1. Khái niệm hành vi lệch chuẩn

Bất kỳ hành vi nào không phù hợp với mong đợi của một nhóm hoặc của xã hội là hành vi lệch chuẩn. Nói cách khác, hành vi lệch chuẩn là hành vi lệch khỏi các quy tắc chuẩn mực của nhóm hay xã hội. Nó là hậu quả của quá trình xã hội hoá không hoàn toàn.

Ví dụ về hành vi lệch chuẩn trong xã hội ta hiện nay: Giết người, trộm cắp, tham ô, nghiện ngập, mại dâm…

Tuy nhiên, thế nào là lệch lạc vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Bởi lẽ như đã định nghĩa, lệch lạc tùy thuộc vào quan điểm và góc đứng nhìn vấn đề và tùy bối cảnh. Ví dụ: về cách ăn mặc của thanh niên học sinh, với cùng một hành vi là mặc áo sơ mi ngắn và quần ngố, nếu học sinh đó ăn mặc như vậy tới trường thì chắc chắn là không phù hợp, sẽ bị mọi người đánh giá và coi đó là sai lệch chuẩn mực xã hội. Nhưng nếu với bộ quần áo đó mà học sinh này mặc đi chơi với bạn bè thì lại được coi là rất phù hợp và đứng đắn. Vậy nên một hành vi có thể sai lệch ở địa điểm này nhưng lại phù hợp ở địa điểm khác. Và chúng ta nên có sự nhận thức rõ ràng để không phạm phải các hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội.

Căn cứ để xác định hành vi nào là lệch chuẩn:

Trước hết phải xác định các quy tắc văn hoá của xã hội (nhóm) mà chủ thể hành vi đang sống. Trên cơ sở đó xác định mức độ phù hợp giữa hành vi của cá nhân, nhóm với quy tắc đó. Một hành vi cá nhân, nhóm bao giờ cũng là một hành vi xã hội. Nó có thể là bình thường hay lệch chuẩn, tuỳ thuộc vào giá trị của nó đối với xã hội. Nó có thể được thừa nhận là đúng đắn trong nền văn hoá xã hội này nhưng lại bị coi là lệch chuẩn so với văn hoá xã hội khác.

Ví dụ: Đối với người Việt chúng ta ăn thịt heo hay thịt bò không thành vấn đề, nhưng ăn thịt bò đối với người chăm theo đạo Bàlamôn hay ăn thịt heo đối với người Chăm theo đạo Hồi giáo là những hành vi lệch lạc.

Các loại lệch chuẩn: Không có một phương thức đơn giản hay phổ quát để phân loại các hành vi lệch lạc. Tuy nhiên có thể phân biệt sự lệch lạc ở cấp độ cá nhân, sự lệch lạc của một nhóm và sự lệch lạc ở cấp độ định chế:

– Lệch chuẩn cá nhân: Hành động của cá nhân không phù hợp với quy tắc văn hoá của nhóm đã được xác lập trong thực tế đã bác bỏ các quy tắc đó gọi là lệch chuẩn cá nhân.

Ví dụ: Hành vi thanh niên hư hỏng, trộm cắp… trong gia đình có nề nếp văn hoá.

Hành vi hư hỏng này một mặt lệch ra khỏi chuẩn mực của giáo dục gia đình, mặt khác đã phù nhận giá trị của văn hoá gia đình.

-Lệch chuẩn nhóm: Một nhóm thành viên có hành động trái với quy tắc mà đã dược xã hội thừa nhận là lệch chuẩn nhóm.

Ví dụ: Chẳng hạn, nhóm trẻ em hư, bụi đời… hành động trái với những quy tắc, giá trị văn hoá chung nhưng họ còn định ra và hành động theo một giá trị riêng (văn hoá nhóm) được mọi thành viên trong nhóm tán thành. Điều đáng lưu ý là các quy tắc này của nhóm không phù hợp với các tiêu chuẩn chung của xã hội.

Theo quan niệm thường thì hành vi lệch lạc là xấu đáng phê phán. Nhưng trong xã hội học quan niêm hành vi lệch lạc là hành vi lệch so với chuẩn, không phản ánh tốt xấu.

Ví dụ: Một số bạn tuổi teen nhuộm tóc nhiều màu, ăn mặc kì quặc.

Hành vi lệch lạc trong xã hội học là tốt khi hệ thống chuẩn mực không phù họp do đó buộc cá nhân phải thực hiện lệch so với chuẩn, hệ thống chuẩn mực không chỉ là pháp luật mà còn là phong tục tập quán. Do đó hành vi lệch lạc trong xã hội không hẳn là hành vi phạm pháp.

Ví dụ: trong xã hội phong kiến phụ nữ đúng với chuẩn mực là chăm lo việc gia đình không đươc đi học, nhưng có một số người đã cải trang thành nam giới để được đi học.

Trong xã hội hầu như không có tổ chức nào ép buộc các thành viên phải phục tùng tuyệt đối mọi quy tắc và chuẩn mực của mình. Mức độ nương nhẹ, dễ dãi đối với chuẩn mực đến mức độ nào là tùy theo từng nhóm xã hội hoặc tổ chức xã hội.

Ví dụ: Theo quy định chung của nhà trường thì giáo viên lên lớp vào buổi sáng đúng 7h, nhưng nhiều giáo viên lên lớp muộn hơn 5 đến 10 phút để sinh viên ổn định tổ chức, điều này lệch so với chuẩn nhưng không đến mức bị xử phạt.

Trong thực tế bất kỳ hệ thống xã hội hoặc một tổ chức xã hội nào đó cùng đều có những “vùng tối”trong đó con người ta có thể tự cho phép mình vi phạm quy tắt mà không sợ bị trừng phạt.

Ví dụ: một số người khi qua đường có thể gặp một cụ già hoặc một em nhỏ không qua đường được nhưng họ vẩn làm ngơ mà không giúp đỡ, mặc dù biết hành động đó vi phạm chuẩn mực đạo đức nhung họ vẩn thực hiện.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng lệch chuẩn xã hội cũng có lệch chuẩn tích cực và tiêu cực.

– Lệch chuẩn xã hội tích cực: là những lệch chuẩn mang tính đột phá, tiên phong so với các hành vi chuẩn mực sẵn có. Và những lệch chuẩn này mang tính thúc đẩy sự phát triển.

– Lệch, chuẩn xã hội tiêu cực: là những lệch chuẩn đi ngược lại với sự tiến bộ của xã hội nói chung.

 

2. Thành phần của lệch chuẩn xã hội

Thành phần cơ bản trong lệch chuẩn xã hội gồm bốn yếu tố:

– Giá trị xã hội: là yếu tố của ý thức xã hội bao hàm và tích tụ các quan niệm, quan điểm chính trị, đạo đức, tôn giáo, văn hóa… của con người, định hướng nhận thức và hành động của con người nó được coi là nguồn gốc của động cơ và việc hình thành cơ chế hành động

– Thiết chế xã hội: các thiết chế xã hội được hình thành và tác động trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội (như chính trị, kinh tế, tôn giáo… ) Nó chính là tổng họp của các môi trường quan hệ xã hội đã được họp thức hóa thành các chuẩn mực đã được ổn định và được đảm bảo bằng những phương tiện nhân lực và vật chất nhằm thực hiện một chức năng xã hội nhất định. Tuy nhiên trong thực tế sự rối loạn các thiết chế xã hội là nguyên nhân gây ra những lệch chuẩn xã hội. Điều đó được thể hiện như sau:

Biến dạng các thiết chế gây ra sự căng thẳng xã hội và tạo ra xung đột vì thiết chế xã hội không thực hiện được chức năng xã hội của nó.

Trong thực tế có những thiết chế xã hội đã bị vô hiệu, do đó có ý muốn thay thế nó bằng những quy định khác, chủ yếu là không chính thức.

Sự rối loạn các thiết chế kéo dài, ảnh hưởng xấu đến đạo đức và hệ thống định hướng xã hội sự suy yếu các chức năng kiểm tra của thiết chế dẫn đến những kẻ vi phạm chuẩn mực xã hội.

– Chuẩn mực xã hội: chuẩn mực xã hội quy định những mục tiêu cơ bản, những điều kiện và những hình thức ứng xử trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đời sống xã hội hoặc đối với nhóm xã hội. Do đó chuẩn mực xã hội giữ một vị trí rất quan trọng của lệch chuẩn xã hội.

– Quan hệ xã hội: Quan hệ xã hội chính là quan hệ giữa người và người đã dược hình thành và phù hợp với bản chất kinh tế – xã hội của một xã hội nhất định. Khi các quan hệ xã hội bị biến dạng có thể dẫn đến hành vi sai lệch của cá nhân.

Vai trò của lệch chuẩn xã hội: Theo Emile Durkheim, người đã có những công trình tiên phong về chức năng của lệch lạc đối với xã hội khẳng định sự lệch lạc không có gì bất thường, nó là một bộ phận gắn liền với mọi xã hội và nó có bốn chức năng chính.

Sự lệch lạc khẳng định giá trị và tiêu chuẩn văn hóa: cũng như trong xã hội nào có thể tồn tại nếu không có những giá trị văn hóa, sự lệch lạc là không thể thiếu được nểu một xã hội như một tu viện hoàn hảo gồm những cá thể gương mẫu thì tội phạm hiểu theo nghĩa thông thường sẽ không tồn tại, nhưng khi đó một lỗi lầm mà trong xã hội bình thường coi là không đáng sẽ trở thành tội phạm. Cũng vì những lí do đó một người gần như hoàn hảo sẽ thẳng thắn đánh giá những thất bại nhỏ nhặt với sự nghiêm khắc mà đa số chỉ dành cho sự phạm tội.

Phản ứng với sự lệch lạc làm sáng tỏ ranh giới đạo đức: theo Durkheiríi, phản ứng với niềm tin và hành động của một số người lệch lạc làm sáng rỏ ranh giới hành vi có thể chấp nhận được với mọi người trong một xã hội.

Phản ứng với sự lệch lạc thúc đẩy tính thống nhất của xã hội. Khi cộng đồng phản ứng với một sự lệch lạc họ đã tự nhắc bản thân mình các tiêu chuẩn văn hóa kết hợp họ với nhau. Đồng thời nếu sự lệch, lạc không bị phản ứng thì tính chuẩn về những gì được xem là đúng đắn sẽ bị kéo giãn ra và phá vỡ tính ổn định.

– Sự lêch lạc khuyến khích sự thay đổi xã hội. Vì nó đưa la các biện pháp thay thế các giá trị và tiêu chuẩn đang tồn tại. Các giá trị và tiêu chuẩn thay đổi theo thời gian, những gì ngày hôm nay được xem là lệch lạc có thể trở thành tiêu chuẩn cho ngày mai.

Ví dụ: Ở Mỹ thời xưa nhạc rock được xem là làm hư hỏng thanh niên, nhưng ngày nay nó trở thành một trong những nét văn hóa tiêu biểu.

 

3. Nguyên nhân của lệch chuẩn xã hội

3.1. Nguyên nhân khách quan dân đến sự lệch chuẩn xã hội

– Thứ nhất: Tính không đồng bộ, không nhất quán trong các hệ thống quy phạm chuẩn mực dẫn đến sự dung túng trong hành vi cá nhân. Trong trường hợp này cá nhân phải lựa chọn những chuẩn mực này là vi phạm những chuẩn mực khác.

Ví dụ: Trong những năm gần đây một số tội phạm lợi dụng sự không nhất quán của một số bộ luật để lách luật.

– Thứ hai: Tính không hợp lý của hệ thống chuẩn mực tạo ra sự phản ánh trong hành vi cá nhân.

Ví dụ: Phụ nữ thời phong kiến thì không được đi học mà chỉ được ở nhà làm những việc đơn giản nhẹ nhàng nếu vi phạm thì bị coi là hành vi lệch lạc.

– Thứ ba: Tình trạng coi thường hệ thống chuẩn mực, hoặc mức độ hiệu lực thấp của hệ thống chuẩn mực cũng là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch hành vi, thậm chí có thể làm cho một hành vi trở nên phổ biến.

Ví dụ: Nhiều người kinh doanh đã lợi dụng việc trợ giá xăng dầu để buôn lợi sang biên giới để trục lợi.

– Thứ tư: Do sự phản ứng của xã hội đối với hành vi cá nhân (cảm xúc tập thể) một hành động bị cả xã hội lên án khi đó là lệch chuẩn nhưng nếu một hành vi lệch chuẩn không bị phê phán thì cái lệch chuẩn trở thành chuẩn và cái chuẩn trở thành lệch chuẩn vào một giai đoạn nào đó.

Ví dụ: Thời phong kiến phụ nữ đi học được coi là lệch chuẩn nhưng trong xã hội ngày nay nó được xem là phù hợp chuẩn mực xã hội.

 

3.2. Nguyên nhân khách quan dân đến sự lệch chuẩn xã hội

-Thứ nhất: Do điều kiện hoàn cảnh gia đình phản ánh trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của từng cá nhân, hành vi lệch lạc xảy ra từ mọi thành viên trong gia đình.

Từ cha mẹ: do điều kiện kinh tế một số người buôn gian bán lận để đảm bảo kinh tế gia đình.do sự thỏa mãn tinh thần, bố nhậu nhẹt say xỉn, bố hoặc mẹ ngoại tình không quan tâm đến con cái gia đình.

Từ phía con cái: Do sự tác động nhận thức từ phía cha mẹ, qụa lối sống và giáo dục của gia đinh từ đó ảnh hưởng tới nhận thức của bản thân.

Ví dụ: Cha mẹ chửi bới, cãi nhau lâu dài ảnh hưởng đến tính cách con cái dẫn đến hành vi lệch lạc của con cái.

-Thứ hai: Do mâu thuẫn trong các vai trò, trong đời sống xã hội mỗi cá nhân giữ những vai trò khác nhau, khi cá nhân không thể đảm nhận tốt những trách nhiệm đặc ra cho mỗi vai trò, dễ dẫn đến mâu thuẫn vai trò, từ đó những hành vi lệch lạc có thể xảy ra.

Ví dụ: Anh A là công an điều tra một vụ án và phát hiện thủ phạm chính là em trai mình. Anh A phải thực hiện trách nhiệm một trong hai vai trò là vai trò của anh trai và vai trò của người công an, nếu anh A dung túng không bắt em trai mình thì anh A đã thực hiện hành vi lệch lạc.

– Thứ ba: Tự gạt mình ra khỏi nhóm. Khi sống trong một cộng đồng người một số cá nhân bắt nhập vào những chuẩn mực xã hội mà mọi người đang thực hiện, ngược lại tự gạt mình ra quy củ chấp hành. Đó cũng chính là hành vi lệch lạc so với cộng đồng.

Ví dụ: Sinh viên B không đóng quỹ lớp trong khi các bạn đã hoàn thành đầy đủ.

Thứ tư: Mâu thuẫn giữa giá trị và phương tiện mà các cá ngân có thể sử dụng để đạt được giá trị. Giá trị là điều mà xã hội cho là đẹp, là tốt, mang lại lợi ích để thỏa mãn nhu cầu. Nhưng trong những trường hợp có những giá trị mà khả năng của một số cá nhân chưa vươn tới được, do đó bằng cách này hay cách khác các cá nhân sử dụng phương tiên vật chất hay tinh thần để đạt được điều mà mình mong muốn.

Ví dụ: Trong xã hội Việt Nam, bằng cấp cao là giá trị nhưng có một số cá nhân sử dụng bằng giả, chạy điểm, chạy trường để có được bằng cấp, phương tiện mà họ dùng là tiền.

 

4. Hậu quả của hành vi sai lệch xã hội

Hậu quả của hành vi sai lệch có thể được nhìn nhận trên hai phương diện sau: .

Thứ nhất, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang nội dung, tính chất tích cực, tiến bộ, cách tân nếu như nó vi phạm, phá vỡ hiệu lực, sự chi phối của các chuẩn mực xã hội đã lạc hậu, lỗi thời, phản động đang kìm hãm phát triển của các cá nhân và xã hội. Khi đó hành vi sai lệch có thể góp phần làm thay đổi nhận thức chung của cộng đồng xã hội và thúc đẩy sự tiến bộ xã hội trong cộng đồng.

Thứ hai, ngược lại, hậu quả của hành vi sai lệch có thể mang lại nội dung và tính chất tiêu cực, ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội nếu nó vi phạm, phá hoại tính ổn định, sự tác động của những chuẩn mực xã hội phù hợp, tiến bộ, đang phát triển, thịnh hành và được thừa nhận rộng rãi trong xã hội.

 

5. Những sai lệch chuẩn mực xã hội trong thanh niên

Thanh thiếu niên là nhóm xã hội dễ có những hành vi sai lêch hon so với các nhóm xã hội khác. Đó là do tầm lý đặc thù của nhóm tuổi này: muốn khao khát biến đổi, vượt ra khỏi khuôn khổ cứng nhắc, khiến cho trong hành vi của nhóm tuổi này luôn có sự đan xen giữa điểm tích cực và tiêu cực. Thanh thiểu niên dễ phạm vào những sai lệch xã hội giống như trạng thái hưng phấn khi họ tham gia vào các hoạt động tích cực của xã hội.

Mặc dù vậy, những sai lệch xã hội của thanh thiếu niên có khi chỉ xảy ra ở nhóm nhỏ nhung có thể nhanh chóng lan rộng trong những nhóm thanh thiếu niên cùng hoàn cảnh và thậm chí trong thanh thiếu niên có hoàn cảnh khác.

Theo Nguyễn Cảnh Khanh (2006), những sai lệch trong nhận thức chính trị của thanh niên có thể gây mất ổn định, trật tự, dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo. Những sai lệch trong hoạt động kinh tế, trong sự định hướng giá trị lao động và việc làm có thể mang lại hậu quà nghiêm trọng đối với việc phát triển nguồn nhân lực, ảnh hưởng tới khả năng hoạt động sáng tạo của thanh niên. Những sai lệch trong văn hóa có thể gây nhiễu loạn trong cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ, dẫn dư luận xã hội vào những cảm giác không lành mạnh. Những sai lệch trong phạm vi các hoạt động xã hội có thể là nguyên nhân của nhưng sai lệch về pháp luật, sự gia tăng các tệ nạn xã hội, trộm cắp, ma túy, đánh bạc, mại dâm.

Các sai lệch xã hội của thanh thiếu niên có thể hiện diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ờ mọi cấp độ của hành vi cá nhân, nhóm xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế ờ nước ta hiện nay, biểu hiện hành vi sai lệch của thanh thiếu niên thường có ở những lĩnh vực sau:

– Nhóm hành vi sai lệch liên quan đến pháp luật: như các hành vi trộm cắp, giết người, cướp của, các hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế…

– Nhóm hành vi sai lệch liên quan đến việc sử dụng ma túy: đây là nhóm hành vi sai lệch mang lại rất nhiều hậu quả tiêu cực cho thanh thiếu niên như: mất khả năng lao động, suy giảm, kiệt quệ về sức khỏe, dẫn tới việc đổ vỡ các mối quan hệ tình cảm, gia đình, bạn bè, thâm chí còn dẫn tới các loại bệnh như HIV/AIDS…

Luật LVN Group (tổng hợp có chọn lọc từ các nguồn trên internet)