1. Khái niệm về giao dịch bảo đảm

Biện pháp bảo đảm (BPBĐ) là công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa hành vi vi phạm của bên có nghĩa vụ, vừa bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của bên có quyền. Trong giao lưu dân sự, đặc biệt là trong quan hệ kinh doanh – thương mại, BPBĐ có vai trò rất quan trọng.

“BPBĐ thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp trong đó một bên sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình hoặc sử dụng uy tín của mình (gọi là bên bảo đảm) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của chủ thể khác (gọi là bên được bảo đảm)”. Các BPBĐ theo pháp luật Việt Nam chủ yếu có tính chất tài sản, trừ biện pháp tín chấp. Nhìn chung, pháp luật Việt Nam và pháp luật các nước khá tương đồng về khái niệm BPBĐ tuy có sự khác nhau trong việc sử dụng thuật ngữ. Theo hướng dẫn của UNCITRAL thì “Giao dịch bảo đảm (GDBĐ) là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Mặc dù việc chuyển nhượng tuyệt đối khoản phải thu không bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, nhưng để thuận tiện cho việc dẫn chiếu, GDBĐ bao gồm cả việc chuyển nhượng khoản phải thu”, trong đó lợi ích bảo đảm là một lợi ích tài sản gắn với một tài sản nhất định nhằm bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ nhất định. Theo pháp luật của Mỹ thì GDBĐ cũng là giao dịch xác lập lợi ích bảo đảm. Có thể thấy, “lợi ích bảo đảm” khá tương đồng với “BPBĐ”.

Pháp luật Việt Nam và pháp luật của các nước đều thừa nhận bên bảo đảm có quyền sử dụng tài sản bao gồm vật, giấy tờ có giá, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình.

2. Hợp đồng bảo đảm là gì?

Tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiên nghĩa vụ, hợp đồng bảo đảm được hiểu như sau:

Hợp đồng bảo đảm bao gồm hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng thế chấp tài sản, hợp đồng đặt cọc, hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ, hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu, hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.

Hợp đồng bảo đảm có thể là sự thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm hoặc thỏa thuận giữa bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm và người có nghĩa vụ được bảo đảm.

Hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp với quy định của pháp luật.

3. Một số loại hợp đồng bảo đảm

Theo Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định về thi hành bộ luật Dân sự về đảm bảo thực hiên nghĩa vụ, hợp đồng bảo đảm gồm các loại hợp đồng sau đây:

– Hợp đồng cầm cố tài sản;

– Hợp đồng thế chấp tài sản;

– Hợp đồng đặt cọc;

– Hợp đồng ký cược, hợp đồng ký quỹ;

– Hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

– Hợp đồng bảo lãnh hoặc hợp đồng tín chấp.

Đặc biệt, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định hợp đồng bảo đảm có thể được thể hiện bằng hợp đồng riêng hoặc là điều khoản về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hình thức giao dịch dân sự khác phù hợp.

4. Khái quát về nội dung hợp đồng bảo đảm

Năm 1999 pháp luật đã từng quy định, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản “có các nội dung chủ yếu”, bao gồm 6 nội dung (nghĩa vụ được bảo đảm; mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp, nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định; bên giữ tài sản cầm cố, thế chấp; quyền và nghĩa vụ của các bên; các trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp) và thứ 7 là “các thỏa thuận khác”. Với cách viết như vậy, nếu một giao dịch bảo đảm thiếu “các thỏa thuận khác” thì có thể dẫn đến tranh cãi bị coi như chưa có hợp đồng và là vô hiệu, vì thiếu “nội dung chủ yếu của hợp đồng là những điều khoản mà thiếu những điều khoản đó, thì hợp đồng không thể giao kết được”.

Nhưng kể từ Bộ luật Dân sự năm 2005 trở đi, pháp luật không còn quy định hợp đồng nói chung, hợp đồng bảo đảm nói riêng bắt buộc phải có những nội dung nào, mà chỉ quy định chung là “tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây”. Như vậy, trừ khi pháp luật có quy định cụ thể về điều khoản bắt buộc như hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm, còn các hợp đồng khác không cần biết có hay không có điều khoản chủ yếu (bắt buộc).

Ví dụ, giá trị của tài sản bảo đảm là một trong những nội dung trọng yếu của hợp đồng bảo đảm, nhưng theo hướng, dẫn của Bộ Tư pháp thì lại không nhất thiết phải ghi trong hợp đồng bảo đảm, trừ thế chấp nhà ở là phải ghi rõ, do phải thực hiện quy định tại Điều 114 “Điều kiện thế chấp nhà ở, Luật Nhà ở năm 2005. Và tiếp đó là sự khẳng định “Công chứng viên yêu cầu trong hợp đồng bảo đảm phải có điều khoản về giá trị của tài sản bảo đảm là không đúng với quy định của pháp luật”. Nếu như vậy, thì hợp đồng mua bán tài sản, nếu không ghi giá cả và giá trị thì cũng không trái với quy định của pháp luật?

Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, các bên tham gia hợp đồng bảo đảm có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng như đối với hợp đồng nói chung. Theo đó, hợp đồng bảo đảm có thể có các nội dung sau đây: tài sản bảo đảm (số lượng, chất lượng, trị giá); biện pháp và nghĩa vụ bảo đảm (đối tượng của hợp đồng); bên giữ tài sản bảo đảm; phương thức xử lý tài sản bảo đảm; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phương thức giải quyết tranh chấp.

Trị giá của tài sản bảo đảm do các bên thỏa thuận, trừ một số trường hợp pháp luật có quy định khác. Ví dụ, giá trị đối với quyền sử dụng đất thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được xác định theo quy định tại bảng khung giá đất do ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có tài sản, phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành có liên quan.

Nghị định số 104/2014/NĐ-CP ngày 14/11/2014 của Chính phủ “Quy định về khung giá đất” đã quy định gồm 11 khung giá đất, thấp nhất là 1.000 đồng/m2 đối với đất rừng sản xuất tại xã miền núi Vùng duyên hải Nam Trung bộ, cao nhất là 162 triệu đồng/m2 đối vói đất ở tại hai thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (đô thị đặc biệt).

Bảng khung giá đất thấp nhất và cao nhất

Đơn vị tính: nghìn đồng/m2

TT

Loại đất

Giá đất

Thấp nhất

Cao nhất

1

Đất trồng cây hằng năm.

5

250

2

Đất trồng cây lâu năm.

5

300

3

Đất rừng sản xuất.

1

190

4

Đất nuôi trồng thủy sản.

3

250

5

Đất làm muối.

5

142

6

Đất ở tại nông thôn.

15

29.000

7

Đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn.

16

23.200

8

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại.

900

17.400

9

Đất ở tại đô thi.

50

162.000

10

Đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.

32

129.000

11

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị.

24

97.200

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm, các bên cũng có thể thỏa thuận về việc xác định lại trị giá của tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm, nhất là các tổ chức tín dụng, có thể định giá lại tài sản bảo đảm để xem xét thỏa thuận bảo đảm tiền vay mới hoặc chỉ để phục vụ mục tiêu quản lý rủi ro. Chẳng hạn như Thông tư số 139/2015/TT- BTC và Thông tư số 10/2016/ TT-BTC quy định 4 trường hợp định giá lại tài sản bảo đảm tiền vay cho khoản vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và thế chấp tài sản để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh gồm: theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp (cổ phần hóa, bán hoặc chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp theo các hình thức khác); dùng tài sản để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Các quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm và biểu mẫu hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm không yêu cầu ghi giá trị tài sản bảo đảm và giá trị phần nghĩa vụ được bảo đảm. Như vậy, không có cơ sở pháp lý để thực hiện quy định “một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, nếu có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

5. Hiệu lực hợp đồng và hiệu lực đối kháng

Có hai loại hiệu lực khác nhau đối với các hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo đảm nói riêng, đó là hiệu lực đối với các bên giao kết hợp đồng và hiệu lực đối với người thứ ba, hay còn gọi là hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

Tuy nhiên, hệ thốhg pháp luật về biện pháp bảo đảm trước đây rất phức tạp, mâu thuẫn, nhầm lẫn, nhập nhằng, dẫn đến nhiều trường hợp không phân biệt được ý nghĩa pháp lý hoàn toàn khác biệt giữa hai thời điểm có hiệu lực khác nhau.

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Tương tự, hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác, như quy định việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

Đồng thời Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng quy định, biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán. Đây là một quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 nhằm bảo đảm tốt hơn quyền lợi của bên nhận bảo đảm.

Cụ thể, cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp cầm cố bất động sản và thế chấp tài sản thì việc cầm cố, thế chấp có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Những quy định trên đã rõ ràng và hợp lý hơn so với thời kỳ áp dụng quy định của hai Bộ luật Dân sự năm 1995 và năm 2005. Đồng thời, qua các quy định trên, có thể rút ra một số vấn đề pháp lý như sau:

Thứ nhất, cần phân biệt hai loại hiệu lực khác nhau của hợp đồng, là hiệu lực giữa các bên tham gia giao kết hợp đồng và hiệu lực đốĩ kháng với người thứ ba (có hiệu lực đối với người thứ ba). Điều này có nghĩa là, nếu không có người thứ ba tranh chấp về việc nhận tài sản bảo đảm, thì bên nhận bảo đảm vẫn được quyền xử lý tài sản, mà không phụ thuộc vào việc có hay không hiệu lực đối kháng với người thứ ba;

Thứ hai, về nguyên tắc, khi hợp đồng thế chấp đã được ký thì đã có hiệu lực vổi các bên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Còn hiệu lực đôi kháng với người thứ ba xuất hiện từ khi hợp đồng được đăng ký giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên các trường hợp dưới đây, thì hai loại hiệu lực của hợp đồng bảo đảm và hiệu lực đối kháng với người thứ ba lại trùng nhau;

Thứ ba, việc thế chấp tàu bay “có hiệu lực từ thời điểm được cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam” theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam;

Thứ tư, việc thế chấp quyền sử dụng đất “có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính” theo quy định của Luật đất đai;

Thứ năm, việc thế chấp nhà ở thì thồi điểm “có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng” theo quy định tại Luật Nhà ở;

Thứ sáu, “việc thế chấp tàu biển có hiệu lực sau khi được ghi trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam” theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam.

Một loạt quy định trên vân tiếp tục gây ra tình trạng bất cập nhiều năm nay. Đó là, dù chỉ có một ngưòi duy nhất nhận thế chấp nhà đất nhưng nếu không đăng ký thế chấp, thì cũng vẫn không được công nhận giá trị của giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp này, người đã tự nguyện cam kết đưa tài sản vào thế chấp, thậm chí đã công chứng hợp đồng thế chấp lại vẫn được giải phóng khỏi nghĩa vụ bảo đảm, vẫn có thể mang tài sản đó đi bán, trao đổi, tặng cho, định đoạt, vì theo các quy định trên thì hợp đồng thế chấp lại chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm nói chung và hợp đồng thế chấp nói riêng đối vỡi người thứ ba kể từ khi đăng ký thế chấp. Còn thời điểm cụ thể có hiệu lực của việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất là từ thời điểm Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào sổ địa chính hoặc kể từ thời điểm đã ghi nội dung đăng ký vào sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (đối với Văn phòng dâng ký đất đai chưa sử dụng Sổ địa chính điện tử). 

TT

Tài sản thế châ’p

Thời điểm có hiệu lực

Ghỉ chú

Của hợp đổng thế chấp

Đốì kháng với người thứ ba

1

Quyền sử dụng đất

Đăng ký vào sổ. địa chính

Đăng ký vào Sổ địa chính

Cùng một thời điểm

2

Nhà ở

Công chứng hoặc chứng thực

Đăng ký vào sổ địa chính

Khác thời điểm

3

Công trình xây dựng khác, vườn cây lâu nám, rừng

Ký kết

Đăng ký vào sổ địa chính

Khác thời điểm

4

Tàu bay

Ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay

Ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay

Cùng một thời điểm

5

Tàu biển

Ghi vào Sổ đăng ký tàu biển

Ghi vào Sổ đăng ký tàu biển

Cùng một thời điểm

6

Tài sản khác

Ký kết, trừ có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác

Nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm

Khác thời điểm

Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo đảm, có thể một trong các bên bảo đảm hoặc nhận bảo đảm (bên nhận cầm cố, thế chấp, đặt cọc, đặt cược, ký quỹ, bảo lãnh) bị thay đổi, thậm chí không còn nữa. Vậy, khi đó thì ai sẽ phải tiếp tục chịu trách nhiệm về nghĩa vụ bảo đảm? Đó chính là một loại rủi ro trong giao dịch bảo đảm, tuy nhiên vấn đề này cũng tương tự như đối với các hợp đồng nói chung. Việc thay đổi một hoặc các bên tham gia giao dịch bảo đảm không làm thay đổi thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba.

Cá nhân cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để bảo đảm nghĩa vụ dân sự cho người khác, nếu chết thì những người hưỏng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại (tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận), trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Pháp nhân là bên cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nếu do chĩa, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp nhân (tổ chức lại pháp nhân) mà dẫn đến việc chấm dứt hoạt động thì luôn có ít nhất 1 pháp nhân kế thừa trách nhiệm. Tuy nhiên, rất cần có sự thỏa thuận, cam kết rõ ràng trước và sau khi cải tổ pháp nhân để bảo đảm sự chắc chắn và thuận lợi hơn trong quá trình xử lý nghĩa vụ trả nợ.

Nghị định số 21/2021/NĐ-CP quy định, trường hợp bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thì thực hiện như sau:

Thứ nhất, bên bảo đảm là pháp nhân được tổ chức lại thông báo cho bên nhận bảo đảm về việc tổ chức lại pháp nhân trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi;

Thứ hai, các bên thỏa thuận về việc kế thừa, thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm và giao dịch bảo đảm trong quá trình tổ chức lại pháp nhân; nếu không thỏa thuận được thì bên nhận bảo đảm có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn; nếu không yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn thì giải quyết như sau:

(1) Trong trường hợp chia pháp nhân thì các pháp nhân mới phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;

(2) Trong trường hợp tách pháp nhân thì pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách phải liên đới thực hiện giao dịch bảo đảm;

(3) Trong trường hợp hợp nhất, sáp nhập thì pháp nhân hợp nhất, pháp nhân sáp nhập phải thực hiện giao dịch bảo đảm;

(4) Trong trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp, chuyển đổi công ty nhà nước thì doanh nghiệp được chuyển đổi phải thực hiện giao dịch bảo đảm.

Thứ ba, đối với giao dịch bảo đảm được ký kết trước khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hoặc chuyển đổi pháp nhân, mà vẫn còn hiệu lực thì các bên không phải ký kết lại giao dịch bảo đảm đó khi tổ chức lại pháp nhân.

Đối với giao dịch bảo đảm đã đăng ký thì pháp nhân mới xuất trình văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức lại pháp nhân để thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định của pháp luật.

Riêng trường hợp chấm dứt tồn tại hoàn toàn pháp nhân bằng việc giải thể hoặc phá sản pháp nhân thì không có pháp nhân nào chịu trách nhiệm kế thừa pháp nhân bị giải thể, phá sản. Tuy nhiên, về nguyên tắc pháp nhân giải thể phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm. Và pháp nhân là bên bảo đảm, nếu bị phá sản thì tài sản bảo đảm sẽ được xử lý để trả nợ bên nhận bảo đảm.

Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị khác phụ thuộc pháp nhân chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể hay chấm dứt hoạt động thì trách nhiệm vẫn hoàn toàn thuộc về pháp nhân.