Luật sư tư vấn:

1. Giấy phép lái xe nước ngoài là gì?

– Giấy phép lái xe nước ngoài hay còn gọi là bằng lái xe nước ngoài là Giấy phép lái xe quốc gia do một tổ chức hay một cơ quan nhà nước – Chính phủ cấp cho công dân nước sở tại hoặc công dân nước ngoài đã đăng ký học và thi vượt qua kỳ kiểm tra sát hạch cả lý thuyết lẫn thực hành đủ điều kiện cấp giấy phép lái xe quốc gia theo quy định. Tại Việt Nam thì Giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải cấp, còn đối với giấy phép lái xe của Đức được hiểu là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lái xe của Đức cấp cho công dân Đức hoặc công dân nước ngoài đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật nước Đức. Tóm lại Giấy phép lái xe là giấy tờ chứng minh khả năng và trình độ điều khiển phương tiện giao thông của một cá nhân nào đó do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia cấp cho cá nhân theo các quy định của pháp luật quốc gia đó.

– Vì Giấy phép lái xe do cơ quan có thẩm quyền của mỗi quốc gia cấp nên giấy phép lái xe của mỗi quốc gia cũng khác nhau. Thời gian của giấy phép lái xe cũng khác nhau đối với mỗi loại phương tiện hay đối với mỗi quốc gia cũng có quy định khác nhau về thời hạn của giấy phép lái xe. 

– Do Giấy phép lái xe nước ngoài do nước ngoài cấp nên nó chỉ có giá trị và được công nhận tại chính nước mà cấp Giấy phép lái xe đó. Nhưng theo các quy định của các nước mà nước khác với nước cấp Giấy phép lái xe đó công nhận Giấy phép lái xe của nước ngoài thì Giấy phép lái xe nước ngoài hoàn toàn được công nhận và có giá trị sử dụng ở tại một quốc gia thứ hai khác. 

 

2. Giấy phép lái xe quốc tế là gì?

– Hiện nay tại Việt Nam công nhận giá trị sử dụng của Giấy phép lái xe do Sở Giao thông vận tải cấp theo đúng trình tự và thẩm quyền ngoài ra Việt Nam còn thừa nhận giá trị sử dụng giấy phép lái xe quốc tế.

– Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2015 quy định về cấp, sử dụng giấy phép lái xe quốc tế thì Giấy phép lái xe quốc tế là giấy phép lái xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của các nước (bao gồm cả khu vực hành chính) tham gia Công ước Viên cấp theo một mẫu thống nhất. Giấy phép lái xe quốc tế có tên tiếng Anh là International Driving Permit hay còn được viết tắt là IDP.

– Hình thức của mẫu giấy phép lái xe quốc tế.

+ IDP là một quyển sổ có kích thước A6 (148mm x 105 mm), có ký hiệu bảo mật, bìa màu xám, những trang giấy bên trong màu trắng theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT;

+ Trang 1 (trang bìa) ghi thông tin cơ bản của IDP được in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh; trang 2 quy định về phạm vi sử dụng IDP in song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, trang 3 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Việt, trang 4 để trống, trang 5 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Anh, trang 6 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Nga, trang 7 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Tây Ban Nha, trang 8 quy định phần khai về người lái xe và phân hạng IDP in bằng tiếng Pháp, trang 9 quy định hạng xe được điều khiển in bằng tiếng Pháp;

+ Số IDP gồm ký hiệu phân biệt quốc gia của Việt Nam đối với giao thông quốc tế là VN và 12 chữ số sau là số giấy phép lái xe quốc gia.

– Thời hạn của giấy phép lái xe quốc tế có thời hạn không quá 03 năm, kể từ ngày cấp và phải phù hợp với thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lái xe quốc gia.

– Hạng xe được phép điều khiển của IDP tương ứng với các hạng xe của giấy phép lái xe quốc gia do Việt Nam cấp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BGTVT.

 

3. Giấy phép lái xe của Đức có giá trị sử dụng tại Việt Nam hay không?

– Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì người có Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) do các nước tham gia Công ước Viên cấp khi điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên lãnh thổ Việt Nam phải mang theo IDP và giấy phép lái xe quốc gia được cấp phù hợp với hạng xe điều khiển, phải tuân thủ pháp luật giao thông đường bộ của Việt Nam. Người có IDP vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ Việt Nam mà bị tước quyền sử dụng IDP có thời hạn thì thời hạn bị tước không quá thời gian người lái xe được phép cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.

– Như vậy thì Giấy phép lái xe của Đức có giá trị sử dụng hay không thì phải xem Đức có phải là nước tham gia Công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ. Công ước này quy định các quốc gia ký kết phải công nhận giấy phép lái xe quốc tế và được lái xe hợp lệ trên lãnh thổ của mình, miễn là giấy phép đó vẫn còn hiệu lực và được cấp bởi quốc gia ký kết. Mà Cộng hòa Liên bang Đức ký gia nhập Công ước Viên năm 1968 về giao thông đường bộ vào ngày 08/11/1968 do vậy Giấy phép lái xe quốc tế do Đức cấp được phép lưu thông tại quốc gia khác cùng tham gia công ước này. Về phía Việt Nam đã chính thức là thành viên của công ước Viên năm 1968 về Giao thông đường bộ ngày 20/08/2014 nên Giấy phép lái xe quốc tế do Đức cấp sẽ có giá trị sử dụng tại Việt Nam kể từ ngày 20/08/2014.

– Hơn nữa theo quy định của khoản 10 Điều 33 Nghị định số 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ thì việc người nước ngoài hoặc người Việt Nam cư trú ở nước ngoài có nhu cầu lái xe ở Việt Nam thực hiện như sau:

+ Nếu có giấy phép lái xe quốc gia phải làm thủ tục đổi sang giấy phép lái xe tương ứng của Việt Nam;

+ Trường hợp điều ước quốc tế về giấy phép lái xe mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.

– Như vậy nếu người nước ngoài có giấy phép lái xe Đức thì sẽ thực hiện việc đổi cấp theo Giấy phép lái xe quốc tế (IDP) trong đó Việt Nam và Đức đều là thành viên của Công ước Viên 1968 về Giao thông đường bộ.

* Quay trở lại câu hỏi đầu thì Đại diện phòng PC67 Công an thành phố Hồ Chí Minh đã xác nhận thời điểm xảy ra vụ việc trên do lái xe vi phạm đã xuất trình một bằng lái quốc gia Đức và một bằng lái quốc tế chỉ có tiếng Đức. Do đó, Cảnh sát giao thông tại hiện trường căn cứ theo Thông tư 29/2015/TT-BGTVT quy định về việc điều chỉnh bằng lái quốc tế thì mẫu bằng lái này phải song ngữ. Nên Cảnh sát giao thông đã nhầm lẫn và có phát ngôn không phù hợp cho rằng đó không phải bằng lái quốc tế. Nên theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên thì Đức nằm trong nhóm nước tham gia công ước về giấy phép lái xe quốc tế năm 1968 nên vẫn được phép sử dụng tại Việt Nam. Việc hành vi vi phạm của người đó sẽ bị tạm giữ giấy đăng ký xe để xử phạt lỗi vi phạm tốc độ.

Trên đây là bài tư vấn của Luật LVN Group, mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính về cấp, đổi giấy phép lái xe cho người nước ngoài giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!