1. Mở đầu vấn đề

Thành lập năm 1944 theo các thể chế Bretton Woods, IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) và IBRD (Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển) được nối tiếp bằng trụ cột thứ ba của hệ thống tài chính và kinh tế quốc tế mới trên lĩnh vực thương mại. Hiến chương Havana dự báo việc thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO). Tuy nhiên sự đe doạ của việc từ bỏ chủ quyền trong chính sách thương mại của một tổ chức siêu quốc gia vào thời điểm đó là không thể chấp nhận được về mặt chính trị đối với Quốc hội Mỹ. Kết quả là Mỹ đã không phê chuẩn Hiến chương Havana. Một thoả thuận tạm thời là Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) được ký kết năm 1947 giữa 23 quốc gia đầu tiên. Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch là một hiệp ước được ký kết vào ngày 30 tháng 10 năm 1947, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948 nhằm điều hòa chính sách thuế quan giữa các nước ký kết. Ngày nay, WTO được xây dựng trên nền tảng của GATT, là một tố chức toàn cầu với các thoả thuận được ký kết có tính chất ràng buộc về pháp lý.

Đến cuối năm 1999 tổ chức này có tới 135 thành viên, bao gồm tất cả các nirớc hoạt động thương mại quan trọng, trừ Trung Quốc, Đài Loan và Nga, các nước này hiện nay đang đàm phán để gia nhập WTO cùng với hon 30 nước ứng cử viên khác.

2. Vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khổ GATT

Từ năm 1947 đã có 8 vòng đàm phán thương mại đa phương được tổ chức trong khuôn khổ GATT.

Vòng đầu tiên diễn ra tai Geneva năm 1947, bao gồm 23 nước, dẫn đến 45.000 nhân nhượng về thuế quan, tác động đến khoảng 10 tỷ đôla Mỹ giá trị thương mại, hay khoảng 20% tổng lượng thương mại thế giới lúc bấy giờ.

Bốn vòng đàm phán tiếp theo của GATT diễn ra vào năm 1949 tại Annecy, 1951 tại Torquay, 1956 tại Geneva và 1960 cũng tại Geneva tập trung hoàn toàn vào việc tiếp tục cắt giảm thuế xuất nhập khẩu.

Vòng Kenedy (1964 – 1967) đưa đến kết quả giảm thuế xuất nhập khẩu trung bình là 35% giữa các bên ký kết GATT. Thêm nữa, thủ tục của GATT về các biện pháp chống bán phá giá cũng được đưa ra thành một chủ đề đàm phán. Lịch trình của vòng đàm phán To­kyo (1973 – 1979) có nhiều nội dung toàn diện hơn vòng đàm phấn Kenedy. Các bên tham gia GATT vẫn tiếp tục cố gắng cắt giảm thuế và kết quả của những cuộc đàm phán kéo dài này đã đem đến việc giảm thuế quan, trung bình đối với các sản phẩm công nghiệp xuống còn 4,7%. Thêm vào quan điểm truyền thống này là suốt Vòng đàm phán Tokyo những cố gắng nhằm giảm sự gia tăng các rào cản thương mại phi thuế bằng việc đưa ra các quy tắc và thủ tục đối với các biện pháp trợ cấp và đối kháng, các biện pháp chống phá giá, các rào cản kỹ thuật đối với thương mại, việc định giá hải quan và giấy phép nhập khẩu. Ngoài ra, các hiệp định nhiều bên về Mua sắm Chính phủ, về kinh doanh thịt gia súc có móng, các sản phẩm sữa và mảy bay dân dụng cũng được ký kết, ngay cả khi chỉ có một số ít các bên tham gia.

Các cuộc đàm phán thương mại đa phương chứng tỏ sự thành công trong việc cắt giảm mức thuế quan toàn cầu. Tuy vậy, ngay sau khi các nhà đàm phán vừa khép lại hồ sơ sau khi kết thúc Vòng Tokyo, các điều kiện và môi trường thương mại quốc tế đã trải qua sự biến đổi nhanh chóng.

3. Nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá và các giao dịch thương mại quốc tế

Nền kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá và các giao dịch thương mại quốc tế trở nên những hoạt động phức tạp. Cùng thời gian đó, việc kinh doanh dịch vụ luôn mở rộng kèm theo sự gia tăng các luồng giao dịch tài chính và đầu tư quốc tế. GATT cũ có từ năm 1947 thiếu biện pháp đê đưa ra cấc công cụ hiệu quả nhằm quản lý những xu thế này. Các lĩnh vực quan trọng như hàng dệt may và nông nghiệp còn nằm ngoài các luật lệ và sự trùng phạt bình thường của GATT, đó là mối quan tâm của số nước tham gia ngày một tăng. Chu kỳ kinh doanh đòi hỏi cần thiết phải giải quyết các khó khăn nảy sinh, và chính phủ các nước đã nhận thức rằng cần củng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa phương.

Cơ sở cho 8 vòng đàm phán đa phương là một hội nghị cấp Bộ trưởng của các bên tham gia GATT tại Geneva năm 1982, nhưng mãi đến năm 1986 một hiệp định về lịch trình đàm phán mới được thống nhất. Lịch trình này hầu như bao gồm tất cả các chính sách thương mại còn tồn đọng. Các cuộc đàm phán thương mại đa phương đã mở rộng sang cấc lĩnh vực mói như thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Vòng đàm phán Uruguay khởi đầu bằng cuộc họp cấp Bộ trưởng GATT năm 1986 tại Punta del Este – Uruguay, bao trùm phạm vi về thương mại và cấc quy tắc thương mại rộng hơn bất kỳ vòng đàm phán GATT nào trước đó. Một trong những kết quả quan trọng nhất của Vòng Uruguay sau một thời gian dài trì hoãn đã kết thúc bằng việc ký kết năm 1993 thành lập một tô chức quốc tế mói: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với một Ban Thư ký thường trực. Tổ chức mới này dự kiến tạo ra một vũ đài mới cho việc tiếp tục đàm phân thương mại toàn cầu. Ngoài vai trò của tổ chức này là một diễn đàn cho đàm phân thương mại đa phương, WTO giải quyết việc hành chính và hàng ngày vận hành các hiệp định khác nhau ký kết như một bộ phận của Văn kiện cuối cùng của Vòng Uruguay tại Marrakech trong tháng 4 năm 1994. WTO đem lại một cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, giám sát các chính sách thương mại quốc gia (cơ chế rà soát chính sách thương mại), trợ giúp kỹ thuật và đào tạo cho các nước đang phát triển và câc nền kinh tế chuyển đổi. Và như một đặc điểm mới quan trọng so với GATT, một sự hợp tác được thiết lập với các tổ chức quốc tế khác, đặc biệt với hai thể chế Bretton Woods khác là IMF và World Bank (IBRD).

Các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới cùng với các cam kết pháp lý của các thành viên bảo đảm khả năng dự đoán trước và cấc điều kiện cạnh tranh ổn định hơn. Kết quả của Vòng Uruguay là hệ thống GATT được củng cố vững chắc và phát triển nhiều mặt. Cấc cuộc đàm phán thuế quan truyền thống dẫn đến cắt giảm thuế quan trung bình là 33% trong khi ngành dệt may được bảo hộ mạnh bị đặt dưới các quy chế đa phương, kể cả khi việc “lập biểu thuế” hạn chế số lượng được thực hiện đầy đủ sau giai đoạn chuyển đổi 10 năm. Các vòng đàm phán Uruguay về nông nghiệp đề ra quy tắc rõ ràng và các cam kết riêng biệt từng quốc gia, đặc biệt về sự bảo hộ biên giới bằng việc định thuế theo hạn chế định lượng cũng như cam kết giảm trợ giúp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Các quy tắc thương mại đa phương cũng được mở rộng sang lĩnh vực thương mại dịch vụ và thương mại các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ.

Văn kiện cuối cùng của Vòng Uruguay bao gồm 29 văn bản pháp lý riêng biệt, bao gồm Hiệp định GATT 1994 và các hiệp định “liên đới” trong Phần I, cũng như Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) trong Phần II, Hiệp định các Khía cạnh liên quan đến Thương mại của Quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong Phần III, và 4 hiệp định nhiều bên trong Phần IV. Cũng có nhiều Quyết định, Tuyên bố và Bản ghi nhớ cấp Bộ trưởng liên quan đến hàng loạt chủ đề khác nhau từ thủ tục giải quyết tranh chấp mới đến việc giải thích Điều XXIV của GATT.

4. Một số phụ lục của Hiệp định

Phụ lục 2: Ghi nhớ về các quy tắc và thủ tục điểu chỉnh việc giải quyết tranh chấp

Phụ lục3: Cơ chế rà soát chính sách thương mại

Phụ lục 4: Các Hiệp định:

Hiệp định thương mại về Máy bay

Hiệp định về Mua sắm Chính phủ

Hiệp định Sữa Quốc tế

Hiệp định quốc tế về thịt gia súc

Các quyết định, các tuyên bố cấp Bộ

Ghi nhớ về các cam kết dịch vụ tải Không giống như GATT cũ trước đây vốn là một hiệp định đa phương mà không có bất kỳ nền tảng thể chế nào và không có ban thư ký tạm thời phục vụ, WTO là một tổ chức thường trực, quản lý và thực hiện cấc hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên trong WTO. Thành viên của WTO thường xuyên được bố sung, ba phần tư trong số này là các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế chuyển đổi. Ngược lại với GATT khi đó, bên ký kết lựa chọn chỉ là bên ký kết một số hiệp định riêng rẽ, được gọi là Quy tắc Vòng Tokyo, còn trong WTO, tất cả các nước tham gia đều bị ràng buộc bởi tất cả cấc hiệp định đa phương ký tại Vòng Uruguay. Điều này cũng áp dụng với những cam kết có tính ràng buộc trong chương trình thuế quan và dịch vụ. Tuy vậy, cũng giống như hệ thống GATT, vẫn có thể áp dụng cách đối xử đặc biệt và khấc nhau, dù được định nghĩa rõ ràng trong một số Hiệp định của WTO đối với các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyên đổi. Chỉ ngoại trừ các hiệp định nhiều bên về Mua sắm Chính phủ và Thương mại về Máy bay dân dụng.

5. Lĩnh vực, công việc chưa kết thúc của Vòng Uruguay

Trong một số lĩnh vực, phần công việc chưa kết thúc của Vòng Uruguay dự kiến sẽ hoàn thành trong cái gọi là “lịch trình lập sẵn”. Từ khi thành lập WTO, việc đàm phán về tự do hoá hơn nữa thương mại trong câc lĩnh vực như dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ tài chính đã kết thúc thành công. Một số thành viên WTO cũng ký kết một hiệp định về công nghệ thông tin (ITA) như là một nỗ lực hơn nữa để tự do thâm nhập thị trường, do vậy đáp ứng các yêu cầu của ngành công nghệ thông tin đang phát triển nhanh chóng. Các công việc liên quan đến những lĩnh vực mới như thương mại và đầu tư, thương mại và cạnh tranh hoặc sự minh bạch trong thông lệ mua sắm chính phủ được khởi đầu từ năm 1996 tại kỳ họp thứ 2 của Hội nghị các bộ trưởng WTO tại Singapore. Các thành viên WTO hy vọng sẽ bắt tay vào vòng đàm phán tự do hoá thương mại trong năm 2000, điều này đã được ghi trong Văn kiện cuối cùng của Vòng Uruguay, đặc biệt là Hiệp định về Nông nghiệp và Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ.

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.