Hành lang pháp lý là tập hợp các quy định pháp luật hợp thành thể chế, chế định có tính chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất, liên hệ khăng khít với nhau, để phân biệt với các quan hệ xã hội thuộc loại khác, bảo đảm sự thống nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội đó.
Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhưng các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh rất đa dạng, mỗi loại mỗi vẻ, trong thực tế diễn ra theo những hướng khác nhau, có khi đan chéo, chằng chịt lên nhau, vấn đề đặt ra cho các nhà nước là dùng pháp luật, ban hành thành những thể lệ, chế định để định khuôn khổ, vạch lối đi, tuyến vận hành cho từng loại quan hệ xã hội như có lối đi riêng, tuyến đi riêng, vận hành theo cách riêng của mình, để khi vận hành không gây cản trở cho ai và cũng không bị ai cản trở, bảo đảm sự giao lưu thông suốt cho các quan hệ xã hội không bị ngăn cản, gián đoạn, cắt khúc. Nói một cách khái quát, mỗi loại quan hệ xã hội có hành lang pháp lý riêng của mình.
1. Khái niệm hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý là tập hợp các quy định pháp luật thành hợp thể chế, chế định có tính chất chuyên ngành dành cho việc điều chỉnh một loại quan hệ xã hội cùng tính chất, liên hệ khăng khít với nhau,để phân biệt với các quan hệ xã hội thuộc loại khác, bảo đảm cho sự thông nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội đó. Mỗi loại quan hệ xã hội có hành lang pháp lý riêng của mình.
Nhà nước ban hành pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội.Nhưng các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh rất đa dạng, vì thế mỗi một mối quan hệ phải có hành lang pháp lý riêng.
2. Vai trò của hành lang pháp lý
Hành lang pháp lý có vai trò sau đây:
– Hành lang pháp lý là công cụ để cải tạo, quản lý xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, định hướng cho xã hội phát triển .Hầu hết các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội…. đều được quản lý bằng pháp luật.
– Là cơ sở pháp lý để bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động. Để tổ chức bộ máy nhà nước, quy định rõ thẩm quyền của các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với dân thì không thể tồn tại thiếu pháp luật. Việc xây dựng hành lang pháp lý sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ, chính xác, thống nhất. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật cũng tránh được sự chồng chéo, mâu thuẫn, lạm quyền.
– Hành lang pháp lý có vai trò thiết lập, bảo đảm công bằng xã hội, thực hiên dân chủ xã hội công bằng, góp phần được giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn trong các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội.
– Là phương tiện góp phần giáo dục con người trong xã hội, pháp luật là một trong những phương tiện để giáo dục con người, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp và bảo vệ đất nước.
– Là phương tiện quản lý có hiệu quả đời sống kinh tế- xã hội, hành lang pháp lý có vai trò rất lớn trong tổ chức và quản lý kinh tế, thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế, xác định cơ cấu, các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân.Như vây, pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế của nhà nước và của xã hội.
3. Một số thông tin về tạo hành lang pháp lý trong các lĩnh vực kinh tế.
* Tạo hành lang pháp lý toàn diện để phát triển ngành công nghiệp
Hiện nay, công nghiệp hỗ trợ là một trong những ngành được nhà nước phát triển, ưu đãi đầu tư.Bộ công thương cũng đẩy mạnh triển khai một số chương trình, dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ để mở rộng thị trường và nâng cao trình cao trình độ các doanh nghiệp hỗ trợ Việt Nam.Chính phủ đã có nhiều sách phát triển tạo hành lang pháp lý như : Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 3 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ; Nghị quyết 115/NQ-CP ngày 6 tháng 8 năm về giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Trong thời gian tới Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, các địa phương và các tổ chức liên quan tích cực đầy nhanh quá trình hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến ngành công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo hành lang pháp lý toàn diện để thức đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành.
* Tạo hàng lang pháp lý hoàn thiện để quản lý hoạt động viễn thông
Bộ Thông tin và truyền thông đang dự thảo Luật viễn thông ( sửa đổi ) nhằm xây dựng một luật thống nhất, tạo một hành lang pháp lý hoàn thiện để quản lý hoạt động viễn thông, quản lý trung tâm dữ liệu, hoạt động kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây.
Bộ thông tin và truyền thông cho biết, Luật Viễn thông được Quốc hội khóa XII thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010 có ý nghĩa rất quan trọng đối với tiến trình phát triển, hội nhập của nền kinh tế nói chung và ngành viễn thông nói riêng, đánh dấu bước phát triển mới của pháp luật về viên thông ở nước ta, đặc biệt là trước xu thế toàn cầu hóa.
Sau 10 năm áp dụng, Luật Viễn Thông và các văn bản hướng dẫn thi hành đã giúp thúc đẩy cạnh tranh, phát triển cơ sở hạ tầng mạng viễn thông hiện đại, phát triển thị trường viễn thông với đa dạng các dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần đảm bảo an ninh và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
* Hành lang pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Nghị quyết 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ, hỗ trợ cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thuộc trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước nhìn chung còn chậm, nhất là việc triển khai gói tín dụng hỗ trợ lãi suất 2% trong thực tế.
Nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội chưa đạt được mục tiêu do khó khăn, tác động nặng nề của đại dịch COVID-19. Việc phê duyệt Đề án Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025 còn chậm. Việc xử lý các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng yếu kém cần phải huy động lớn nguồn lực và chưa có tiền lệ nên còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
* Hành lang pháp lý cho nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội
– Về nội dung công khai để dân biết, các quy định liên quan đến nội dung và hình thức công khai thông tin để dân biết ở tất cả các loại hình cơ sở được chỉnh lý theo hướng cập nhật, bổ sung tối đa các quy định tương ứng trong các luật chuyên ngành có liên quan; bổ sung những quy định cụ thể khác nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác công khai thông tin.
– Về nội dung nhân dân bàn và quyết định trong dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng, tại thôn, tổ dân phố, xuất phát từ yêu cầu và điệu kiện thực tế, tiếp thu ý kiến đóng góp của các Đoàn đại biểu Quốc hội, của các địa phương, cơ sở, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng nhân dân ở thôn, tổ dân phố bàn và quyết định.
Mọi vướng mắc Quý khách vui lòng liên hệ qua số tổng đài 1900.0191 để được Luật sư tư vấn pháp luật.