Căn cứ vào Điều 208 Bộ luật Lao động năm 2019, các hành vi bị nghiêm cấm trước, trong và sau khi đình công, bao gồm:

Một là, cản trỏ việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; cản trỏ người lao động không tham gia (tình công đi làm việc.

Hai là, dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động.

Ba là, xâm phạm trật tự, an toàn công cộng.

Bốn là, chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đỉnh công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công.

Năm là, trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đình công.

Sáu là, lợi dụng đỉnh công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

Như vậy, với quy định cấm cản trỏ việc thực hiện quyền đình công; cản trỗ người lao động không tham gia đình công đi làm việc sẽ bảo đảm người lao động được thực hiện quyền đình công một cách đúng quy định pháp luật.

Với quy định cấm kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; dùng bạo lực; hủy hoại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động sẽ bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người sử dụng lao động.

Với quy định cấm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công hoặc điều động người lao động, người lãnh đạo đình công sang làm công việc khác, đi làm việc ở nơi khác vì lý do chuẩn bị đình công hoặc tham gia đình công; trù dập, trả thù người lao động tham gia đình công, người lãnh đạo đỉnh công để tránh trường hợp đáng lẽ người lao động được tổ chức đỉnh công nhưng e ngại, lo lắng gặp rủi ro, thiệt hại nên không thực hiện quyền đình công.

Việc cấm xâm phạm trật tự, an toàn công cộng, lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật là phù hợp với quy định của pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn cho xã hội.