạm hoãn gọi nhập ngũ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

– Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe.

– Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

– Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.

– Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân.

– Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 3 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định.

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

– Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Các trường hợp miễn nghĩa vụ quân sự

Theo khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:

– Không đảm bảo tiêu chuẩn về sức khỏe.

Theo đó có 10 bệnh lý được miễn nghĩa vụ quân sự:

+ Bệnh Tâm thần;

+ Bệnh Động kinh;

+ Bệnh Parkinson;

+ Mù một mắt;

+ Điếc;

+ Di chứng do lao xương, khớp;

+ Di chứng do phong;

+ Các bệnh lý ác tính;

+ Người nhiễm HIV;

+ Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng.

Căn cứ Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP

– Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một.

– Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ.

– Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên.

– Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân.

– Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.

Theo đó, trường hợp bạn bị án treo 9 tháng về tội phá hủy tài sản, tuy nhiên nay bạn đã được xóa án tích. Do đó, căn cứ vào những điều trên, nếu như bạn không thuộc vào một trong ba đối tượng: được hoãn thực hiện, miễn thực hiện hay không được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Thì bạn hoàn toàn có quyền đăng ký để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email Tư vấn pháp luật hình sự miễn phí qua Email hoặc qua Tổng đài tư vấn:1900.0191. Trân trọng cảm ơn!