1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu
Trong 75 năm hình thành và phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam (đặc biệt trong thời kỳ 35 nàm kể từ khi pháp luật hình sự nước nhà đã pháp điển hóa vớ 03 Bộ luật Hình sự (năm 1985, 1999 và 2015)) đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau liên quan đến các quy phạm của Phần chung và Phần riêng của pháp luật hình sự, nhưng rõ ràng là cho đến hiện nay vẫn còn thiếu các công trình nghiên cứu khoa học phân tích và lý giải sâu những vấn đề về kỹ thuật lập pháp hình sự.
Thực tế này xuất phát từ việc hai chế định lỗi (1) và nhiều (đa) tội phạm (2) là hai chế định khó và phức tạp của pháp luật hình sự. Cùng với đó, những vấn đề học thuật về kỹ thuật lập pháp hình sự cũng là một phạm trù pháp lý có nhiều quan điểm khác nhau trong lý luận và cả trong thực tiễn của các luật gia hình sự học nước nhà. Bởi lẽ, trong khoa học luật hình sự thì phạm trù “kỹ thuật lập pháp” bao gồm một hệ thống những vấn đề học thuật rất đa dạng, phong phú, rộng lớn và phức tạp, liên quan đến việc nhận thức về một loạt đốì tượng nghiên cứu khác nhau thuộc phạm trù này. Chẳng hạn, ngay bản thân phạm trù “kỹ thuật lập pháp hình sự” trong khoa học luật hình sự cũng chứa đựng những vấn đề học thuật phức tạp như:
1) Vai trò và ý nghĩa của kỹ thuật lập pháp đốĩ với việc soạn thảo các văn bản lập pháp hình sự (nói riêng) của các cơ quan lập pháp hay các văn bản pháp luật hình sự (nói chung) của các cơ quan hành pháp và tư pháp trong bộ máy quyền lực nhà nước như thế nào?
2) Hệ thống các nguyên tắc của lập pháp hình sự trong nhà nước pháp quyền, cũng như hệ thống các tiêu chí cơ bản tối thiểu, bắt buộc và được thừa nhận chung về kỹ thuật lập pháp trong nhà nước pháp quyền bao gồm những nội dung nào?
3) Kỹ thuật lập pháp trong quá trình soạn thảo các điều khoản của hệ thống pháp luật hình sự thực định thuộc Phần chung hay Phần riêng Bộ luật Hình sự được thể hiện ra sao?
4) Kỹ thuật lập pháp trong việc xây dựng cấu trúc của hệ thống những vấn đề thuộc Phần chung hay Phần riêng các bộ luật Hình sự ra sao?…
2. Phạm vi nghiên cứu
Vì sự cần thiết đã phân tích ở trên, trong phạm vi nghiên cứu 75 năm hình thành và phát triển hệ thống pháp luật hình sự, trên cơ sở phân tích kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định hiện hành trong Phần chung Bộ luật Hình sự năm 2015, chúng ta sẽ đưa ra một số quan điểm phân tích khoa học những vấn đề học thuật mang tính định hướng trong việc tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai. Tuy nhiên, ngay cả trong phạm vi nghiên cứu về định hướng tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật lập pháp hệ thống pháp luật hình sự thực định trong Phần chung Bộ luật Hình sự tương lai được đề xuất, chúng tôi cũng chỉ có thể đề cập những vấn đề thuộc phạm trù “kỹ thuật lập pháp” hình sự mà theo quan điểm là cơ bản và quan trọng hơn cả.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
Trong giai đoạn cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam “của dân, do dân và vì dân” theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 (khoản 1 Điều 2) thì việc nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề học thuật về định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự thực định nước ta hiện hành có ý nghĩa quan trọng trên cả ba bình diện về mặt lý luận, lập pháp và thực tiễn đã được thừa nhận chung của việc nghiên cứu luật hình sự.
Về mặt thực tiễn, sự cần thiết của việc nghiên cứu những vấn đề học thuật về hoàn thiện pháp luật hình sự nước ta là không thể nghi ngờ. Bởi lẽ, chính thực tiễn của việc soạn thảo và thông qua Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã cho thấy, mặc dù được thông qua vào ngày 27/11/2015 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2016 theo Nghị quyết số 109/2015/QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội nhưng vì có nhiều lỗi về kỹ thuật lập pháp nên Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bị tạm lùi thời hạn thi hành lại để sửa đổi, bổ sung và Bộ luật này chỉ thực sự có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018.
Về mặt lập pháp, việc phân tích các quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 cho thấy, Bộ luật này vẫn còn một số nhược điểm nhất định về kỹ thuật lập pháp. Đây là những nhược điểm vốn đã tồn tại từ gần 20 năm trước trong Bộ luật Hình sự năm 1999. Tuy nhiên, khi soạn thảo và thẩm định Bộ luật Hình sự năm 2015 (cũng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015) thì những nhược điểm về kỹ thuật lập pháp đó vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chú ý cần thiết để sửa chữa hay khắc phục một cách thỏa đáng và toàn diện, nhất là trong hệ thống Phần chung. Những nội dung này cần có sự nhận thức một cách khoa học, trung thực, thẳng thắn và công khai.
Thêm vào đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 được thông qua, chưa kịp đưa vào thi hành đã bị tạm dừng lại để sửa đổi, bổ sung vì có nhiều sai sót về kỹ thuật lập pháp, đang đặt ra trước nền khoa học luật hình sự nước nhà một nhiệm vụ cấp bách đó là: các nhà khoa học, luật gia hình sự học cần phải nghiên cứu làm sáng tỏ được một cách thuyết phục những vấn đề học thuật về kỹ thuật lập pháp hình sự nhằm góp phần hoàn thiện tốt hơn nữa hoạt động lập pháp hình sự nói chung và hệ thống pháp luật hình sự thực định nói riêng của Việt Nam để sao cho Bộ luật hình sự trong tương lai sẽ tránh được sự hy hữu như đã nêu.
Mặt khác, mặc dù từ cuối năm 2015, thực tiễn lập pháp hình sự đối với Bộ luật Hình sự năm 2015 đã đặt ra nhu cầu cấp bách và quan trọng trong việc soạn thảo những vấn đề học thuật lập pháp hình sự, nhưng cũng do tính chất rộng lớn, đa dạng và phức tạp của những vấn đề học thuật về hoàn thiện pháp luật hình sự thực định nên từ trước đến nay những vấn đề này với tư cách là một hưống nghiên cứu quan trọng của khoa học luật hình sự Việt Nam hầu như chưa được làm sáng tỏ thỏa đáng.
4. Các loại văn bản pháp luật hình sự
Theo quan điểm của tác giả, căn cứ vào các quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2020, có thể phân chia các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực hình sự (từ đây sẽ gọi ngắn gọn là các văn bản pháp luật hình sự) ở Việt Nam hiện nay thành ba nhóm văn bản chủ yếu là:
– Các văn bản pháp luật hình sự thực định do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nưốc là Quốc hội (và Ủy ban Thường vụ Quốc hội) ban hành như: Bộ luật Hình sự năm 2015, các đạo luật hình sự đơn lẻ (gồm Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong lĩnh vực hình sự). Nhiều khi chính những văn bản pháp luật hình sự thực định thuộc nhóm thứ nhất này còn được gọi chính xác hơn là các văn bản lập pháp hình sự. Như vậy, cả ba Bộ luật Hình sự năm 1985, 1999 và 2015 của Việt Nam đã được nghiên cứu trên đây là thuộc nhóm văn bản pháp luật hình sự thực định này và chính vì vậy, đôi khi cũng có thể gọi chúng là văn bản lập pháp hình sự năm 1985, văn bản lập pháp hình sự năm 1999 và văn bản lập pháp hình sự năm 2015 (vì tất cả ba văn bản lập pháp hình sự này đều do cơ quan lập pháp cao nhất của Nhà nước là Quốc hội ban hành).
– Các văn bản pháp luật hình sự do các cơ quan hành pháp của Nhà nước ban hành như: Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư của các Bộ trong lĩnh vực hình sự (các văn bản này có chứa các quy phạm pháp luật hình sự).
– Các văn bản pháp luật hình sự do các cơ quan tư pháp của Nhà nưốc ban hành như: Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tôì cao, Thông tư, Thông tư liên tịch, Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hay của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (vì các văn bản này có chứa các quy phạm pháp luật hình sự).
Như vậy, những nội dung được phân tích trên đây đã cho phép khẳng định sự cần thiết và tính cấp bách của việc phân tích khoa học dưới góc độ lập pháp hình sự những vấn đề về kỹ thuật lập pháp hình sự để bảo đảm cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành được tốt hơn.
5. Sự cần thiết của việc tiếp tục hoàn thiện kỹ thuật lập hệ thống pháp luật hình sự thực định
Căn cứ vào sự thừa nhận chung của các chuyên ngành pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói chung và pháp luật hình sự nói riêng, cũng như thực trạng hiện nay của pháp luật hình sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự trong công cuộc phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật thời gian qua, tác giả cho rằng cần phải tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp hệ thống Phần chung pháp luật hình sự thực định Việt Nam trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Vấn đề này cần được phân tích khoa học dựa trên các nhu cầu, đòi hỏi tương ứng với ba bình diện đã thừa nhận chung của ngành luật hình sự là lý luận, lập pháp và thực tiễn.
– Về mặt lý luận: Kể từ sau khi thông qua Bộ luật Hình sự năm 2015 đến nay trong khoa học luật hình sự Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu khác nhau đề cập những vấn đề về hoàn thiện các quy phạm của pháp luật hình sự hiện hành. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, xung quanh những vấn đề tiếp tục hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên khảo nào đề cập một cách sâu sắc và toàn diện. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để làm sáng tỏ về mặt lý luận những vấn đề hoàn thiện về kỹ thuật lập pháp của hệ thống các quy phạm pháp luật hình sự thực định Việt Nam hiện hành là rất cấp bách và cần thiết.
– Về mặt kỹ thuật lập pháp: Do Bộ luật Hình sự năm 2015 hiện hành còn tồn tại nhiều khiếm khuyết nên nhiều quy định chưa đáp ứng được đầy đủ tất cả 05 tiêu chí cơ bản, tối thiểu và bắt buộc chung của một văn bản lập pháp hình sự ưu việt trong nhà nước pháp quyền (nhất là ba tiêu chí cơ bản cần phải được bảo đảm tốt hơn cả như: chặt chẽ về mặt cấu trúc, nhất quán về mặt logic pháp lý và, chính xác về mặt khoa học).
– Về mặt thực tiễn: Do các nhược điểm về kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã phân tích ở trên nên trong thực tiễn tư pháp hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự ở Việt Nam thời gian qua (cụ thể là trong suốt gần 30 năm kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 có hiệu lực, các cơ quan bảo vệ pháp luật trên cả nước vẫn chưa hề truy cứu được trách nhiệm hình sự bất kỳ một pháp nhân thương mại phạm tội nào.
Trân trọng!