Luật sư tư vấn:
1. Cơ sở pháp lý về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
– Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004
– Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi năm 2014
– Thông tư 48/2015/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa
2. Phương tiện thủy nội địa là gì?
Phương tiện thuỷ nội địa là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa. (khoản 7 Điều 3 Luật giao thông đường thủy nội địa 2004)
3. Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện
Nội dung công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa gồm:
1. Thẩm định hồ sơ thiết kế và tài liệu hướng dẫn của tàu.
2. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi là kiểm tra), cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện nhập khẩu.
3. Kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận cho sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện.
4. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi.
5. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa cho phương tiện trong quá trình hoạt động.
6. Đo đạc xác định trọng tải toàn phần và dung tích của phương tiện.
7. Đo đạc xác định mạn khô và vạch dấu mớn nước an toàn của phương tiện.
8. Sao và thẩm định mẫu định hình; thẩm định thiết kế thi công, thiết kế hoàn công cho phương tiện.
4. Hồ sơ, quy trình thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn phương tiện thủy nội địa
Hồ sơ và quy trình thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn phương tiện thủy nội địa được hướng dẫn tại Thông tư 48/2015/TT-BGTVT. Cụ thể như sau:
4.1. Hồ sơ đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
Đối với thẩm định thiết kế đóng mới, hoán cải, sửa đổi, lập hồ sơ, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện. Đối với hồ sơ thiết kế do đơn vị thiết kế nước ngoài thiết kế hoặc chủ phương tiện là người nước ngoài hoặc thiết kế phương tiện đóng ở Việt Nam để xuất khẩu thì ngôn ngữ sử dụng trong thuyết minh, bản tính phải là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, còn ngôn ngữ sử dụng trong bản vẽ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Đối với thiết kế lập hồ sơ của phương tiện đã đóng trong nước mà không có sự giám sát của đăng kiểm, ngoài các giấy tờ phải nộp quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải trình: Hợp đồng đóng mới phương tiện hoặc các giấy tờ chứng minh phương tiện là tài sản hợp pháp của chủ phương tiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của tài sản đó.
Đối với thẩm định thiết kế mẫu định hình, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục III của Thông tư này;
b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.
Đối với sao và thẩm định mẫu định hình, hồ sơ bao gồm 01 bản chính Giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Đối với thẩm định thiết kế phương tiện nhập khẩu, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện và các tài liệu kỹ thuật của tổ chức nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có). Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
c) Hồ sơ xác định tuổi của phương tiện;
d) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu (đối với trường hợp phương tiện đã nhập khẩu về Việt Nam).
Đối với thẩm định thiết kế sản phẩm công nghiệp, hồ sơ bao gồm:
a) Trường hợp sản phẩm công nghiệp được sản xuất, chế tạo trong nước, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm;
b) Trường hợp sản phẩm công nghiệp nhập khẩu, hồ sơ nộp bao gồm: 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này; 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật nước ngoài cấp cho phương tiện (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho sản phẩm. Các thuyết minh và bản tính của hồ sơ thiết kế phải sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh có kèm theo bản dịch bằng tiếng Việt, các bản vẽ có thể sử dụng ngôn ngữ là tiếng Việt hoặc tiếng Anh; tờ khai hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Đối với thẩm định thiết kế chuyển đổi tàu biển thành phương tiện thủy nội địa, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 03 bản chính hồ sơ thiết kế gồm bản tính, bản vẽ, thuyết minh và các tài liệu kỹ thuật (nếu có) theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho phương tiện.
Đối với thẩm định tài liệu hướng dẫn, hồ sơ bao gồm:
a) 01 bản chính Giấy đề nghị thẩm định tài liệu hướng dẫn theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này;
b) 03 bản chính hồ sơ tài liệu hướng dẫn.
4.2. Trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn
– Tổ chức, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị thẩm định nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền.
– Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ; trường hợp hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp trực tiếp) hoặc hướng dẫn hoàn thiện trong 02 (hai) ngày làm việc đối với trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính và hình thức phù hợp khác; nếu hồ sơ đầy đủ thì hẹn thời gian trả kết quả.
– Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị theo quy định:
+ Trong thời hạn 20 ngày làm việc đối với thiết kế loại phương tiện đóng bằng vật liệu mới, công dụng mới hoặc các phương tiện hoạt động tuyến vận tải đường thủy nội địa ven biển, từ bờ ra đảo, giữa các đảo; phương tiện chở khí hóa lỏng, chở xô hóa chất nguy hiểm, tàu dầu có nhiệt độ chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 60 °C, có trọng tải toàn phần từ 500 tấn trở lên; tàu khách cao tốc, tàu đệm khí; nhà hàng nổi, khách sạn nổi, tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, tàu chở khách có sức chở từ 100 khách trở lên;
+ Trong thời hạn 5 ngày làm việc đối với thiết kế không phải là loại kể trên và tài liệu hướng dẫn;
Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế, tài liệu hướng dẫn; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo mẫu quy định tại Thông tư số 15/2013/TT-BGTVT, cấp Thông báo thẩm định tài liệu hướng dẫn/thiết kế theo mẫu quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để khắc phục các tồn tại.
– Đối với các hồ sơ thiết kế đã khắc phục các tồn tại theo thông báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền, kể từ ngày nhận hồ sơ thiết kế đã khắc phục, trong thời hạn 02 ngày làm việc hoàn thành thẩm định hồ sơ thiết kế; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế; nếu không đạt thì thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân để hoàn thiện lại.
Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn nộp phí và lệ phí theo quy định và có thể nhận kết quả trực tiếp tại Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc đơn vị đăng kiểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam ủy quyền hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác.
5. Mẫu giấy đề nghị thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn phương tiện thủy nội địa
>>> Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. |
………….., ngày … tháng … năm … |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ / TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN / SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP
Kính gửi: …………………………………………………
Đơn vị đề nghị thẩm định:………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ………………………… Số Fax: ……………………………………………………………
Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm thẩm định thiết kế sau:
Tên tàu, tên sản phẩm, tài liệu hướng dẫn/Ký hiệu thiết kế: …………………………………………..
Loại thiết kế(*): ………………………………………………………………
Tên tàu, tên sản phẩm/ký hiệu thiết kế ban đầu (**): …………./……………………………………….
Số ĐKHC/ Số Đăng kiểm (**): ……………..……./…………………………………………………………
Nội dung thiết kế: ………………………………………………………………………………………………..
Dùng cho thiết kế phương tiện có:
Chiều dài (Lmax/L): …………. (m); Chiều rộng: (Bmax/B): …………………………………………… (m);
Chiều cao mạn (D): ………… (m); Chiều chìm (d): …………………………………………………. (m);
Tổng dung tích (GT): ……………; Trọng tải TP/Lượng hàng: ………………………………….. (tấn);
Số lượng thuyền viên: …… (người); Số lượng hành khách/người khác: ………/……… (người);
Máy chính (số lượng, kiểu, công suất): …………………………………………………………………… ;
Kiểu và công dụng của tàu: …………………………………………………………………………………. ;
Cấp thiết kế dự kiến: …………………….; Vùng hoạt động: …………………………………………..
Chủ sử dụng thiết kế: …………………………………………………………………………………………..
Địa chỉ chủ sử dụng thiết kế: ………………………………………………………………………………….
Nơi dự kiến thi công: ……………………………………………………………………………………………
Số lượng thi công: ………………………………………………. (chiếc)
|
Đơn vị đề nghị |
(*) Điền loại thiết kế, ví dụ: “Đóng mới”, “hoán cải”, “sửa đổi”, “tài liệu hướng dẫn”, “sản phẩm công nghiệp”.
(**) Áp dụng cho thiết kế hoán cải, sửa đổi.
6. Mẫu giấy đề nghị thẩm định mẫu định hình phương tiện thủy nội địa
>>> Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT
Đơn vị đề nghị thẩm định mẫu |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
, ngày tháng năm 20 |
GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH MẪU ĐỊNH HÌNH
Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Đơn vị đề nghị thẩm định mẫu: ……………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Đơn vị xây dựng mẫu: ………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định mẫu định hình có thông số kỹ thuật như sau:
Kiểu và công dụng của phương tiện: ……………………………………………………………………….
Vật liệu thân tàu: …………………………………………………………………………………………………
Chiều dài thiết kế từ: …………………………… (m); đến: …………………………………………….. (m)
Chiều rộng thiết kế từ: …………………………. (m); đến: …………………………………………….. (m)
Chiều cao mạn từ: ……………………………… (m); đến: …………………………………………….. (m)
Chiều chìm từ: …………………………………… (m); đến: …………………………………………….. (m)
Trọng tải toàn phần từ: ……………………….. (tấn); đến: ……………………………………………….. (tấn)
Số lượng khách từ: …………………………. (người); đến: (người)
Kiểu lắp đặt máy chính: …………….; Công suất từ: ………….…. đến …………….. (sức ngựa)
Vùng hoạt động: …………………………………………………………………………………………………
Nơi nhận: |
ĐƠN VỊ ĐỀ NGHỊ |
7. Mẫu giấy đề nghị sử dụng mẫu định hình phương tiện thủy nội địa
>>> Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 48/2015/TT-BGTVT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
…………, ngày……..tháng……năm…….
GIẤY ĐỀ NGHỊ SỬ DỤNG MẪU ĐỊNH HÌNH PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI ĐỊA
Kính gửi: …………………………………….
Tên người đề nghị sử dụng mẫu: ……………………………………………………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………..
Số chứng minh nhân dân/Mã số thuế: ………………………………………….. /………………………..
Số điện thoại: ……………………………………. Số Fax: ………………………………………………….
Đề nghị Cơ quan Đăng kiểm sao và thẩm định thiết kế mẫu phương tiện thủy nội địa để:
Đóng mới phương tiện: £
Lập hồ sơ cho phương tiện: £
Hoán cải cho phương tiện: £
Có các thông số như sau:
Chiều dài (Lmax/L): ……../……..(m); Chiều rộng: (Bmax/B): ……./…………………………………. (m);
Chiều cao mạn (D): ……………….(m); Chiều chìm (d): …………………………………………… (m);
Trọng tải toàn phần: …………..(tấn); Số lượng hành khách/người khác: ……………./. (người);
Vật liệu thân tàu: …………………………………………………………………………………………………
Ký hiệu máy chính: ……………..; Công suất máy chính: ………………………………. (sức ngựa);
Kiểu lắp đặt: ………………………………………………………………………………………………………
Vùng hoạt động: …………………………………………………………………………………………………
Đơn vị dự kiến thi công: ……………………………………………………………………………………….
Số lượng thi công: ……………………………………………….. (chiếc)
Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.
|
Đơn vị (cá nhân) đề nghị |
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về hồ sơ, trình tự thẩm định thiết kế, tài liệu hướng dẫn phương tiện thủy nội bộ theo quy định pháp luật hiện hành. Bạn đọc có vướng mắc pháp lý trong bất kỳ lĩnh vực nào vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.0191 để được giải đáp nhanh nhất!