1 Quy định về hàng hóa cấm kinh doanh

Hàng hóa cấm kinh doanh Là khái niệm được sử dụng trong kinh doanh, hàng cấm được hiểu đơn giản những loại hàng hóa, sản phẩm không được nhà nước cho phép buôn bán, trao đổi, sản xuất, sử dụng hay tàng trữ, pháp luật Việt Nam có những quy định rõ ràng về hàng cấm cũng như những hình phạt cho người vi phạm

Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh như sau

TT

Tên hàng hóa, dch v

Văn bn pháp lut hin ngành(*)

Cơ quan qun lý ngành

A

Hàng hóa

1

Vũ khí quân dụng, trang thiết bị, kỹ thuật, khí tài, phương tiện chuyện dùng quân sự, công an; quân trang (bao gồm cả phù hiệu, cấp hiệu, quân hiệu của quân đội, công an), quân dụng cho lực lượng vũ trang; linh kiện, bộ phận, phụ tùng, vật tư và trang thiết bị đặc chủng, công nghệ chuyên dùng chế tạo chúng

Nghị định số 47/CP ngày 12/8/1996;

Nghị định số 100/2005/NĐ-CP

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an

2

Các chất ma túy

Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000; 67/2001/NĐ-CP;

Nghị định số 133/2003/NĐ-CP

Bộ Công an

3

Hóa chất bảng 1 (theo Công ước quốc tế)

Nghi định CP số 100/2005/NĐ-CP

Bộ Công nghiệp

4

Các sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục thẩm mỹ, nhân cách

Luật Xuất bản năm 2004;

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP

Bộ Văn hóa – Thông tin, Bộ Công an

5

Các loại pháo

Nghị định số 03/2000/NĐ-CP

Bộ Công an

6

Đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội (bao gồm các chương trình trò chơi điện tử)

Nghị định 03/2000/NĐ-CP

Bộ Công an

7

Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật cấm hoặc chưa được phép sử dụng tại Việt Nam theo quy định tại Pháp lệnh Thú y, Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Pháp lệnh thú năm 2004; Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2001

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản

8

Thực vật, động vật hoang dã (bao gồm cả vật sống và các bộ phận của chúng đã được chế biến) thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định và các loại thực vật, động vật quý hiếm thuộc danh mục cấm khai thác và sử dụng

Công ước CITTES; Nghị định số 32/2006/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản

9

Thủy sản cấm khai thác, thủy sản có dư lượng chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép, thủy sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng của con người

Luật Thủy sản năm 2003

Bộ Thủy sản

10

Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam

Nghị định số 113/2003/NĐ-CP

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

11

Giống cây trồng không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống cây trồng gây hại đến sản xuất và sức khỏe con người, môi trường, hệ sinh thái

Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004

12

Giống vật nuôi không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh; giống vật nuôi gây hại cho sức khỏe con người, nguồn gen vật nuôi, môi trường, hệ sinh thái

Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản

13

Khoáng sản đặc biệt, độc hại

Luật Khoáng sản năm 1996;

Nghị định 160/2005/NĐ-CP

Bộ Tài nguyên và Môi trường

14

Phế liệu nhập khẩu gây ô nhiễm cho môi trường

Nghị định 175/CP ngày 18/10/1994

Bộ Tài nguyên và Môi trường

15

Các loại thuốc chữa bệnh cho người, các loại vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, hóa chất và chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn trong lĩnh vực gia dụng và y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam

Luật Dược năm 2005; Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003

Bộ Y tế

16

Các loại trang thiết bị y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam

Pháp lệnh Hành nghề y dược tư nhân năm 2003

Bộ Y tế

17

Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép

Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003

Bộ Y tế

18

Sản phẩm, vật liệu có chứa amilăng thuộc nhóm amfibole

Nghị định 12/2006/NĐ-CP

Bộ Xây dựng

19

Các sản phẩm thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị. Chi tiết như sau :

1. Các thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị gồm: Sản xuất, lắp ráp, vận chuyển, tồn trữ, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cho thuê, sửa chữa thiết bị, phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.

2. Thiết bị ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình là thiết bị ghi âm, ghi hình được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.

3. Thiết bị ngụy trang dùng để định vị là thiết bị có tính năng xác định vị trí, mục tiêu được chế tạo giả dạng thiết bị, đồ vật thông thường.

4. Phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị là phần mềm được tạo ra giả dạng phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích, công cụ khác hoặc được lập trình, viết thêm các mã lệnh để bí mật quay phim, chụp ảnh, ghi âm, xác định vị trí của mục tiêu.

Nghị định 66/2017/NĐ-CP ngày 19/05/2017 của Chính phủ

Bộ Công an

20

Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn : Súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại, súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ, Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn, Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén.

Công văn số : 4303-TM/QLTT

Bộ Thương mại

21

Vũ khí và các công cụ hỗ trợ :

Tất cả các loại vũ khí và công cụ hỗ trợ (gậy baton, tonfa, dao găm, kiếm, mác, lưỡi lê, roi điện, bình xịt hơi cay, tay gấu, dùi cui…); Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực đều bị cấm bán.
Dao: chỉ được phép bán dao nấu ăn và các loại dao cạo không mang tính sát thương. Những loại dao còn lại không được phép đăng bán trên Sendo.

22

Bản đồ:

Tất cả các sản phẩm liên quan đến bản đồ đều bị cấm

23

Thức uống có cồn:

Các loại thức uống có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên không được phép quảng cáo, đăng bán trên Sendo.

24

Thuốc lá:

Thuốc lá, xì gà, thuốc lá điện tử,các phụ kiện, tinh dầu dùng trong thuốc lá điện tử đều bị cấm bán.

25

Sữa:

Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi không được phép quảng cáo và đăng bán trên Sendo.

26

Pháo hoa/Sản phẩm cháy nổ:

Các loại pháo: pháo nổ, pháo hoa, pháo đập, đạn đập làm bằng thuốc pháo hoặc bằng các loạt vật liệu khác có thể gây cháy, bỏng. Các chất gây nổ hoặc Sản phẩm chứa chất gây nổ bị cấm bán

27

Thuốc:

Các loại thuốc dùng cho người. Hoặc các sản phẩm được giới thiệu là có tác dụng trong chẩn đoán, cứu chữa, điều trị hoặc phòng ngừa bệnh ở người; có tác dụng tránh thai, gây mê, ức chế/chấm dứt/tăng cường chức năng sinh lý tạm thời hoặc lâu dài (ví dụ: dược phẩm, thuốc giảm cân không nhãn mác xuất xứ hoặc nhãn mác sai)

28

Thực phẩm độc hại:

Thực phẩm có chứa thành phần bị cấm hoặc vượt quá tỷ lệ cho phép; thực phẩm bị pha trộn mà không thông báo đầy đủ cho người mua trước thời điểm giao dịch. Hoặc bất kì mặt hàng thực phẩm nào gây hại đến sức khỏe con người

29

Sản phẩm tình dục:

Đồ chơi tình dục, công cụ hỗ trợ tình dục các loại

30

Động vật:

Động vật và các chế phẩm từ động vật quý hiếm (bao gồm động vật hoang dã)

31

Tiền tệ/ Cổ phiếu:

Tiền tệ, các sản phẩm in hình tiền Việt Nam, tiền giả
Thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ
Cổ phiếu, cổ phần, các loại chứng khoán và các loại con dấu

32

Thẻ game, thẻ điện thoại:

Các loại thẻ game, thẻ điện thoại như: Vcoin, Garena (Apple Store), Thẻ Zing, Scoin (VTC) … đều bị cấm

33

Hàng cũ:

Tất cả các loại sản phẩm cũ, đã qua sử dụng đều bị cấm. Ngoại trừ các loại sản phẩm như laptop cũ, điện thoại cũ, truyện tranh cũ.

34

Hàng vi phạm bản quyền:

Hàng nhái, hàng giả, bản sao trái phép của một sản phẩm hay hiện vật mà có thể vi phạm quyền tác giả, quyền thương hiệu, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác của các bên thứ ba.

35

Sản phẩm khác:

Bộ phận cơ thể người hoặc hài cốt

Đồ cổ

Vé xổ số

Máy chơi cờ bạc

Các loại mã giảm giá do Sendo cung cấp

Nữ trang/nguyên liệu vàng, đá quý (ngoại trừ các đối tác của Sendo)

Sản phẩm có chứa nội dung, hình ảnh phản cảm (hình ảnh vi phạm thuần phong mỹ tục, bạo lực, có chứa các biểu tượng chính trị/tôn giáo, tất cả các hình ảnh liên quan đến lá cần sa)

Các sản phẩm chứa các thông tin hoặc hình ảnh liên quan đến các trang thương mại điện tử khác

Các thiết bị không dây không có chứng nhận hợp quy sẽ bị cấm bán theo quy định của pháp luật. Tham khảo danh sách tại đây: http://www.rfd.gov.vn/tin-tuc/pages/thong-bao.aspx?ItemID=2126

Và tt c các mt hàng bt hp pháp hoc b hn chế mua bán theo Lut pháp nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam

2 Quy định về tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời không thực hiện những hoạt động kinh doanh, nghĩa là doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, không được xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác trong thời gian tạm ngừng

Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, Khoản 1 Điều 206 luật này quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.

Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

Trước đây, theo Luật Doanh nghiệp 2014 thì thời gian thông báo trước là 15 ngày.

Điều 37 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: “Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc diện đăng ký kinh doanh thì thực hiện thông báo đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất là 01 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn đã thông báo để thực hiện quản lý thuế”.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là không quá 1 năm theo quy định tại điều 57, Nghị định 78/2015/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ

3 Kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất là gì?

3.1 Quyền của thương nhân Việt Nam khi kinh doanh tạm nhập tái xuất

Điều 13 nghị định 69/2018 / NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý ngoại thương quy định

1. Thương nhân Việt Nam được quyền kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh theo các quy định sau:

a) Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện, thương nhân phải đáp ứng điều kiện theo quy định tại Mục 2 Chương này.

b) Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất. Hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này.

c) Trường hợp hàng hóa không thuộc quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản này, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan.

2. Đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định này, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.

6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Theo điều 39 Luật quản lý ngoại thương quy định về kinh doanh tạm nhập, tái xuất như sau :

Điều 39. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất

1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:

a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;

b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;

c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.

2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.

3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải được làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu vào lãnh thổ Việt Nam và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan cho tới khi tái xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

4. Việc tiêu thụ hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong nội địa phải thực hiện theo quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

3.2 Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất

Điều 40 Luật quản lý ngoại thương năm 2017 quy định về hàng hóa cấm tạm nhập tái xuất

1. Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng hóa thuộc các trường hợp sau đây:

a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Chính phủ quy định chi tiết Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

3. Trường hợp để ngăn ngừa tình trạng gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng con người, chuyển tải bất hợp pháp, nguy cơ gian lận thương mại, Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định, công bố công khai hàng hóa tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.

Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh tạm nhập tái xuất

Mã hàng

Mô tả mặt hàng

Chương 28

Chương 29

Các mặt hàng hóa chất thuộc Danh mục hóa chất bảng 1 và bảng 2 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hóa chất thuộc diện kiểm soát của Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học.

Chương 39

3915

Phế liệu, phế thải và mẩu vụn, của plastic.

Chương 84

8418

Tủ lạnh, tủ kết đông và thiết bị làm lạnh hoặc kết đông khác, loại dùng điện hoặc loại khác; bơm nhiệt trừ máy điều hòa không khí thuộc nhóm 84.15.

(Chỉ áp dụng đối với các loại có sử dụng dung môi chất lạnh C.F.C12 (R12) (tên hóa học là Dichlorodifluoromethane, công thức hóa học là CF2Cl2.)

Lưu ý: Để biết thiết bị dùng loại dung môi chất lạnh nào thì xem cataloge của thiết bị, mục dung môi chất lạnh (Refrigerant).

8473

Bộ phận và phụ kiện đã qua sử dụng (trừ vỏ, hộp đựng và các loại tương tự) chỉ dùng hoặc chủ yếu dùng với các máy thuộc các nhóm từ 84.70 đến 84.72.

Chương 85

8507

Ắc quy điện, kể cả tấm vách ngăn của nó, có hoặc không ở dạng hình chữ nhật (kể cả hình vuông).

8507

10

Bằng axit-chì, loại dùng để khởi động động cơ piston (đã qua sử dụng)

8507

20

Ắc quy axit – chì khác (đã qua sử dụng)

Mọi vướng mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến bài viết , Hãy gọi ngay: 1900.0191 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật LVN Group

Công Ty Luật LVN Group xin cảm ơn!!