1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên tại trường gồm: PGS.TS. Nguyễn Cảnh Hợp; ThS. Dương Hoán; ThS. Nguyễn Văn Trí; ThS. Nguyễn Hoàng Yến; ThS. Lê Việt Sơn; ThS. Lê Thị Mơ; ThS. Nguyễn Thanh Quyên; ThS. Võ Tấn Đào.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Giáo trình Luật tố tụng hành chính Việt Nam – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả: PGS. TS. Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Công cuộc đối mới toàn diện đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thu được những thành tựu vô cùng to lớn. Trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó có cải cách các hoạt động tố tụng nói chung và tố tụng hành chính nói riêng.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và tăng cường kiểm soát đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước thông qua hoạt động giải quyết các vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân, Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật quy định về khởi kiện vụ án hành chính và trình tự giải quyết các vụ án hành chính. Năm 1996 ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, lần đầu tiên thiết lập trình tự tố tụng tư pháp hành chính ờ Việt Nam. Năm 2010, Quốc hội ban hành Luật Tố tụng hành chính – cơ sở pháp lý tiến bộ, dân chủ, toàn diện và thống nhất để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án hành chính. Với đạo luật này, pháp luật tố tụng hành chính ngày càng có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam nói chung và cải cách tư pháp nói riêng.

Để tiếp tục thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp, các quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức tòa án nhân dân năm 2014, ngày 25/11/2015, Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật tố tụng hành chính.

Trong Chương trình cử nhân Luật của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, môn học Luật Tố tụng hành chính (cũng như Luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hình sự) là môn học cung cấp toàn diện các kiến thức lý luận, pháp lý về tố tụng.

Nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, nhà trường tổ chức biên soạn cuốn Giáo trình Luật tố tụng hành chính.

Giáo trình Luật tố tụng hành chính được biên soạn gồm 14 chương với nội dung khoa học về Tố tụng hành chính được trình bày đầy đủ, toàn diện và sâu sắc.

Chương I: Khái quát về ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam

I. Khái niệm, đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính Việt Nam

II. Nhiệm vụ của Luật tố tụng hành chính

III. Nguồn của luật tố tụng hành chính 

IV. Quá trình hình thành và phát triển của luật tố tụng hành chính Việt Nam

V. Khoa học luật tố tụng hành chính và môn học luật tố tụng hành chính

Chương II: Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam

I. Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam

II. Nội dung các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam

Chương III: Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân.

Chương IV: Chủ thể tiến hành tố tụng.

Chương V: Chủ thể tham gia tố tụng.

Chương VI: Biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí và vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng.

Chương VII: Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính.

Chương VIII: Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính.

Chương IX: Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Chương X: Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Chương XI: Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri, giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại tòa án, giải quyết các vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.

Chương XII: Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính.

Chương XIII: Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Chương XIV: Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn giáo trình “Luật Tố tụng hành chính Việt Nam – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh” được biên soạn giới thiệu tới người học những nội dung sau: Khái quát về ngành luật tố tụng hành chính Việt Nam; Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hành chính Việt Nam; Thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân; Chủ thể tiến hành tố tụng; Chủ thể tham gia tố tụng; Biện pháp khẩn cấp tạm thời, án phí và vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng; Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính; Khởi kiện và thụ lý vụ án hành chính; Chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri, giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại tòa án, giải quyết các vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài; Thủ tục phúc thẩm vụ án hành chính; Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án hành chính và thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính và khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính.

Cuốn sách là học liệu quan trọng, cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập môn Luật tố tụng hành chính đối với sinh viên Luật trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này nói chung.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật Tố tụng hành chính – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”

Luật LVN Group chia sẻ dưới đây nội dung một số nguyên tắc chung của tố tụng hành chính để bạn đọc tham khảo:

Nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

– Đương sự tự mình hoặc có thể nhờ Luật sư của LVN Group hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

– Toà án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng hành chính

– Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Toà án không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp.

– Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng không phụ thuộc vào hình thức tổ chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác.

– Các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Nguyên tắc về tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng hành chính

– Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trong trường hợp này, phải có người phiên dịch.

Nguyên tắc này nói lên quyền bình đẳng giữa các dân tộc và bảo đảm cho các đương sự thuộc các dân tộc có điều kiện diễn đạt rõ ràng các yêu cầu, đưa ra các chứng cứ, lý lẽ bằng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình. Trên cơ sở đó, họ thực hiện được đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.

Nguyên tắc thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm nhân dân

Hội thẩm nhân dân là những người do cơ quan quyền lực Nhà nước bầu hoặc cử ra. Việc tham gia của Hội thẩm nhân dân vào hoạt động xét xử của Tòa án là một biểu hiện của sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan Nhà nước.

Nguyên tắc này được quy định trong Hiến pháp, trong Luật tổ chức TAND và được cụ thể hóa tại Ðiều 13 Luật tố tụng hành chính như sau.

Theo quy định của pháp luật thì khi xét xử, Hội thẩm ngang quyền với Thẩm phán, đây là điều kiện quan trọng để Hội thẩm nhân dân phát huy vai trò là người đại diện cho nhân dân tham gia công tác xét xử của Tòa án, đồng thời bảo đảm cho tiếng nói của người dân có tính chất quyết định trong công việc xét xử của Tòa án.

Ðể thực hiện tốt nguyên tắc này, Hội thẩm nhân dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính và các quy định pháp luật liên quan.

Nguyên tắc Tòa án xét xử công khai

Việc xét xử vụ án hành chính được tiến hành công khai. Trường hợp cần giữ bí mật nhà nước hoặc giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Tòa án xét xử công khai nên mọi người đều có quyền đến dự phiên tòa. Ðó là điều kiện để người dân tìm hiểu pháp luật, nắm vững pháp luật, góp phần đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật.
Nguyên tắc này bảo đảm cho người dân giám sát được hoạt động xét xử của Tòa án; đồng thời tạo điều kiện cho Tòa án có thể thông qua hoạt động xét xử thực hiện việc truyên truyền, giáo dục pháp luật.

Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số

Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số. Yêu cầu của nguyên tắc này là việc xét xử các vụ án ở các cấp xét xử phải được tiến hành theo chế độ hội đồng xét xử, chớ không do một cá nhân thực hiện, bảo đảm việc xét xử được thận trọng, khách quan và chính xác.

Với nguyên tắc này, nếu thành phần Hội đồng xét xử không đúng theo quy định của pháp luật là vi phạm nghiêm trọng pháp luật tố tụng, và đó là căn cứ để Tòa án cấp trên hủy bản án hoặc quyết định của Hội đồng xét xử.

….