1. Giới thiệu sự hình thành Hiệp định TRIPS trong WTO
Tình trạng thiếu khả năng giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của các công ước quốc tế và các tổ chức quốc tế hiện nay cộng với sự tăng trưởng nhanh thương mại quốc tế trong những sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao, đòi hỏi những cấu trúc và giải pháp mới. Sự tăng trưởng buôn bán những hàng hoá ăn cắp mẫu mã lại có điều kiện thuận lợi do sự khác biệt của các quốc gia về bảo hộ và hiệu lực quyền sở hữu trí tuệ dẫn tới một số tranh chấp thương mại và những hành động của một số nước xung đột với qui tắc đối xử quốc gia nêu trong các Công ước Pari và Berne.
Ví dụ về tranh chấp thương mại năm 1985 là Hoa Kỳ áp đặt cấm vận thương mại đối với Hàn Quốc để buộc nước này phẻ chuẩn bằng sáng chế về tân dược, hoá chất và bản quyền đối với công dân Mỹ, từ đó cho các công dân này được hưởng đối xử ưu đãi hơn những người ngoại quốc khác. Sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ phát sinh cho còng dân Mỹ dẫn đến việc Cộng đồng châu Âu (EC) nãm 1989 đình chỉ thoả thuận ưu đãi thương mại với Hàn Quốc. Tranh chấp này kéo dài mãi cho tới năm 1992, khi đó Hàn Quốc chấp thuận sự bảo hộ tương tự chocôngdânEC.
Trong khi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) không có những điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ, Vòng Uruguay đưa ra một thoả thuận đặc biệt về các Khía cạnh Liên quan đến Thương mại của Quyền Sở hữu Trí tuệ (TRIPS) thuộc WTO. WTO và các Hiệp định bao gồm cả Hiệp định TRIPS có hiệu lực từ 1-1-1995.
2. Giới thiệu Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)
Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization – WTO). Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về Thương mại và Thuế quan – GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
Với các thành viên trong WTO, tính đến ngày 26/6/2014, tổ chức này có 160 thành viên. Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
– Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
– Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
– Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại diện tham gia các cơ quan này;
– Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ chính phủ nào.
Về Nhiệm vụ của WTO được thành lập với 04 nhiệm vụ chủ yếu:
– Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
– Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
– Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
– Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
3. Giới thiệu Hiệp định TRIPS
Hiệp định trips là điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, thương mại quốc tế của tổ chức thương mại thế giới, được ký kết vào ngày 15 tháng 12 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Hiệp định trips là các hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, là một thỏa thuận pháp lí quốc tế giữa tất cả các quốc gia là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nó đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu cho quy định của chính phủ quốc gia về nhiều hình thức sở hữu trí tuệ (IP) như áp dụng cho các công dân của các quốc gia thành viên WTO khác.
Hiệp định trips được thiết lập với ý nghĩa là một phần những thỏa thuận thương mại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ thỏa thuận chung về thuế quan và thương mại (GATT). Đây là lần đầu tiên khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại quốc tế được đàm phán trong khuôn khổ GATT. Hiệp định trips là phụ lục 1C của thỏa thuận thiết lập tổ chức WTO được thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1994 và có hiệu lực với tất cả các thành viên WTO ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Hiệp định trips đặt ra nhằm mục tiêu bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ phaair góp phần thúc đẩy cải tiến công nghệ, chuyển giao và phổ biến công nghệ, đảm bảo quyền lợi của các nhà sản xuất và những người sử dụng kiến thức công nghệ phục vụ cho kinh tế, xã hội cũng như bảo đảm sự cân bằng giữa các quyền và nghĩa vụ.
4. Nội dung Hiệp định TRIPS đối với sở hữu trí tuệ
Mục tiêu chính của Hiệp định TRIPS nhằm thúc đẩy triển khai các tiêu chuẩn về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cung cấp tiêu chuẩn tối thiểu cho các qui tắc hiệu lực cần thiết, thiết lập một cơ chế giải quyết tranh chấp hữu hiệu và cung cấp một khuôn khô kỷ luật đa biên để chống lại buôn bán hàng giả gia tăng.
Nhằm bổ sung cho những hiệp ước và công ước chủ yếu của WIPO, Hiệp định TRIPS dựa trên cơ sở nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc với một số ngoại lệ dường như là can thiết để bảo vệ hiệu lực của các hiệp định trước đây đồng thời quyền sở hữu trí tuệ không được phê chuẩn trên cơ sở có đi có lại. Hiệp định nêu rằng “… không điểm nào trong Hiệp định được sử dụng để giải quyết vấn đề hết quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ” Các thành viên được tự do quyết định áp dụng qui tắc nào về việc hết quyền sở hữu trí tuệ.
Những điều khoản quan trọng của Hiệp định TRIPS nêu ra những tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế công nghiệp, thiết kế sơ đồ (địa hình chi tiết) của mạch tích hợp, bảo hộ những thông tin không công bố và kiểm soát các tập quán chống cạnh tranh trong các giấy phép thoả thuận. Các điều khoản quan trọng dựa ttên những công ước WIPO chủ yếu, nhưng còn bao gồm nhiều điều khoản mới hay những tiêu chuẩn cao hơn, trong các lĩnh vực mà cắc công ước hiện nay được coi là chưa đầy đủ.
Phần III của Hiệp định đề ra các qui tắc mà các thành viên phải áp dụng để đảm bảo giá trị hữu hiệu của quyền sở hữu trí tuệ. Những qui tắc này bao gồm tính sẵn sàng của hành động dân sự, tố tụng hình sự và thủ tục hành chính, nhất là về hải quan để ngăn ngừa hay chặn việc nhập khẩu hàng hóa gây tác hại. Những thủ tục sẵn có phải công bằng, đơn giản, rẻ, nhanh và phải chấp thuận cách xem xét không thiên vị về các quyết định hành chính và nói chung cả các quyết định xét xử ban đầu.
Phạm vi của giải quyết tranh chấp cũng được cải tiến. Trước khi kết thúc Hiệp định TRIPS, các cuộc tranh chấp về thương mại có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ không được giải quyết trong khuôn khô GATT, vì lĩnh vực này thiếu mức độ hữu hiệu. Các thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT đề cập tại các Điều XXII và XXIII của GATT 1994, hiện nay được áp dụng cho các tranh chấp theo Hiệp định TRIPS. Điều xxn qui định sự tham khảo và Điều XXIII cho phép một bên đưa tranh chấp thương mại ra trước các thành viên, nếu việc tham khảo và đàm phán không thành công.
Hiệp định TRIPS bắt đầu có hiệu lực từ 1—1—1995. Tuy nhiên các điều khoản qúa độ hiện có cho phép các nước chậm phát triển được 11 năm đê thực hiện các nghĩa vụ. Cũng cần có một thời gian, trước khi Hiệp định TRIPS mang lại hiệu lực đầy đủ như mọi người trông đợi.
5. Đặc điểm của Hiệp định TRIPS
Hiệp định TRIPS quy định các tiêu chuẩn tối thiểu đối với việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Hiệp định TRIPS có 02 đặc điểm cơ bản ta tìm hiểu sau đây:
Đây là Hiệp định thỏa thuận đa phương toàn diện nhất về sở hữu trí tuệ cho đến nay
Vậy so với các thỏa thuận quốc tế khác về sở hữu trí tuệ, hiệp định TRIPS được coi là toàn diện nhất bởi vì những lý do dưới đây:
– Hiệp định TRIPS là kết quả của sự kết hợp một số công ước quốc tế ra đời trước đó như: Công ước Paris, Công ước Bern, Công ước Rome, Công ước Washington.
– Hiệp định TRIPS thiết lập các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho tất cả các thành viên WTO, nội dung của các tiêu chuẩn này là đối tượng được bảo hộ, đối tượng không được bảo hộ, quyền, những trường hợp ngoại lệ của những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Những tiêu chuẩn này được thể hiện trong hiệp định dưới 02 dạng:
Đòi hỏi các thành viên WTO tuân thủ những quy định cơ bản, quan trọng của Công ước Paris và Công ước Bern.
Quy định thêm một số nghĩa vụ cho các thành viên WTO mà không có trong Công ước Paris và Công ước Bern.
– Hiệp định trips trao cho các thành viên quyền tự quyết nhất định.
Mục tiêu cơ bản nhất của Hiệp định này là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế
Mục tiêu của hiệp định trips là thúc đẩy tự do trong thương mại quốc tế bằng cách bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đồng thời ngăn chặn các quốc gia thành viên sử dụng quyền sở hữu trí tuệ như là những rào cản trong thương mại.
Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).