1. Hình thức của giao dịch dân sự

Theo Điều 119 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lợi nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng vãn bản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 119 nêu trên: “Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy đinh đó”. Ví dụ, như giao dịch chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính (khoản 3 Điều 188 Luật đất đai năm 2013).

Đối với những giao dịch buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên chủ thể phải thực hiện thủ tục này. Giao dịch thể hiện dưới hình thức này là giao dịch chuyển giao công nghệ có đối tượng là sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích họp bán dẫn, giống cây trồng.

2. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Theo Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu”.

Theo quy định trên, giao dịch dân sự vi phạm điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 1 và 2 Điều 129 Bộ luật dân sự. Theo nguyên tắc, giao dịch vi phạm các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự, cụ thể là vi phạm khoản 2 Điều này thì vô hiệu.

Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Những giao dịch mà pháp luật quy định phải thể hiện bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì các bên tham gia giao dịch phải tuân theo những hình thức, thủ tục xác lập giao dịch, nếu vi phạm thì giao dịch vô hiệu. Ở Việt Nam hiện nay, giao dịch có đối tượng là bất động sản hay động sản mà luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ thì giao dịch buộc phải công chứng hoặc chứng thực hoặc phải đăng ký giao dịch tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giao dịch mới có hiệu lực. vấn đề công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch chỉ là những thủ tục hành chính, có sự can thiệp của nhà nước nhằm quản lý thị trường, thu thuế…

3. Có phải mọi trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ về hình thức đều vô hiệu không?

Theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 129 Bộ luật dân sự 2015, thì thủ tục công chứng, chứng thực hoặc đăng ký giao dịch không còn bắt buộc nữa.

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Điều 129 nhằm điều chỉnh quan hệ dân sự phức tạp, đặc biệt là những tranh chấp về giao dịch nhà ở và quyền sử dụng đất. Trên thực tế, có nhiều giao dịch về nhà ở và quyền sử dụng đất (đặc biệt đất dùng vàọ việc xây dựng nhà ở) được xác lập, nhưng các bên chủ thể hoặc một bên chủ thể không quan tâm hoặc cố ý không thực hiện hình thức và thủ tục của hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, khi có tranh chấp, gây ra những phức tạp và lãng phí về tài sản và thời gian của các bên tham gia tranh tụng. Với mục đích thừa nhận các giao dịch tuy có vi phạm về hình thức, thủ tục luật định, nhưng trên thực tế các bên đã thực hiện cho nhau các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch một phần hoặc toàn bộ, thì không thể tuyên giao dịch này vô hiệu.

Điều 129 phản ánh yêu cầu tôn trọng sự tự nguyện cam kết, thỏa thuận của các bên đương sự. Bởi vì, xét về bấn chất, hình thức không phải là ý chí của các bên mà chỉ là phương tiện biểu đạt ý chí của các bên (như lời nói, hành vi, văn bản). Do đó, nếu phương tiện biểu đạt lại quyết định hủy bỏ kết quả của sự thỏa thuận, tự nguyện cam kết của các bên thì ở góc độ nhất định, có thể hiểu tương ứng với sự không coi trọng, thậm chí là coi nhẹ ý chí của các bên. Chính vì vậy, cho dù hình thức của văn bản chưa được các bên tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật nhưng các bên thực sự đã thống nhất ý chí, hoàn toàn tự nguyện và đã thực hiện theo sự thống nhất đó thì không nên áp đặt sự vô hiệu, chấm dứt hiệu lực đối với giao dịch dân sự họ đã xác lập.

4. Giao dịch vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập

Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những chủ thể không có hoặc có nhưng không đầy đủ nhận thức khi thực hiện hành vi. Các hành vi mà họ thực hiện nếu không có sự giám sát, quản lý của người đại diện có thể gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích cho chính bản thân họ và những người xung quanh. Đặc biệt, việc họ tự xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự mà không có sự đồng ý của người đại diện có thể dẫn đến rihững thiệt hại cho chính họ hoặc người đại diện. Vì vậy, quy định liên quan đến việc tuyên bố giao dịch dân sự mà những chủ thể này xác lập, thực hiện là cần thiết.

Theo đó, Điều 125 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Có thể thấy, giao dịch dân sự do các chủ thể này xác lập, thực hiện mà không có sự đồng ý của người đại diện là giao dịch được xác lập mà vi phạm điều kiện về năng lực hành vi dân sự được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Song, giao dịch đó không mặc nhiên vô hiệu mà nó chỉ vô hiệu khi có các điều kiện sau:

– Giao dịch đó yêu cầu phải do người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý;

– Phải có yêu cầu của người đại diện đề nghị Tòa án tuyên bố vô hiệu;

– Yêu cầu tuyên bố vô hiệu được thực hiện trong thời hiệu 02 năm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 132 Bộ luật dân sự.

5. Trường hợp nào thì giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập không bị vô hiệu?

Giao dịch do người mất năng lực hành vi dân sự xác lập vẫn không bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự 2015.

Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

Thứ nhất, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 và khoản 2 Điều 22 Bộ luật dân sự, giao dịch dân sự của người chưa đủ 6 tuổi và giao dịch dân sự của người bị mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Tức là bản thân hai chủ thể này không được tự xác lập và thực hiện bất cứ giao dịch dân sự. Các quy định này phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 117 Bộ luật dân sự 2015, bởi vì hai chủ thể này đều không có năng lực hành vi dân sự, nên không thể tự tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự, người chưa đủ 6 tuổi và người bị mất năng lực hành vi dân sự vẫn có thể tự xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Thứ hai, giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tham gia giao dịch với chủ thể khác mà chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho họ thì giao dịch có hiệu lực.

Thứ ba, Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự. Đây là một quy định mang tính giải pháp đối với chủ thể trong quan hệ giao dịch dân sự, mà pháp luật quy định người tham gia giao dịch phải là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nhưng cá nhân chưa có đầy đủ năng lực hành vi dân sự vẫn xác lập giao dịch này, nhưng khi người này thành niên, vẫn thừa nhận giao dịch mà mình đã xác lập khi chưa thành niên thì giao dịch này vẫn có hiệu lực.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 1900.0191 hoặc gửi qua Email : Tư vấn pháp luật qua Email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.

Trân trọng./.