1. Mở đầu vấn đề 

Hiệp ước WIPO về bản quyền (WCT) và Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT) thông qua tháng 10-1996 đã có hiệu lực. WTC vận dụng công ước Bécnơ vào thời đại kỹ thuật số. Người nắm quyền sở hữu có được sự bảo hộ pháp lý cho công trình của mình trong việc phân phối, thuê, thông báo cho công chúng và sẵn sàng dành cho công chúng. Các chương trình máy vi tính được hưởng sự bảo hộ giống như đối với các tác phẩm văn học và việc biên soạn dữ liệu (cơ sở dữ liệu) tạo nên sự sáng tạo trí tuệ cũng được bảo hộ như vậy. Hiệp ước còn có điều khoản về các biện pháp công nghệ, nghĩa là về sự bảo hộ của các phương cách chống sao chép, về thông tin quản lý điện tử các quyền này cũng như điều khoản về hiệu lực.

Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT) tiêu biểu cho sự cải tiến quan trọng trong lĩnh vực bảo hộ của người trình diễn và sản xuất ra chương trình ghi âm. Hiệp ước mới cho phép những người này được hưởng độc quyền về tái bản, phân phối, thuê và sẵn sàng đưa ra công chúng phần trình diễn và ghi âm. Họ còn có quyền được hưởng thù lao khi phát sóng truyền thông và trên mọi phương tiện thông tin khác cho công chúng vì mục đích thương mại đối với các chương trình ghi âm của mình. Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT) còn đề ra những điều khoản tương tự như nêu tại hiệp ước Hiệp ước WIPO về bản quyền (WCT) về các biện pháp công nghệ trong hệ thống quản lý các quyền này và hiệu lực của chúng.

Hiệp ước Bản quyền WIPO (WCT) là một hiệp định đặc biệt theo Công ước Berne liên quan đến việc bảo vệ các tác phẩm và quyền của các tác giả của chúng trong môi trường kỹ thuật số. Ngoài các quyền được Công ước Berne công nhận, họ còn được trao một số quyền kinh tế nhất định. Hiệp ước cũng đề cập đến hai vấn đề cần được bảo vệ bằng bản quyền : (i) các chương trình máy tính, bất kể phương thức hoặc hình thức thể hiện của chúng; và (ii) tổng hợp dữ liệu hoặc tài liệu khác (“cơ sở dữ liệu”).

 

2. Hiệp ước WIPO về bản quyền (WCT)

Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty – WCT) là một thỏa thuận đặc biệt theo qui định của Công ước Berne liên quan đến việc bảo vệ các tác phẩm và quyền của các tác giả trong môi trường kĩ thuật số. Ngoài các quyền được công nhận bởi Công ước Berne, họ còn được cấp một số quyền về kinh tế nhất định. 

Hiệp ước cũng đề cập đến hai vấn đề cần được bảo vệ bản quyền: (i) các chương trình máy tính, bất kể chúng được thể hiện dưới hình thức hoặc phương thức nào; và (ii) Các dữ liệu hoặc tư liệu khác (cơ sở dữ liệu). (Theo The World Intellectual Property Organization)

Để cải tổ hệ thống bảo hộ quyền tác giả cho phù hợp với sự phát triển của công nghệ kĩ thuật số và toàn cầu hoá nền kinh tế, cũng như để thoả mãn các qui định của Thoả ước TRIPS, WIPO đã tiến hành thông qua Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty – gọi tắt là WCT). 

 

Hiệp ước của WIPO về vấn đề quyền tác giả (WCT) đã được thông qua tại Geneva vào ngày 20 tháng 12 năm 1996.

Hiệp ước của WIPO bao gồm 25 điều, quy định những nội dung chính về vấn đề quyền tác giả và phạm vi bảo hộ quyền tác giả; một số quyền của chủ sở hữu quyền tác giả như quyền cho thuê, quyền phân phối, quyền truyền đat đến công chúng cũng như một số quy định về việc thực thi quyền.

Hiệp ước của WIPO tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền tác giả, góp phần hoàn thiện lại hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ.

 

– Về mục đích bảo hộ của quyền tác giả, Hiệp ước WCT nhấn mạnh quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức thể hiện ý tưởng, không bảo hộ nội dung ý tưởng. 

– Về đối tượng bảo hộ, Hiệp ước qui định các tác phẩm được bảo hộ bao gồm cả chương trình máy tính và cơ sở dữ liệu.

 – Về nội dung, một số quyền tác giả như quyền phổ biến tác phẩm, quyền cho thuê tác phẩm cũng được làm rõ. 

– Các nước thành viên được phép qui định các hành vi sử dụng hạn chế theo luật của nước mình, miễn không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường và lợi ích chính đáng của chủ sở hữu quyền tác giả. 

– Các nước thành viên còn phải bảo hộ “quyền quản lí thông tin” về tác giả, thí dụ như mã số băng đĩa nhạc, điều kiện sử dụng tác phẩm, .. 

Tên miền trên Internet (domain name) cũng được coi như một công cụ quản lí thông tin. Mọi hành vi sửa đổi thông tin về tác giả, hay lưu hành các tác phẩm bị sửa đổi thông tin đều bị coi là trái pháp luật.

 

 

4. Hiệp ước WIPO về Trình diễn và Ghi âm (WPPT)

Về nội dung chính của Hiệp ước bao gồm:

Chương I. Những quy định chung: quy định về mối quan hệ với các công ước khác; chủ thể hưởng bảo hộ theo hiệp ước và nguyên tắc đối xử quốc gia

Chương II. Các quyền của người biểu diễn: các quyền sao chép, quyền phân phối, quyền cho thuê…

Chương III. Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm: quyền sao chép, quyền phân phối, quyền cho thuê, quyền cung cấp bản ghi âm…

Chương IV. Các quy định chung: quy định về thời hạn bảo hộ; thủ tục hình thức; bảo lưu và những quy định về việc thi hành các quyền…

Chương V. Các điều khoản thi hành và các điều khoản cuối cùng

Hiệp ước này đã tạo cơ sở pháp lý để bảo hộ quyền biểu diễn và bản ghi âm, và góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế về sở hữu trí tuệ.

Theo đó:

– “Người biểu diễn” là diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công, và những người khác nhập vai, hát, đọc, ngâm, thể hiện, diễn xuất hoặc biểu diễn khác các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật hoặc những thể hiện tác phẩm văn học dân gian;

– “Bản ghi âm” là bản định hình các âm thanh biểu diễn hoặc các âm thanh khác, hoặc việc định hình sự tái hiện lại của các âm thanh, không phải dưới hình thức định hình gắn với tác phẩm điện ảnh hoặc tác phẩm nghe nhìn khác;[2]

– “Định hình” là sự biểu hiện các âm thanh, hoặc sự tái hiện lại biểu hiện này, từ đó các âm thanh có thể được cảm nhận, được sao chép hoặc truyền đạt qua một thiết bị nào đó.

– “Nhà sản xuất bản ghi âm” là cá nhân hoặc pháp nhân khởi xướng và có trách nhiệm đối với việc định hình lần đầu tiên những âm thanh biểu diễn hoặc những âm thanh khác, hoặc sự tái hiện lại của những âm thanh đó;

– “Công bố” buổi biểu diễn đã định hình hoặc bản ghi âm là việc đưa các bản sao của buổi biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm tới công chúng, với sự đồng ý của chủ sở hữu quyền, và với điều kiện là các bản sao được đưa tới công chúng với số lượng hợp lý;[3]

– “Phát sóng” là việc truyền bằng các phương tiện vô tuyến cho việc thu của công chúng các âm thanh, hoặc hình ảnh và âm thanh, hoặc sự tái hiện lại của nó; việc truyền như vậy qua vệ tinh cũng là “phát sóng”; việc truyền tín hiệu được mã hoá là “phát sóng” khi mà các phương tiện giải mã được cung cấp cho công chúng bởi hoặc với sự đồng ý của các tổ chức phát sóng này.

– “Truyền đạt tới công chúng” buổi biểu diễn hoặc bản ghi âm là truyền đến công chúng bằng bất kỳ phương thức nào ngoài phát sóng các âm thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh, hoặc tái hiện lại các âm thanh được định hình trong bản ghi âm. Trong Điều 15, “truyền đạt tới công chúng” bao gồm việc tạo ra các âm thanh hoặc  tái hiện lại âm thanh được định hình trong bản ghi âm có thể nghe thấy từ nơi công cộng.

 

5. Điều ước về quyền tác giả và quyền liên quan mà Việt Nam ký kết, tham gia

Các Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập có thể kể đến như công ước Berne (Bơn), công ước Geneva, Công ước Brussels…

Theo đó: 

– Công ­ước Bernevề bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 26/10/2004, hiện có 165 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu Trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ và Hiệp định Thư­ơng mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

– Công ước Genevavề bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6/7/2005, hiện có 77 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định Thư­ơng mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

– Công ­ước Brusselsvề phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 12/1/2006, hiện có 35 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định Thư­ơng mại giữa Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ;

– Công ­ước Romevề bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1/3/2007, hiện có 91 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả phối hợp với Vụ Các Điều ước quốc tế, Bộ Ngoại giao chuẩn bị thủ tục tham gia theo cam kết tại Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Liên Bang Thuỵ Sỹ về bảo hộ Sở hữu Trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ;

– Hiệp định Tripsvề những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, có hiệu lực tại Việt Nam ngày 11/1/2007, kể từ khi Việt Nam là thành viên của WTO, hiện có 157 quốc gia thành viên. Cục Bản quyền tác giả tham gia đàm phán gia nhập WTO.

=> Kết luận: Như vậy ta thấy rằng, từ năm 2004 đến nay, Việt Nam đã là thành viên của 5 Điều ước quốc tế đa phương về quyền tác giả, quyền liên quan.

Hiện nay còn Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT), có hiệu lực từ 6/3/2002; Hiệp ước của WIPO về cuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT), có hiệu lực từ 20/5/2002; Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn, thông qua ngày 24/6/2012, Việt Nam chưa tham gia.

 

 

Trên đây là nội dung Luật LVN Group sưu tầm và biên soạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng!

Luật LVN Group (Sưu tầm và biên tập).