Theo quy định của luật, việc ký thỏa ước là do bên đại diện cho người lao động ký với bên sử dụng lao động, thường là công đoàn ký với ban giám đốc. Trong trường hợp công ty không có tổ chức công đoàn thì người lao động có thể bầu lên ban đại diện người lao động, để ký thỏa ước. Tuy vậy, hiện nay, ở đa phần các công ty chưa có tổ chức công đoàn thì cũng đang đồng nghĩa với việc không có thỏa ước lao động tập thể.

>>  Tư vấn pháp luật lao động trực tuyến qua tổng đài: 1900.0191

Chủ trì hội thảo, ông Đặng Đức San – Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Lao động Thương binh Xã hội cho biết, bản thân người lao động không hiểu biết nhiều về luật nên cũng sẽ khó có ý kiến về việc thành lập công đoàn.

Bên cạnh đó, việc lập thỏa ước lao động tập thể hiện nay được nhiều doanh nghiệp thực hiện cho có, mang tính hình thức, thỏa ước cũng được ký nhưng nhiều khi chỉ là sự thỏa thuận dễ dàng của công đoàn theo yêu cầu của doanh nghiệp chứ không đặt lợi ích của người lao động lên trên hết.

Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu có ý kiến là việc ký thỏa ước lao động tập thể ngành. Bà Jocelyn Tran – Phó chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ tại TPHCM (AmCham) cho rằng việc này chưa đến lúc làm vì hiện nay tại Việt Nam các ngành không phải chỉ sản xuất hay kinh doanh một mặt hàng đặc thù, chẳng hạn như ngành dệt may thực chất có kinh doanh cả cơ khí, chứng khoán…; cơ cấu lao động phức tạp thì khó có thể có một sự thống nhất về thỏa ước tập thể cho cả ngành.

Từ đó, ông Trần Hồng Sơn – Chuyên viên Ban thi đua, chính sách của Liên đoàn Lao động TPHCM cũng cho rằng kể cả việc ký thỏa ước lao động tập thể theo vùng địa lý, hay theo khu công nghiệp như trong dự thảo đều không thể thực hiện được. Vì trong một khu công nghiệp có nhiều doanh nghiệp của nhiều nước khác nhau, sản xuất các mặt hàng khác nhau.

Nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động thể gồm những cam kết về:

– Việc làm và bảo đảm việc làm

– Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

– Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương

– Định mức lao động

– An toàn lao động, vệ sinh lao động

– Bảo hiểm xã hội

Ngoài các nội dung trên, các bên có thể đưa vào thỏa ước những thỏa thuận khác như: chế độ ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, trợ cấp hiếu, hỷ, việc giải quyết tranh chấp lao động.

Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

(LVN GROUP FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến Luật sư của LVN Group, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)