Theo Văn bản hợp nhất nghị định số 02/VBHN-BXD ngày 20-07-2018 của Bộ Xây dựng về quản lý dự án đầu tư xây dựng, quy định như sau:
Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế tới cơ quan chuyên môn về xây dựng để thẩm định, gồm:
1. Tờ trình thẩm định thiết kế theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
2. Thuyết minh thiết kế, các bản vẽ thiết kế, các tài liệu khảo sát xây dựng liên quan.
3. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo hồ sơ thiết ke cơ sở được phê duyệt hoặc phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựrig công trình, trừ công trình nhà ở riêng lẻ.
4. Bản sao hồ sơ về điều kiện năng lực của các chủ nhiệm, chủ trì khảo sát, thiết kế xây dựng công trình; văn bản thẩm duyệt phòng cháy chữa cháy, báo cáo đánh giá tác động môi trường (nếu có).
5. Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với quy định hợp đồng.
6. Dự toán xây dựng công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách.
Luật LVN Group phân tích, diễn giải quy định pháp lý trên như sau:
Việc đẩy nhanh giải ngân đầu tư công trong năm 2022, thì việc phát triển cơ sở hạ tầng sẽ được triển khai nhanh chóng. Cái khó của các dự án đầu tư xây dựng chính là cơ chế, chính sách pháp lý mà các nhà đầu tư khó đáp ứng. Vậy theo quy định mới thì hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng có sự thay đổi như thế nào?
1. Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng.
– Thiết kế kỹ thuật là thiết kế cụ thể hóa thiết kế cơ sở. Sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng. Là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.
– Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình. Bản vẽ thi công thường được sử dụng trong các công trình xây dựng nhà ở, văn phòng hoặc chung cư hay các tòa nhà lớn, đường xá, … Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình thiết kế của một công trình xây dựng.
– Thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công là các thiết kế hay các bản vẽ quan trọng trong bước đầu xây dựng. Việc thiết lập thiết kế bản vẽ hoàn chỉnh không chỉ giúp quá trình thực hiện, thi công diễn ra dễ dàng. Việc làm này còn giúp giải quyết vấn đề tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho việc kiểm tra, giám sát công trình chi tiết, dễ dàng.
– Cơ sở để thực hiện thiết lập bản vẽ thi công:
+ Căn cứ vào quyết định phê duyệt dự án hoặc dựa vào yêu cầu của chủ đầu tư;
+ Kết hợp cùng với danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn để áp dụng. Đồng thời, người lập bản vẽ cần tìm hiểu kỹ các thông tin, tài liệu về điều kiện tự nhiên, khảo sát xây dựng nhằm phục vụ cho việc thiết kế.
– Hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công được quy định tại khoản 3 Điều 37 của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03 tháng 3 năm 2021 quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
+ Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục I của Nghị định số 15/2021/NĐ-CP
+ Các văn bản pháp lý kèm theo, gồm: quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình kèm theo Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt; văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng của Nhà thầu tư vấn thẩm tra được chủ đầu tư xác nhận (nếu có yêu cầu); văn bản thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy, kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu) và các văn bản khác có liên quan;
Thủ tục về phòng cháy chữa cháy được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, song phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo thẩm định;
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư phê duyệt; hồ sơ thiết kế xây dựng của bước thiết kế xây dựng trình thẩm định;
+ Mã số chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế xây dựng, nhà thầu thẩm tra; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng, chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra, giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài (nếu có);
+ Đối với các công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu thẩm định dự toán xây dựng;
+ Dự toán xây dựng, các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định dự toán xây dựng, báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có).
– Trong đó các tài liệu khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng:
+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được chủ đầu tư nghiệm thu, xác nhận;
+ Hồ sơ thiết kế xây dựng bao gồm thuyết minh và bản vẽ;
+ Dự toán xây dựng đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công.
– Việc thẩm định sẽ giúp tìm ra được những lỗi sai so với yêu cầu của hệ thống kỹ thuật. Giúp hạn chế những hệ quả đáng tiếc sau này.
– Hồ sơ trình thẩm định phải đảm bảo tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định phải hợp lệ theo quy định của pháp luật, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng (nếu có) cần tuân thủ quy định theo pháp luật về kiến trúc.
2. Thẩm quyền thẩm định dự toán thiết kế bản vẽ thi công triển khai sau thiết kế cơ sở?
– Căn cứ Điều 35 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở như sau:
+ Chủ đầu tư tổ chức thẩm định hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bô sung năm 2020.
+ Trong quá trình thẩm định, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm phù hợp tham gia thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở.
– Việc thẩm tra thiết kế xây dựng đối với công trình xây dựng được quy định như sau:
+ Trong quá trình thẩm định, trường hợp báo cáo kết quả thẩm tra chưa đủ cơ sở để kết luận thẩm định, cơ quan chuyên môn về xây dựng được quyền yêu cầu bổ sung, hoàn thiện báo cáo kết quả thẩm tra.
+ Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với chủ đầu tư và với các nhà thầu tư vấn lập thiết kế xây dựng.
+ Nội dung Báo cáo kết quả thẩm tra quy định tại mẫu số 05 Phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP. Các bản vẽ được thẩm tra phải được đóng dấu theo quy định tại mẫu số 08 phụ lục I Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi, mọi thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ số Hotline 1900.0191 để được tư vấn. Xin chân thành cảm ơn!