Kính chào công ty Luật LVN Group, tôi có thắc mắc về trợ cấp xã hội mong nhận được giải đáp từ Luật sư của LVN Group. Trong thôn tôi có nhà bị cháy rụi, nghe trưởng thôn nói thì sẽ được nhà nước hỗ trợ một khoản tiền để làm lại nhà. Vậy, Luật sư của LVN Group cho tôi hỏi chính sách hỗ trợ này được quy định ở đâu và mức hỗ trợ cho hộ cháy nhà là bao nhiêu? Rất mong nhận được phản hồi tư Luật sư của LVN Group. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người hỏi: Văn Mai – Tuyên Quang

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của Công ty luật LVN Group

>> Luật sư tư vấn pháp luật Dân sự, gọi:  1900.0191

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận Luật sư của LVN Group tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ Luật sư của LVN Group của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý: 

– Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 (sửa đổi năm 2020)

– Nghị định 20/2021/NĐ-CP

1. Cháy nhà được nhà nước hỗ trợ tiền làm nhà bao nhiêu?

Hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở là chính sách hỗ trợ thuộc trợ giúp xã hội khẩn cấp. Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:

1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ.

2. Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở với mức tối thiểu 30.000.000 đồng/hộ.

3. Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở với mức tối thiểu 20.000.000 đồng/hộ.

Theo quy định này, chính sách hỗ trợ áp dụng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở với mức tối thiểu 40.000.000 đồng/hộ. 

2. Thủ tục đề nghị hỗ trợ làm nhà ở do bị cháy

Tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 20/2021/NĐ-CP hướng dẫn về thủ tục xem xét hỗ trợ làm nhà ở, sửa chữa nhà ở thực hiện theo quy định sau đây:

a) Hộ gia đình có Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Trình tự xem xét hỗ trợ về nhà ở thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

Theo đó, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định sau đây:

– Hộ gia đình điền thông tin vào tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở theo mẫu gửi cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của hộ gia đình có nhà bị cháy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

– Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

– Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

– Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

3. Trường hợp nào được hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ ngân sách nhà nước

Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 20/2021/NĐ-CP về hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước thì:

– Hỗ trợ 15 kg gạo/người/tháng trong thời gian 01 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ đối với các đối tượng thuộc hộ thiếu đói dịp Tết âm lịch. Hỗ trợ không quá 3 tháng cho mỗi đợt hỗ trợ cho đối tượng thiếu đói do thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác từ nguồn lực của địa phương và nguồn dự trữ quốc gia.

– Hỗ trợ nhu yếu phẩm thiết yếu: Đối tượng có hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng khác mà mất nhà ở và không có khả năng tự bảo đảm các nhu cầu thiết yếu thì được xem xét hỗ trợ từ nguồn lực huy động hoặc nguồn dự trữ quốc gia: lều bạt, nước uống, thực phẩm, chăn màn, xoong nồi, chất đốt, xuồng máy và một số mặt hàng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu trước mắt, tại chỗ.

4. Thủ tục đề nghị hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu

Thủ tục hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu như sau:

a) Trưởng thôn, bản, phum, sóc, ấp, cụm, khóm, tổ dân phố (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) lập danh sách hộ gia đình và số người trong hộ gia đình thiếu đói, thiếu nhu yếu phẩm thiết yếu cần hỗ trợ theo các Mẫu số 5a và 5b ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Trưởng thôn chủ trì hợp với đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét các trường hợp hộ gia đình, số người trong hộ gia đình thiếu đói, nhu yếu phẩm thiết yếu trong danh sách và hoàn thiện, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

c) Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định cứu trợ ngay những trường hợp cấp thiết. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội;

d) Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hỗ trợ;

đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định hỗ trợ. Trường hợp thiếu nguồn lực thì có văn bản đề nghị trợ giúp gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính;

e) Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu nguồn lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính;

g) Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời gửi Bộ Tài chính thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định xuất cấp hàng dự trữ quốc gia;

h) Khi nhận được hỗ trợ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện ngay việc trợ giúp cho đối tượng bảo đảm đúng quy định;

i) Kết thúc mỗi đợt hỗ trợ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo kết quả hỗ trợ.

5. Chính sách hỗ trợ chi phí mai táng

Nghị định 20/2021/NĐ-CP có chính sách hỗ trợ chi phí mai táng. Theo đó, tại Điều 14 có quy định như sau:

– Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí mai táng với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

– Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết nêu trên do không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng thì được xem xét, hỗ trợ chi phí mai táng theo chi phí thực tế, tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội.

Thủ tục hỗ trợ chi phí mai táng thực hiện theo quy định sau đây:

– Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và giấy báo tử của người chết hoặc xác nhận của công an cấp xã đối với trường hợp không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã;

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định. Trường hợp thiếu kinh phí thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

6. Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở

>>> Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 15 Nghị định số…..)

KÊ KHAI CỦA H GIA ĐÌNH

1. Họ và tên người đại diện (Viết chữ in hoa): ……………………………………………………….

Ngày/tháng/năm sinh: …./ …../ …… Giới tính: …………….. Dân tộc: …………………………

Giấy CMND số: ………………….. Cấp ngày ………………… Nơi cấp …………………………

2. Hộ khẩu thường trú của hộ: …………………………………………………………………………..

3. Số người trong hộ …người. Trong đó: Người trong độ tuổi lao động … người

4. Hoàn cảnh gia đình (Ghi cụ thể có thuộc hộ nghèo, cận nghèo, khó khăn kinh tế hay không)

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

5. Tình trạng nhà ở trước khi thiên tai xảy ra (Ghi cụ thể loại nhà, mức độ sử dụng);

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

6. Tình trạng thiệt hại về nhà ở (Ghi cụ thể đã đổ sập, trôi, cháy hoàn toàn, phải di rời nhà ở khẩn cấp, hư hỏng nặng):

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

7. Tình trạng nhà ở hiện nay của hộ:

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những thông tin trên là đúng sự thật, nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

Ngày… tháng…. năm…..
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) …….. là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm …
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

7. Mẫu tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng

>>> Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ CHI PHÍ MAI TÁNG

(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại Điều 5, khoản 1 Điều 14 Nghị định số….)

I. THÔNG TIN NGƯỜI CHẾT ĐƯỢC MAI TÁNG (Nếu có)

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa). ……………………………………………………………………………

Ngày/tháng/năm sinh: …../ ……/……. Giới tính: …………….. Dân tộc: ……………………….

2. Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

3. Ngày ……… tháng ………….. năm ………….. chết

4. Nguyên nhân chết ………………………………………………………………………………………..

5. Thời gian mai táng ……………………………………………………………………………………….

6. Địa điểm mai táng ……………………………………………………………………………………….

II. THÔNG TIN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN ĐỨNG RA MAI TÁNG CHO NGƯỜI CHẾT

1. Trường hợp cơ quan, tổ chức đứng ra mai táng

a) Tên cơ quan, tổ chức: ………………………………………………………………………………….

– Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………….

b) Họ và tên người đại diện cơ quan: ………………………………………………………………….

– Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………….

2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đứng ra mai táng

a) Họ và tên (Chủ hộ hoặc người đại diện). ……………………………………………………………

Ngày/tháng/năm sinh: …………/ …………/ ……………

Giấy CMND số: …………..……… cấp ngày ………………….. Nơi cấp ………………………..

b) Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………….

Nơi ở: ………………………………………………………………………………………………………….

c) Quan hệ với người chết: ……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng, nếu có điều gì khai không đúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày……. tháng…..năm…
Người khai
(Ký, ghi rõ họ tên. Nếu cơ quan, tổ chức thì ký, đóng dấu)

 

XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ

Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) ……………….. là đúng.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN HỒ SƠ
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm …
CHỦ TỊCH
(Ký tên, đóng dấu)

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật LVN Group