1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm của Ph.Ăngghen, viết gián đoạn trong 13 năm, từ 1873 đến 1886, trong đó ông nêu quan niệm nhận thức duy vật biện chứng về giới tự nhiên và những vấn đề quan trọng nhất của lý luận khoa học tự nhiên. Biện chứng của tự nhiên là tác phẩm chưa hoàn thành, chúng ta có được tác phẩm này chỉ trong dạng 2 bản thảo với trên dưới 10 chương riêng rẽ; các bài viết và 185 ghi chép, đoạn trích. Biện chứng của tự nhiên lần đầu tiên được xuất bản bằng tiếng Đức và tiếng Nga tại Liênxô năm 1925.
Về cấu trúc của tác phẩm dựa vào 2 bản thảo do Ph.Ăngghen viết tháng 8 năm 1878 và được chia thành 11 vấn đề, ba phần.
Cụ thể:
– Phần mở đầu (gồm 3 điểm đầu) nói về lịch sử của khoa học tự nhiên và liên hệ của nó với triết học, Ăngghen phân tích tình trạng khoa học tự nhiên thời đó và trình bày những điểm chung của phép biện chứng duy vật với tư cách và khoa học về liên hệ phổ biến và những quy luật chủ yếu của nó: quy luật chuyển hoá lượng thành chất và ngược lại, quy luật xâm nhập vào nhau của các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định.
– Phần thứ hai là phần chủ yếu, nói về phân loại các khoa học tự nhiên và nêu những ý kiến về từng môn khoa học và nội dung biện chứng của khoa học đó. Phần này gồm điểm 4 và điểm 5 của đề cương (điểm 5 lại có 5 điểm nhỏ).
– Phần cuối cùng gồm có 6 điểm cuối gồm các điểm 6, 7, 8, 9, 10 và 11. Ăngghen định phê phán và vạch trần những xu hướng thế giới quan trong “thuyết không thể biết” (nhận thức có giới hạn), chủ nghĩa máy móc (quy những hình thức vận động cao thành hình thức thấp), Thuyết sức sống, chủ nghĩa Đácuyn về xã hội,…
Ăngghen vạch trần và giải thích những sai lạc của các nhà tư tưởng tư sản về các hiện tượng xã hội (áp dụng một cách vô lý những quy luật của tự nhiên hữu sinh vào xã hội), đồng thời nêu nhiệm vụ chứng minh rằng: con người nhờ lao động mà tách ra khỏi giới động vật. Tác phẩm dự định kết thúc bằng phần xem xét các hiện tượng xã hội, bước đầu vạch ra mối liên hệ biện chứng giữa các hiện tượng tự nhiên với các hiện tượng xã hội, biện chứng của tự nhiên và biện chứng của xã hội.
Nội dung thực tế của tác phẩm không hoàn toàn trùng khớp với các nhóm, tuy vậy, về tổng thể, phù hợp với thiết kế nội dung, đặc biệt là các trích dẫn ở phần cuối. Lần xuất bản mới nhất, miêu tả chính xác theo trật tự thời gian tất cả các phần của bản thảo được in bằng tiếng Nga trong tập 26, Phần 1 của C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập vào năm 1985, ngôn ngữ MEGA.
Về sự ra đời của tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ph.Ăngghen:
Chủ nghĩa Mác có nhiệm vụ tự giác vận dụng phép biện chứng duy vật để đưa khoa học tự nhiên thời đó ra khỏi tình trạng vô cùng rối loạn và đầy rẫy mâu thuẫn không giải quyết được. Chính tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen là nhằm giải quyết nhiệm vụ mà sự phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó đã đặt ra. Có thể nêu một cách tóm tắt mục đích chủ yếu của Ăngghen khi viết tác phẩm này là:
– Thứ nhất, tổng kết những thành tựu phát triển của khoa học tự nhiên lúc đó và xây dựng quan niệm của phép biện chứng duy vật về giới tự nhiên.
– Thứ hai, cung cấp cho khoa học tự nhiên phương pháp nhận thức khoa học, đó là phép biện chứng duy vật thay cho chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên lúc bấy giờ.
– Thứ ba, vẽ nên một bức tranh biện chứng về thế giới mà khâu quan trọng là trình bày sự quá độ từ giới tự nhiên lên xã hội loài người.
– Thứ tư, mục đích trực tiếp nhất của tác phẩm là phê phán những trào lưu tư tưởng duy tâm, siêu hình đang chi phối khoa học tự nhiên và tấn công vào chủ nghĩa Mác.
Quá trình viết và xuất bản tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và phức tạp. Tuy tác phẩm chưa được hoàn thành nhưng đây là một tác phẩm lớn đầu tiên của chủ nghĩa Mác bàn về giới tự nhiên và về khoa học. Ăngghen bắt tay viết tác phẩm này từ tháng 2-1870, nhưng đến năm 1876 thì bị gián đoạn. Ăngghen phải để hai năm viết những bài báo phê phán chủ nghĩa Đuyrinh. Sau đó, Ăngghen lại tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phép biện chứng của tự nhiên cho đến năm 1883, khi Mác qua đời. Ăngghen lại một lần nữa phải tạm dừng công việc nghiên cứu về khoa học tự nhiên để tập trung vào công việc chỉnh lý, hoàn thiện và đưa xuất bản tập II đến tập IV của bộ Tư bản của Mác.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên đến khi Ăngghen mất (1895) cũng chưa được hoàn thiện, nên chưa xuất bản được. Chỉ có hai bài Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người và Khoa học tự nhiên trong thế giới thần linh được xuất bản sau khi Ăngghen mất, lần lượt vào những năm 1896 và 1898. Còn lại, toàn bộ bản thảo tác phẩm Biện chứng của tự nhiên bị những người xã hội – dân chủ Đức cất giấu đi, không đưa ra xuất bản. Lý do chủ yếu là Bécstanh – lãnh tụ của Đảng xã hội – dân chủ Đức – là người chống lại chủ nghĩa Mác, đồng thời Bécstanh là người theo quan điểm của thuyết Cantơ mới mà Ăngghen đã phê phán kịch liệt trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên. Mãi tới năm 1925, với sự quan tâm của Đảng Cộng sản Liên Xô, tác phẩm Biện chứng của tự nhiên của Ăngghen mới được xuất bản ở Mátxcơva.
Tác phẩm Biện chứng của tự nhiên có những nội dung cơ bản ta có thể tìm hiểu dưới đây:
2. Tư tưởng tập trung của tác phẩm là vật chất và vận động của vật chất
– Tác phẩm chỉ ra tính thống nhất vật chất của thế giới trong sự đa dạng và khác biệt về chất và lượng thông qua mối liên hệ, chuyển hoá trong quá trình vận động đi lên đa dạng và phong phú trong tính hệ thống và chỉnh thể.
– Định nghĩa vận động của vật chất. Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kwr từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy.
– Phân loại các hình thức vận động cơ bản của vật chất, trong đó đứng im là vận động trong cân bằng, là tương đối và tạm thời của một tổ chức cụ thể nào đó.
+ Các hình thức vận động cơ bản của vật chất đều do bản chất của những vật thể đang vận động mà ra; gồm vận động cơ giới của các khối lượng, vận động vật lý của các phân tử, vận động hoá học của các nguyên tử và dự đoán về sự vận động của trường điện tử (về sau trong các hình thức vận động còn bổ sung thêm hình thức vận động sinh học và vận động xã hội).
+ Mối quan hệ giữa các hình thức vận động cơ bản của vật chất là mối quan hệ biện chứng, theo đó trong những điều kiện nhất định, các hình thức vận động cơ bản có thể chuyển hoá cho nhau, từ hình thức này sang hình thức khác và trong quá trình đó, lượng của một hình thái vận động bao giờ cũng tương ứng với một lượng chính xác nhất định của hình thái vận động khác. Như vậy, muốn nhận thức được vật chất thì phải thông qua sự vận động của nó bởi thuộc tính của vật chất chỉ thể hiện qua vận động.
3. Tư tưởng về phép biện chứng trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
– Về vai trò đối với tư duy lý luận của lịch sử phép biện chứng, Ph.Ăngghen cho rằng chỉ có phép biện chứng mới có thể đem lại sự tương đồng và do đó đem lại phương pháp giải thích những quá trình phát triển diễn ra trong tự nhiên, giải thích những mối liên hệ phổ biến, những bước quá độ từ một lĩnh vực nghiên cứu này sang một lĩnh vực nghiên cứu khác. Tuy vậy, trong lịch sử triết học chỉ có Arítxtốt và Hêghen là đã nghiên cứu chính xác về phép biện chứng.
– Biện chứng khách quan của giới tự nhiên đóng vai trò quy định đối với biện chứng chủ quan của tư duy con người.
– Vai trò của tư duy biện chứng đối với khoa học; và vai trò đó làm nên mối liên hệ thống nhất giữa triết học với khoa học tự nhiên.
+ Khoa học tự nhiên đặt cơ sở cho những khái quát phổ biến của triết học, còn những khái quát triết học lại trở thành phương pháp luận cho khoa học tự nhiên đi sâu nghiên cứu thế giới khách quan.
+ Mối liên hệ giữa các hình thức vận động của vật chất với khoa học tự nhiên.
4. Tư tưởng về sự sống và nguồn gốc con người trong tác phẩm Biện chứng của tự nhiên
– Quá trình phát triển của thế giới tự nhiên là nguồn gốc của sự sống, nguồn gốc của sự hình thành con người và lịch sử xã hội loài người.
– Quá trình phát triển đạt đến mức cao nhất của thế giới tự nhiên là sự hình thành con người và xã hội loài người.
+ Nguồn gốc của sự sống bắt nguồn từ các quá trình hoá học và sinh học.
+ Vai trò quyết định của lao động trong quá trình chuyển hoá từ vượn thành người.
5. Ý nghĩa của tác phẩm
– Biện chứng của tự nhiên là thí dụ điển hình về sự vận dụng phương pháp biện chứng duy vật vào việc giải quyết những vấn đề của tự nhiên và lịch sử; là thí dụ điển hình về sự khái quát triết học những thành tựu của khoa học tự nhiên.
– Biện chứng của tự nhiên thể hiện phép biện chứng duy vật và những quy luật cơ bản của nó có giá trị phổ biến; là cơ sở lý luận và phương pháp nhận thức của các ngành khoa học.
(MK LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)
Trên đây là nội dung Luật LVN Group đã sưu tầm và biên soạn. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: 1900.0191 hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật LVN Group.
Rất mong nhận được sự hợp tác!
Trân trọng!
Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).