Sử dụng trái phép bí mật kinh doanh
1. Định nghĩa
1.1. Bí mật kinh doanh.
Bí mật kinh doanh theo định nghĩa tại khoản 10 Điều 3 Luật cạnh tranh 2004 có những đặc điểm cơ bản sau đây:
Thứ nhất, các thông tin không phải là hiểu biết thông thường, có nghĩa là công chúng nói chung và các đối tượng có quan tâm không thể tiếp cận, tìm hiểu thông tin bằng các biện pháp, phương tiện thông thường.
Thứ hai, những khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng những thông tin đó. Giá trị kinh tế mà thông tin đem lại xuất phát từ yếu tố bí mật, không phổ biến của nó. Một khi thông tin được tiết lộ, ai cũng biết, giá trị thương mại của những thông tin và lợi thế cạnh tranh nó đem lại cho chủ sở hữu sẽ không còn.
Thứ ba, được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng gì có thể tiếp cận được. Đặc điểm cuối cùng sẽ phải đòi hỏi chủ sở hữu hay người nắm giữ bí mật kinh doanh hợp pháp (thông qua hợp đồng, ủy quyền) phải bảo mật thông tin bằng các biện pháp cần thiết, nhằm có thể ngăn cản công chúng và các đối tượng quan tâm tiếp cận, tìm hiểu, thu thập và phổ biến thông tin. Điều đó cũng có nghĩa là về chủ quan, bản thân chủ sở hữu cũng phải ý thức được những tính chất bí mật của thông tin. Nếu chủ sở hữu mà không có ý thức bảo mật, vô ý do cẩu thả hoặc chủ động cung cấp thông tin cho người khác, thì cho dù bí mật kinh doanh có giá trị thực sự, pháp luật cũng sẽ từ chối bảo hộ.
1.2. Sử dụng trái phép bí mật kinh doanh
Lấy được bí mật kinh doanh một cách không công bằng là việc tiếp nhận thông tin thông qua việc trộm cắp, lừa đảo, ép buộc, hoặc các hành vi trái pháp luật hoặc không trung thực khác.
Lấy được bí mật kinh doanh mặc dù đã biết về việc thông tin có được một cách trái pháp luật, hoặc có được bí mật kinh doanh mà thực sự không biết việc có được thông tin đó là không công bằng hay do vô ý nên không biết về việc có được thông tin không công bằng trước đó và, hoặc thuộc cả hai trường hợp này, nhưng vẫn sử dụng hoặc bộc lộ một bí mật kinh doanh đã có được đó.
Cho dù có được một bí mật kinh doanh một cách vô tình, nhưng vẫn sử dụng hoặc bộc lộ thông tin đó kể cả sau khi biết rằng trước đó đã có người lấy nó một cách trái pháp luật.
Sử dụng hoặc bộc lộ bí mật kinh doanh bằng cách vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng về bảo vệ bí mật kinh doanh.
a. Tiếp nhận bí mật kinh doanh đã được công bố trong các trường hợp nêu tại mục (4) nêu trên, dù do cố ý hay vô ý không biết rằng đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, và sử dụng hoặc tiết lộ bí mật kinh doanh đó.
b. Sau khi vô tình giành được một bí mật kinh doanh đã được công bố theo các trường hợp nêu tại mục (4) nêu trên, tiếp tục sử dụng hoặc bộc lộ bí mật kinh doanh ngay cả khi đã biết về việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc vô ý không tìm hiểu về các vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đó.
2. Bí mật kinh doanh bị đánh cắp như thế nào ?
Gián điệp công nghiệp
Cạnh tranh gay gắt trên thị trường nội địa và xuất khẩu cũng đã dẫn đến sự gia tăng đáng báo động về các hành vi trộm cắp của người ngoài, còn được gọi là gián điệp công nghiệp. Các hoạt động gián điệp này đang gia tăng do sự gia tăng về cạnh tranh toàn cầu, chu kỳ sản phẩm ngắn hơn, lãi suất giảm dần và sự trung thành của nhân viên cũng suy giảm.
Những đe dọa từ bên ngoài
Những đe dọa từ bên ngoài bao gồm doanh nghiệp thuê thực hiện hành động gián điệp với tội phạm chuyên nghiệp nhắm đến những công nghệ cụ thể, tiến hành tấn công hệ thống mạng, lấy trộm máy tính xách tay:
– Truy cập vào mã nguồn, thiết kế sản phẩm, kế hoạch tiếp thị, danh sách khách hàng;
– Tiếp cận nhân viên để thu thập thông tin về công ty, v.v..
Các doanh nghiệp đang nỗ lực bảo vệ bí mật kinh doanh của họ bằng cách áp dụng các biện pháp an ninh doanh nghiệp và các điều khoản bảo mật trong hợp đồng lao động, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ, hợp đồng phân phối và liên doanh.
Trộm cắp nội bộ được thực hiện một cách cố ý bởi các công nhân bất mãn hoặc các nhân viên. Một số người cho phép mình cung cấp thông tin cho các nhân viên tình báo của đối thủ cạnh tranh, vì tiền hoặc đôi khi chỉ vì thù oán.
Ví dụ: Một nhân viên bị sa thải hoặc bị mất việc làm có thể trực tiếp tới một đối thủ cạnh tranh và cung cấp thông tin để trả thù hay kiếm tiền bằng cách tiết lộ những bí mật kinh doanh của bạn: như chiến lược tiếp thị, hoặc kế hoạch sản phẩm mới – dù đã ký hợp đồng bảo mật.
Đôi khi, gián điệp của đối thủ cạnh tranh có thể nghe trộm điện thoại, hoặc thường xuyên sàng lọc tài liệu rác của công ty, đột nhập vào hệ thống máy tính. Chúng có thể là những người có vẻ vô tội như các nhà phân tích nghiên cứu, các nhà phân tích kinh doanh, các chuyên gia thông tin và các nhân viên hoặc khách hàng tiềm năng – những người có được lòng tin của nhân viên công ty để có được thông tin độc quyền bằng các ưu đãi, quà tặng hoặc tống tiền.
3. Bảo vệ bí mật kinh doanh
Nhìn chung, hầu hết các nước không có một đạo luật riêng dành cho bí mật kinh doanh.
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh phải dựa vào các quy định có liên quan của luật pháp quốc gia về chống cạnh tranh không lành mạnh và/hoặc phán quyết của tòa án về sai lầm cá nhân hoặc dân sự và bằng các điều khoản hoặc quy định thích hợp trong hợp đồng lao động và các loại hợp đồng kinh doanh khác, phù hợp với pháp luật về hợp đồng của từng nước.
(1) Pháp luật cạnh tranh không lành mạnh/các quy tắc về sai lầm
Được áp dụng đối với đối thủ cạnh tranh – người không có quan hệ hợp đồng, thực hiện hành vi sử dụng trái phép hoặc tham gia vào hành vi trộm cắp, gián điệp, hoặc sự phản bội của nhân viên. Pháp luật về những sai lầm là luật do thẩm phán tạo ra và được áp dụng ở những nước theo hệ thống thông luật.
(2) Pháp luật hợp đồng
Được áp dụng đối với các hợp đồng giữa các Bên nhằm bảo vệ bí mật kinh doanh bằng cách sử dụng điều khoản không bộc lộ hoặc điều khoản bí mật, thông qua các điều khoản chống sử dụng kỹ thuật phân tích ngược, hoặc trong trường hợp có những mối quan hệ ngầm, như giữa Luật sư của LVN Group và khách hàng của họ, hoặc giữa ông chủ và nhân viên, v.v..
(3) Pháp luật hình sự
Được áp dụng nếu nhân viên lấy trộm những bí mật kinh doanh của một công ty hoặc một ai đó làm gián điệp hoặc tham gia vào các hành động có thể bị coi là xâm phậm quyền riêng tư, v.v. hoặc lẩn tránh những biện pháp bảo vệ kỹ thuật của các hệ thống công nghệ thông tin/hệ thống phi công nghệ thông tin.
Tham khảo thêm 3-1: Xử lý các bí mật kinh doanh đã được ghi nhớ |
Khó khăn chính ở đây là tách bạch giữa bí mật kinh doanh được bảo hộ với các kiến thức và kỹ năng không được bảo hộ mà đã được lưu trong bộ nhớ của nhân viên cũ. Tòa án một số nước đã xử lý vấn đề này theo các cách sau: – Chủ doanh nghiệp có thể ngăn cấm nhân viên của mình sử dụng bí mật kinh doanh lưu trong bộ nhớ của nhân viên đó, tức là “sử dụng trái phép bằng bộ nhớ”. – Chủ doanh nghiệp có thể sử dụng pháp luật về bí mật kinh doanh để ra lệnh cấm nhân viên cũ làm công việc mà chắc chắn sẽ phải sử dụng bí mật kinh doanh, tức là việc “bộc lộ không thể tránh khỏi”. Trên thực tế, cả hai trường hợp trên đều bảo vệ chống lại việc sử dụng bí mật kinh doanh đã được ghi nhớ trong não, nhưng chúng khác nhau về các hình thức áp dụng lệnh khẩn cấp tạm thời. Học thuyết về “bộc lộ không thể tránh khỏi” nên được giới hạn ở tình huống thực tế trong phạm vi hẹp, nếu nhân viên cũ không thể tránh khỏi việc sử dụng bí mật kinh doanh cụ thể để thực hiện nhiệm vụ cụ thể trong công việc mới của người đó. |
Trân trọng./.
Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty luật LVN Group