Do đó, cùng với việc tạo dựng hình ảnh thương hiệu thì việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu của các Doanh nghiệp là một vấn đề vô cùng cần thiết. Việc đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu cho Doanh nghiệp không những thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của Doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với các đối tác mà Doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu đó.
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là dấu hiệu nhìn thấy dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Nhãn hiệu được xác lập quyền trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ hoặc Công nhận đăng ký Quốc tế của Cục sở hữu trí tuệ (Trừ trường hợp là nhãn hiệu nổi tiếng). Doanh nghiệp tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn được hưởng quyền đối với Nhãn hiệu phải nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
>> Luật sư tư vấn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Gọi: 1900.0191
Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6
Dịch vụ do Công ty luật LVN Group cung cấp trong lĩnh vực tư vấn và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa:
– Tra cứu, cung cấp thông tin về việc sử dụng và đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam và nước ngoài;
– Tư vấn liên quan đến việc lựa chọn và sử dụng nhãn hiệu;
– Đại diện trong việc nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, ghi nhận sửa đổi, gia hạn văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Thực thi các quyền nhãn hiệu đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng, hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
– Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu nhãn hiệu ở Việt Nam và ở nước ngoài;
– Tư vấn chiến lược xây dựng, phát triển thương hiệu;
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gồm các tài liệu sau đây:
– Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (Tờ khai), làm theo Mẫu do Cục Sở hữu công nghiệp ban hành, gồm hai (02) bản;
– Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể, gồm một (01) bản;
– Mẫu nhãn hiệu hàng hoá, gồm mười lăm (15) bản;
– Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, …), gồm một (01) bản;
– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động, …), gồm một (1) bản;
– Giấy uỷ quyền (nếu cần);
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (01) bản;
– Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa đựng các thông tin đó, gồm một (01) bản;
– Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, nếu trên nhãn hiệu có sử dụng các biểu tượng, tên riêng, … quy định điểm g, khoản 2, Điều 6, Nghị định 63CP (Dấu hiệu, tên gọi (bao gồm cả ảnh, tên, biệt hiệu, bút danh), hình vẽ, biểu tượng giống hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với hình Quốc kỳ, Quốc huy, lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, địa danh, các tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài, nếu không được các cơ quan, người có thẩm quyền tương ứng cho phép), gồm một (01) bản;
– Chứng từ nộp phí nộp đơn, gồm một (01) bản.
Các tài liệu trên phải nộp đồng thời. Riêng các tài liệu sau đây có thể nộp trong thời hạn ba (3) tháng tính từ ngày nộp đơn:
– Bản gốc Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;
– Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa:
Thời gian đăng ký nhãn hiệu được thực hiện theo quy định của pháp luật, trong đó:
– Xét nghiệm hình thức đơn kéo dài một (01) tháng kể từ ngày nộp đơn hoặc ngày người nộp đơn nộp đầy đủ các tài liệu cần thiết theo luật định. Đơn Nhãn hiệu sẽ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp cho mục đích phản đối đơn của bên thứ ba trong vòng (02) tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ.
– Xét nghiệm nội dung dự kiến kéo dài sáu (06) tháng kể từ ngày đơn được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
– Sau khi kết thúc việc xét nghiệm nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi cho người nộp đơn một Thông báo kết quả xét nghiệm nội dung đơn. Nếu kết quả xét nghiệm nội dung khẳng định nhãn hiệu xin đăng ký đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu trong khoảng 1 tháng sau khi người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng.
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý Khách!
Trân trọng./.
Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật LVN Group