1. Giới thiệu tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ

Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn.

Chủ biên: TS. Nguyễn Văn Cừ

Tham gia biên soạn:

PGS.TS. Hà Thị Mai Hiên

TS. Nguyễn Văn Cừ

TS. Ngô Thị Hường

TS. Nguyễn Phương Lan

ThS. Bùi Minh Hồng

 

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)

Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)

Tác giả: TS. Nguyễn Văn Cừ (chủ biên)

Nhà xuất bản Công an nhân dân

 

3. Tổng quan nội dung sách

Điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình là cơ sở cho những ứng xử chuẩn mực, nền tảng để chủ thể quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình thụ hưởng hạnh phúc. Với các chế định được dự liệu, Luật Hôn nhân và gia đình đồng thời xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, cũng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Trên cở sở Luật Hôn nhân và gia đình cùng nguồn của Luật, Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam do nhóm tác giả biên soạn tập trung phân tích và lý giải ở góc độ khoa học những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật hôn nhân gia đình đồng thời đưa ra quan điểm, đánh giá việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn.

Tìm hiểu Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, bạn đọc sẽ nhận thức được các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình; chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam từ năm 1945 đến nay; Các cơ chế pháp lý về kết hôn; quan hệ giữa vợ và chồng; quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con; nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình; chấm dứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được trình bày một cách có hệ thống và logic trong giáo trình là cơ sở giúp người đọc áp dụng pháp luật để giải quyết các tình huống thực tế.

Cuốn sách được hệ thống với cấu trúc chương mục như sau:

Chương I: Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Chủ nghĩa Mác-Lênin và những hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử
  2. Khái niệm hôn nhân và các đặc trưng của hôn nhân
  3. Khái niệm gia đình
  4. Khái niệm Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
  5. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
  6. Nhiệm vụ và những nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương II: Quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình

  1. Khái niệm quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
  2. Các yếu tố của quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình
  3. Thực hiện và bảo vệ quyền hôn nhân và gia đình
  4. Căn cứ phát sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp Luật Hôn nhân và gia đình

Chương III: Sự phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay

  1. Chế độ hôn nhân và gia đình ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám 1945
  2. Các giai đoạn phát triển của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
  3. Nguồn của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương IV: Kết hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình

  1. Khái niệm kết hôn
  2. Các điều kiện để việc kết hôn hợp pháp theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
  3. Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương V: Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Khái niệm
  2. Nghĩa vụ và quyền về nhân thân giữa vợ, chồng theo luật định
  3. Nghĩa vụ và quyền về tài sản giữa vợ chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Chương VI: Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và con theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

  1. Căn cứ phát sinh quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con
  2. Nội dung quan hệ pháp luật giữa cha mẹ và con theo luật hôn nhân gia đình Việt Nam
  3. Quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên trong gia đình

Chương VII: Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình

  1. Khái niệm quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
  2. Quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình
  3. Chấm dứt quan hệ cấp dưỡng

Chương VIII: Chấm dứt hôn nhân

  1. Chấm dứt hôn nhân do một bên vợ, chồng chết hoặc có quyết định của tòa án tuyên bố vợ, chồng đã chết
  2. Ly hôn

Chương IX: Giám hộ giữa các thành viên trong gia đình

  1. Khái niệm và mục đích của việc giám hộ giữa các thành viên trong gia đình
  2. Người được giám hộ, người giám hộ và thủ tục công nhận việc giám hộ
  3. Nghĩa vụ và quyền của người giám hộ
  4. Thay đổi, chấm dứt việc giám hộ

Chương X: Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài

  1. Khái niệm quan hệ hôn nhân và gia đình của yêu tố nước ngoài
  2. Các nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài và thẩm quyền giải quyết các việc về hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài
  3. Các trường hợp cụ thể về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

 

4. Đánh giá bạn đọc

Trong cuốn sách, các tác giả đã trình bày những nội dung cơ bản của môn học Luật Hôn nhân và gia đình, gồm: khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình; quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình; kết hôn; chế độ tài sản của vợ chồng; quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên gia đình; chấm dứt hôn nhân; quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài …

Cuốn sách là học liệu quan trọng và cần thiết, phục vụ hoạt động học tập và giảng dạy hiệu quả Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho những bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu về pháp luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam để trang bị cho mình những kiến thức pháp lý căn bản nhất áp dụng trên thực tế.

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội)“.

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình để bạn đọc tham khảo:

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Để nâng cao trách nhiệm của công dân, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình Việt Nam, pháp luật quy định quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật. Theo đó, pháp luật nghiêm cấm các hành vi sau đây:

– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo. Trong đó, kết hôn giả tạo được hiểu là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

Tảo hôn được hiểu là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định (nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi).

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn.

Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Trong đó, chung sống như vợ chồng được hiểu là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau là vợ chồng.

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Những người cùng dòng máu về trực hệ là cha, mẹ với con; ông, bà với cháu nội, cháu ngoại.

Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Về mặt y học nếu thế hệ cha mẹ càng xa bao nhiêu thì thế hệ con càng tiếp thu các mặt tích cực của cha mẹ bấy nhiêu và ngược lại. Cấm kết hôn trong trường hợp này nhằm duy trì, bảo vệ thuần phong, mỹ tục, đạo đức truyền thống cũng như đảm bảo việc phát triển lành mạnh của các thế hệ sau này, tránh sự suy thoái nòi giống.

Luật hôn nhân và gia đình cấm cả những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, đã từng là cha chồng với con dâu, đã từng là mẹ vợ với con rể, đã từng là cha dượng với con riêng của vợ, đã từng là mẹ kế với con riêng của chồng. Trên thực tế, giữa những người này không có quan hệ về huyết thống, nhưng trước đây giữa họ đã có mối quan hệ cha, mẹ – con và có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc quy định cấm những người đó kết hôn với nhau nhằm bảo vệ, giữ gìn đạo lý của dân tộc, ổn định mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam.

– Yêu sách của cải trong kết hôn.

– Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn. Trong đó, cưỡng ép ly hôn được hiểu là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải ly hôn trái với ý muốn của họ.

Cản trở ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ.

– Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính. Trong đó, sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được hiểu là việc sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống nghiệm. Mang thai hộ vì mục đích thương mại  là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác.

– Bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình được hiểu là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.